Loại quả giúp ngăn ngừa ung thư, cải thiện miễn dịch, tiêu hóa đang "nổi rần rần" với món gỏi gà tại Việt Nam

Mỹ Diệu | 01-05-2023 - 09:48 AM

(Tổ Quốc) - Gỏi gà măng cụt gần đây trở thành món ăn được nhiều người săn đón bởi hương vị chua ngọt tự nhiên của miếng măng cụt non trộn lẫn sớ thịt gà xé mềm mọng cùng nước nộm. Nhưng ít ai biết, măng cụt còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người dùng.

Xưa nay, chúng ta thường ăn măng cụt khi quả đã chín, chuyển từ vỏ xanh thành vỏ đỏ tía, khi bóc ra có các múi trắng ngà, mùi thơm ngọt thanh, đôi khi chua nhẹ. Tuy nhiên, trong thời gần đây, dường như một cách thưởng thức mới với trái măng cụt đã được tìm ra, đó là dùng măng cụt non trộn gỏi.

Để làm được món này, người ta phải chọn những trái măng cụt già, vỏ xanh và chưa chín để có độ giòn, vừa chua vừa ngọt. Sau khi lột bỏ lớp vỏ bên ngoài của măng cụt, người làm phải khéo léo dùng dao để cắt tỉa nốt các phần bỏ thừa ở giữa các múi, rửa cho sạch mủ đồng thời tạo hình để miếng măng cụt sau khi cắt nhỏ ra sẽ có hình bông hoa đẹp mắt. Trước khi đem trộn, chúng ta có thể để măng cụt vào tủ lạnh cho thêm độ giòn ngon.

3

Cách ăn đa dạng là vậy nhưng dù ăn theo cách nào thì măng cụt cũng đem đến những lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho cơ thể của bạn.

1. Chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm, chống lão hóa

Chất chống oxy hóa có khả năng trung hòa mạnh tác dụng phá hoại tiềm tàng của các gốc tự do hoặc một phân tử liên quan đến một số bệnh mãn tính. Và thật may mắn, măng cụt chứa folate, flavone và vitamin C, tất cả đều có đặc tính chống oxy hóa.

Măng cụt chứa xanthones, ngoài đặc tính chống oxy hóa, còn có đặc tính chống viêm. Măng cụt cũng có nhiều chất xơ, có thể làm giảm phản ứng viêm của cơ thể.

Thêm vào đó, do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, măng cụt, khi được điều chế thành chiết xuất măng cụt, có thể giúp bảo vệ da khỏi tác hại do ánh nắng mặt trời gây ra. Nó cũng có thể góp phần làm giảm các dấu hiệu lão hóa.

2. Hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, thúc đẩy sức khỏe tim mạch

Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh đòi hỏi một chế độ ăn uống lành mạnh, chất xơ và vitamin C, những chất cần thiết cho hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể của bạn, được tìm thấy trong măng cụt. Măng cụt cũng được cho là có đặc tính kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn có hại trong cơ thể bạn.

Nghiên cứu cho thấy chiết xuất măng cụt có khả năng làm giảm LDL, cholesterol xấu và chất béo trung tính, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, nó cũng có thể giúp tăng HDL, cholesterol tốt trong cơ thể bạn.

Bên cạnh đó, măng cụt được cho là cải thiện lưu thông máu, có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh như xơ vữa động mạch. Ngoài ra, lưu lượng máu đến mắt được cải thiện cũng có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh đục thủy tinh thể.

3. Giúp làn da khỏe mạnh

Người ta tin rằng tác dụng chống viêm của măng cụt có lợi cho khả năng chuyển hóa chất béo của cơ thể, về cơ bản giúp ngăn ngừa tăng cân. Mặc dù nó không phải là một phương thuốc kỳ diệu để giảm cân, nhưng nó có thể hữu ích như một phần của chế độ ăn kiêng và tập thể dục lành mạnh.

4. Tăng cường sức khỏe não bộ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất măng cụt có thể giúp duy trì sức khỏe não bộ trong thời gian dài. Chiết xuất măng cụt được cho là giúp giảm viêm não, ngăn ngừa suy giảm tinh thần và có khả năng làm giảm các triệu chứng liên quan đến trầm cảm.

5. Giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Các hợp chất xanthone có trong măng cụt có khả năng duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định. Những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường có thể được hưởng lợi từ việc dùng chiết xuất măng cụt để giảm tình trạng kháng insulin.

2

6. Hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa

Vì măng cụt rất giàu chất xơ, không có gì ngạc nhiên khi một trong nhiều lợi ích của nó là hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa. Một chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp giữ cho ruột của bạn hoạt động đều đặn, hiệu quả.

7. Giảm nguy cơ mắc ung thư

Các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của măng cụt có tiềm năng giúp chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng xanthone có thể giúp giảm sự phát triển của các tế bào ung thư.

Nguồn và ảnh: Redbook

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM