Lộ điểm yếu này trước Trung Quốc, Mỹ sẽ đại bại trong cuộc đại chiến của thế kỷ 21?

Hoài Giang | 01-10-2020 - 11:19 AM

(Tổ Quốc) - Trung tướng David W. Barno và Tiến sĩ Nora Bensahel cho rằng Quân đội Mỹ không thể chiếm ưu thế trong các cuộc chiến của thế kỷ 21 trước Nga và Trung Quốc.

Hôm 29/9, tờ War on the Rocks đăng tải bài phân tích nhan đề: "Falling into adaptation gap" (tạm dịch: Rơi vào một khoảng không và phải thích ứng) của các tác giả David Barno và Nora Bensahel.

Nhằm đem lại cho độc giả cái nhìn đa chiều, đặc biệt là từ chính nước Mỹ về khả năng xảy ra xung đột lớn trong tương lai giữa họ và Nga - Trung Quốc, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Quân đội Mỹ thể chiếm ưu thế trong các cuộc chiến của thế kỷ 21 hay không?

Chúng tôi (các tác giả) đã phải dành 4 năm qua để suy nghĩ về câu hỏi liệu Quân đội Mỹ có đủ thích ứng để chiếm ưu thế trong các cuộc chiến của thế kỷ 21 hay không.

Dựa theo các "ví dụ" từ thế kỷ 20 ở Afghanistan và Iraq, đồng thời đánh giá những thách thức an ninh cấp bách hiện tại. Kết luận của chúng tôi có là rất đáng lo ngại, rằng câu trả lời là không.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates từng lưu ý rằng kể từ Chiến tranh Việt Nam, người Mỹ đã có một "thành tích" về dự đoán cuộc chiến tiếp theo đó là: "chúng ta chưa bao giờ hiểu đúng".

Bị "sa lầy" trong gần 20 năm ở Afghanistan sẽ là một dự đoán "không tưởng" vào đầu năm 2001, tương tự sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014.

Lộ điểm yếu này trước Trung Quốc, Mỹ sẽ đại bại trong cuộc đại chiến của thế kỷ 21? - Ảnh 1.

Bằng việc đàm phán với Taliban, chiến tranh Afghanistan với người Mỹ có lẽ đã sắp kết thúc.

Để đưa ra một dự đoán đơn giản về tương lai hóa ra là quá phức tạp. Điều này phụ thuộc vào các nguyên nhân không xác định, bị ảnh hưởng bởi các sai sót và sai lầm liên quan tới con người khiến mức độ tin cậy thậm chí là quá xa trong hầu hết các dự đoán.

Tuy nhiên, quân đội Mỹ vẫn phải hình dung được các cuộc chiến trong tương lai và một loạt quyết định về chiến lược, xây dựng lực lượng, trang bị vũ khí, học thuyết huấn luyện và chiến đấu cần phải được chuẩn bị.

Nói một cách đơn giản, các nhà lãnh đạo không thể cứ thế đợi cho đến khi cuộc chiến tiếp theo nổ ra. Nhưng ép buộc quân đội cũng phải chuẩn bị cho một hay nhiều cuộc chiến giả định là hoàn toàn sai lầm.

Lịch sử chiến tranh là một điều đáng ngạc nhiên, vì ngay cả những quân đội được huấn luyện tốt nhất cũng phát hiện ra rằng những trận đánh đầu tiên có thể diễn ra theo những cách ngoài dự đoán.

Điều đó có nghĩa là, mục tiêu ưu tiên của Quân đội Mỹ là cần phải có khả năng thích ứng với những hoàn cảnh chiến đấu không lường trước được.

Đó đúng như học thuyết nổi tiếng của nhà sử học người Anh Michael Howard: "Nếu quân đội làm sai, điều đó không quan trọng. Thay vào đó, điều quan trọng là khả năng thực hiện nó nhanh chóng khi thời điểm đến".

Lộ điểm yếu này trước Trung Quốc, Mỹ sẽ đại bại trong cuộc đại chiến của thế kỷ 21? - Ảnh 2.

Hình minh họa.

Thích ứng hay là chết?

Khả năng thích ứng luôn là một thuộc tính thiết yếu của các quân đội thành công trong lịch sử. Nó ngày càng trở nên quan trọng đối với Quân đội Mỹ khi họ phải đối mặt với các cuộc xung đột của thế kỷ 21, vì ít nhất ba lý do.

Thứ nhất: Môi trường chiến đấu trong tương lai vô cùng bất định về chiến lược. Thế cạnh tranh giữa các cường quốc đã quay trở lại khi Trung Quốc và Nga tìm cách định hình lại trật tự từng khu vực - và có thể là toàn cầu để đem lại lợi ích cho họ.

Các quốc gia "hung hăng" trong từng khu vực, như Iran và Triều Tiên, tiếp tục tạo ra những mối đe dọa khó lường.

Các thực thể cả nhà nước và phi nhà nước đang đặt ra cho người Mỹ thách thức về một hình thức xung đột "màu xám", nơi các cuộc đụng độ không rõ ràng nằm dưới ngưỡng của một cuộc chiến tổng lực khiến Mỹ không thể vận dụng tốt ưu thế quân sự.

Hơn nữa, các yếu tố làm mất ổn định toàn cầu như biến đổi khí hậu, đô thị hóa và gia tăng bất bình đẳng có thể dẫn đến tình trạng bất ổn chính trị lan rộng, với những hậu quả chiến lược khó lường.

Lộ điểm yếu này trước Trung Quốc, Mỹ sẽ đại bại trong cuộc đại chiến của thế kỷ 21? - Ảnh 3.

Các lực lượng phi nhà nước giấu mặt sẽ biến chiến tranh tương lai là một "vùng xám".

Thứ hai: Các cuộc chiến trong tương lai sẽ liên quan đến hai chiến trường hoàn toàn mới, ngoài không gian và trên mạng.

Mặc dù các hoạt động thương mại và quân sự đã diễn ra trên các lĩnh vực này trong nhiều thập kỷ, nhưng Mỹ và quân đội các nước khác chủ yếu sử dụng chúng để hỗ trợ các hoạt động trên bộ, trên biển và trên không.

Nhưng rất nhiều công nghệ quân sự quan trọng hiện nay phụ thuộc vào không gian và trên mạng, hai lĩnh vực này chắc chắn sẽ trở thành chiến trường trong bất kỳ cuộc xung đột nào trong tương lai với một đối thủ có đủ công nghệ tinh vi.

Và chiến tranh trên mạng sẽ đặt ra những thách thức đặc biệt, vì nó gần như không bị giới hạn bởi không gian và kích thước - theo nghĩa đen nghĩa là hoạt động quân sự trên mạng sẽ diễn ra với tốc độ ánh sáng.

Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các tác nhân thù địch, từ lực lượng của các quốc gia cho tới một vài tin tặc bất mãn có thể tấn công trực tiếp vào lợi ích của Mỹ mà quân đội không thể can thiệp.

Chiến tranh ngoài không gian và trên mạng sẽ đòi hỏi các lực lượng vũ trang của Mỹ có khả năng thích ứng cao, vì điều đáng buồn là lịch sử chiến tranh mà chúng ta đang có không đưa ra chỉ dẫn về những thách thức có thể xuất hiện.

Lộ điểm yếu này trước Trung Quốc, Mỹ sẽ đại bại trong cuộc đại chiến của thế kỷ 21? - Ảnh 4.

Nga đã tập trung phát triển vũ khí ngoài không gian từ lâu?

Thứ ba: Chúng ta đang sống ở thời kỳ sự thay đổi đang tăng theo cấp số nhân. Các động lực và công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang biến đổi thế giới xung quanh chúng ta với tốc độ chưa từng có.

Ví dụ như việc thiết lập đài truyền thanh phải mất 38 năm để đạt được 50 triệu người dùng, nhưng Facebook đã đạt được con số này chỉ trong 1 năm, Twitter là 9 tháng còn trò chơi Pokémon Go chỉ mất 19 ngày.

Động lực này đang cách mạng hóa nhiều khía cạnh của chính phủ, doanh nghiệp và xã hội - và biến đổi tính chất của chiến tranh.

Sự ra đời của các loại vũ khí mới, như các hệ thống tự hành và không người lái, vũ khí siêu thanh, vũ khí năng lượng định hướng, cùng trí tuệ nhân tạo (AI) đang mang đến những thách thức mới cho các nhà hoạch định chiến lược, khiến cho việc dự đoán chính xác cuộc chiến tiếp theo sẽ diễn ra như thế nào gần như là không thể.

Kết quả là, cái mà chúng ta gọi là "khoảng cách thích ứng" - sự khác biệt giữa cuộc chiến được dự đoán và các cuộc chiến đang diễn ra đang ngày càng lớn.

Tất cả các lực lượng vũ trang trên thế giới đều phải đối mặt với điều này, nhưng với Quân đội Mỹ, thách thức này lớn hơn nhiều so với các "đối thủ tiềm tàng".

Điều này là bởi vì Mỹ vẫn là một cường quốc toàn cầu, trong khi hầu hết các đối thủ đều tập trung vào một khu vực nhất định - ít nhất là vào thời điểm hiện tại.

Những đối thủ tiềm tàng đó có thể tập trung vào việc lập kế hoạch cho một cuộc chiến tranh với Mỹ là kẻ địch chính của họ, trong khi người Mỹ phải lên kế hoạch để đối đầu với tất cả họ - và các thách thức bổ sung do các tác nhân "vô danh" đặt ra.

Ngoài ra, khoảng cách thích ứng đặt ra những vấn đề cụ thể đối với Mỹ bởi vì họ hiện đang tìm cách bảo vệ vị trí của mình và của các đồng minh trong trật tự quốc tế hiện có.

Nhưng những kẻ tìm cách thay đổi trật tự đó thường có lợi thế "được đi trước nước cờ" đáng kể, và có thể sử dụng yếu tố bất ngờ để tấn công, và nhanh chóng phá vỡ (và thậm chí có thể đánh bại) một quân đội có ưu thế vượt trội hơn họ.

Các đối thủ của Mỹ trong tương lai có thể kết luận rằng chiến lược tốt nhất của họ liên quan đến việc buộc Quân đội Mỹ phải đối mặt với một kẻ địch có thể tấn công nhanh theo những cách đầy bất ngờ.

Lộ điểm yếu này trước Trung Quốc, Mỹ sẽ đại bại trong cuộc đại chiến của thế kỷ 21? - Ảnh 5.

Các UAV "tàng hình" của Trung Quốc là một ẩn số nếu xung đột với Mỹ nổ ra.

Kết luận

Chúng tôi đã dành một phần lớn nghiên cứu của mình về các cuộc chiến gần đây, xem xét nhiều ví dụ khác nhau về thành công và thất bại trong việc thích ứng và nhận thấy Quân đội Mỹ đã làm khá tốt, đôi khi cực kỳ ấn tượng ở cấp độ chiến thuật tại Iraq và Afghanistan.

Những người ở tuyến đầu thường có cách tiếp cận sáng tạo và linh hoạt với những vấn đề rất bất ngờ mà họ phải đối mặt.

Ví dụ như những năm đầu của Chiến tranh Iraq, bộ binh và thủy quân lục chiến (TQLC) đã bị đe dọa bởi các thiết bị nổ tự chế (IED). Bằng cách nâng cấp các xưởng bảo dưỡng để đáp ứng việc sản xuất các lớp giáp đặc biệt - phát minh này của họ đã nhanh chóng lan rộng khắp quân đội.

Một ví dụ đặc biệt ấn tượng khác về khả năng thích ứng đó là khi trực thăng vũ trang Apache tham chiến ở địa hình đồi núi tại Afghanistan vào đầu năm 2002.

Lộ điểm yếu này trước Trung Quốc, Mỹ sẽ đại bại trong cuộc đại chiến của thế kỷ 21? - Ảnh 6.

Các kỹ thuật viên bổ sung đạn 30 mm cho trực thăng vũ trang Apache tại Afghanistan.

Các phi công đã nhanh chóng phát triển các chiến thuật hoàn toàn mới giúp họ biến một chiếc trực thăng được thiết kế cho nhiệm vụ "thọc sâu" thành một phương tiện yểm trợ tầm gần hiệu quả cho binh lính dưới mặt đất.

Tuy nhiên, ở cấp độ cao hơn đã có những thất bại nghiêm trọng về khả năng thích ứng.

Mối đe dọa từ IED đòi hỏi một phương tiện có khả năng bảo vệ thích hợp hơn, vì ngay cả những biện pháp thích ứng tốt nhất ở cấp chiến thuật cũng không thể giảm thiểu hiệu quả mối đe dọa từ chúng.

Tuy nhiên, cả Lục quân và TQLC Mỹ đã phản đối việc mua sắm các xe bọc thép chống mìn (MRAP) cho tới khi Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates phải can thiệp trực tiếp để đảm bảo rằng một số lượng lớn sẽ được mua và gửi đến những người lính đang rất cần chúng.

Một ví dụ chết người tương tự liên quan đến việc Lục quân Mỹ nhiều lần từ chối mua phần mềm tình báo Palantir cho lực lượng của họ ở Afghanistan, mặc dù các đơn vị TQLC và lực lượng đặc biệt đã sử dụng nó thành công để ngăn chặn các cuộc tấn công chết người.

Lộ điểm yếu này trước Trung Quốc, Mỹ sẽ đại bại trong cuộc đại chiến của thế kỷ 21? - Ảnh 8.

Xe bọc thép chống mìn (MRAP) ngày càng trở nên quan trọng trong các cuộc đối đầu không tiếng súng.

Điều này chủ yếu vì nó đe dọa chương trình thu thập tình báo DCGS-A kém hiệu quả hơn nhiều của Lục quân.

Và với tư cách là chỉ huy lực lượng ở Iraq từ năm 2004 đến năm 2007, Tướng George Casey đã nhìn thấy tình hình an ninh ở đó ngày càng đi xuống mà không xem xét lại các giả định cơ bản của mình về chiến dịch chống nổi dậy - điều này khiến nó trở nên hiệu quả là điều không thể.

Kết luận của chúng tôi về tương lai rất nghiêm túc. Chúng tôi xác định nhiều cách mà quân đội Mỹ không đủ thích ứng và đưa ra các đề xuất để cải thiện.

Một số thiếu sót quan trọng nhất bao gồm thiếu sót công tác huấn luyện, đặc biệt là các kịch bản chiến sự có thể đoán trước và các ràng buộc nhân tạo thường ngăn cản tư duy tự do và không khuyến khích sự thích nghi.

Ngoài ra căng thẳng về cơ cấu giữa các chỉ huy tác chiến khi tập trung vào các cuộc chiến đang diễn ra và các cuộc chiến của tương lai, vấn đề với huấn luyện quân sự chuyên nghiệp vô tình có thể ngăn những ý tưởng mới và cuối cùng là việc sợ rủi ro quá mức, đặc biệt là trong các đơn vị đồn trú làm suy yếu nguyên tắc quan trọng của việc chỉ huy sứ mệnh.

Quân đội Mỹ luôn đầu tư mạnh mẽ vào việc chuẩn bị cho tầm nhìn về cuộc chiến tiếp theo, giống như hiện nay họ đang làm trước khả năng bùng phát một cuộc xung đột lớn với Trung Quốc hoặc Nga.

Nhưng cải thiện khả năng thích ứng trong cuộc chiến tiếp theo cũng quan trọng như việc chuẩn bị chiến đấu, và sẽ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết khi khoảng cách thích ứng tiếp tục tăng lên.

Quân đội Mỹ sẽ cần phải thích nghi hơn nhiều nếu họ muốn đối phó thành công những cú sốc và bất ngờ không thể tránh khỏi của cuộc xung đột tiếp theo - đặc biệt nếu đối thủ không phải là Nga hoặc Trung Quốc.

David W. Barno là cựu Trung tướng Lục quân Mỹ.

Tiến sĩ Nora Bensahel hiện là nhà nghiên cứu chiến lược tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Johns Hopkins và nghiên cứu sinh cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Philip Merrill.

Lộ điểm yếu này trước Trung Quốc, Mỹ sẽ đại bại trong cuộc đại chiến của thế kỷ 21? - Ảnh 11.

Một lính Mỹ điều khiển "chó robot" Vision 60.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM