Phương Thành - một học giả nổi tiếng Trung Quốc, cũng là một bô lão chính hiệu, đã nói: "Tôi thường bận cả ngày và bộ não tôi luôn trong trạng thái hoạt động. Nhiều người ở độ tuổi tôi đã mắc chứng mất trí nhớ, nhưng tôi vẫn có thể sử dụng máy tính để viết lách."
Khi được hỏi về bí kíp giữ gìn sức khỏe, ông chỉ trả lời vỏn vẹn một từ: "Bận". Ông Phương cho rằng "Bận" rất tốt cho thể lực và trí não, và "Bận" tốt hơn bất kỳ sản phẩm chăm sóc sức khỏe nào khác.
Rảnh rỗi trong thời gian dài, tâm trí con người sẽ trở nên tiêu cực
Romain Rolland nói: "Gánh nặng lớn nhất trong đời không phải là công việc, mà là sự buồn chán lúc nhàn rỗi". Khi lao đầu vào công việc, chịu nhiều áp lực, mỗi giây phút được nghỉ ngơi với chúng ta mới thật sự quý báu. Ngược lại, nếu cả ngày rảnh rang, không tìm thấy được một công việc để làm thì chẳng mấy chốc người ta sẽ cảm thấy buồn tay buồn chân, khó chịu.
Một người phải bận rộn với công việc của mình thì họ sẽ dành toàn tâm toàn ý vào chúng, còn nếu để thời gian trống quá lâu, đôi khi sẽ khiến con người ta bộc phát suy nghĩ tiêu cực.
Bản chất của con người là không ngừng suy nghĩ, nếu không thể tập trung vào công việc thì bạn sẽ bắt đầu nghĩ về những lo âu, sợ hãi mà trước đó luôn cất sâu trong mình. Những cảm xúc khó lý giải ấy sớm muộn sẽ khiến bản thân bạn trở nên hỗn loạn, tiêu cực.
Một người có thể vui vẻ nhất thời khi nhàn rỗi, nhưng sự lặp lại và trống rỗng sẽ giết chết tâm trí họ một ngày nào đó. Vì thế, tuy công việc có mệt mỏi, tốn sức, khiến ta phải tốn lượng thời gian lớn, thậm chí vắt kiệt sức ta như miếng bọt biển, thế nhưng sự bận bịu này lại giúp ta thấy được cái giá trị mà nó mang lại, giúp ta không cảm thấy tiêu cực về cuộc sống.
"Bận rộn" chính là liều thuốc trường thọ rẻ nhất
Những người bận rộn sẽ cảm thấy hạnh phúc, bởi họ thấy cuộc sống của mình có giá trị hơn khi có nhiều việc phải làm. Có rất nhiều cụ dù tuổi đã xế chiều, nhưng họ vẫn luôn miệt mài với công việc mà mình thích, thay vì ngồi một chỗ để nghỉ ngơi.
Đối với họ, công việc đó không phải là gánh nặng về tiền bạc, mà đó còn là một sở thích, một niềm vui nho nhỏ ở tuổi già. Nhiều người già thậm chí sẽ dậy thật sớm hoặc thức đến khi vạn vật đã trở nên lặng im chỉ để đắm mình vào những công việc.
Quý Tiễn Lâm (Ji Xian-lin) học giả nổi tiếng, giáo sư trường đại học Bắc Kinh đã thọ 98 tuổi. Mỗi ngày vào lúc 4 giờ sáng, phòng làm việc của Quý Tiện Lâm đều sáng đèn. Ông nói: "Thật tốt khi được thức dậy và đi làm!" Dù đã ngoài 90 nhưng ông vẫn làm việc hơn 10 giờ mỗi ngày.
Ông cũng là một người nổi tiếng chấp niệm với "sự bận rộn". Ông buộc bản thân phải làm việc mỗi ngày, và niềm tin của ông là: "Không cho phép một ngày nào được nhàn rỗi."
Tuổi thọ của những "bậc thầy" kể trên khiến vô số người phải ghen tị, nhưng ai cũng không biết rằng sự trường thọ này chính là kết quả của "sự bận rộn".
Có những thứ trong cuộc đời là tất yếu, chẳng hạn như: Thời gian qua đi không trở lại, cơ hội vụt mất không có lần 2... Hãy làm cho mình tốt hơn bằng cách giữ cho mình bận rộn, số phận không bao giờ ưu đãi ai quá nhiều, và hạnh phúc không bao giờ bỏ lỡ một ai.
Khi chúng ta than thở cay đắng về sự bất công của cuộc đời, đó là do chúng ta làm việc chưa đủ chăm chỉ. Khi chúng ta cảm thấy mình chưa đủ may mắn, chỉ là do chúng ta không coi trọng những thứ mình đã có.
Tuy nhiên, khi ta đắm chìm vào công việc, ta sẽ dần quên đi những điều không vui còn vướng mắc trong lòng. Khi ta bận rộn, ta sẽ không còn phải tốn thời gian đoái hoài đến những phiền muộn và nỗi đau trong cuộc sống. Lúc này, ta sẽ thấy bản thân khỏe mạnh là hạnh phúc hơn, "bận" có thể giúp đời sống viên mãn hơn, hãy nhớ rằng ý nghĩa của cuộc sống nằm ở việc không ngừng rèn luyện.
Đạt được sự cân bằng giữa bận bịu và thư giãn
Nhàn rỗi quá lâu thì tâm ắt sinh bệnh. Ngược lại nếu quá bận rộn, thì tâm ta cũng mệt mỏi, căng thẳng không ngừng. Quá nhàn rỗi dễ sinh ra sức ì, làm cho con người suy đồi, không có tinh thần dám nghĩ dám làm, dần dần đánh mất chính mình, đến khi phát giác thì đã quá muộn. Nhưng quá bận rộn sẽ khiến con người ta cảm thấy căng thẳng, nếu không thể giải tỏa được sự mệt mỏi về tinh thần và thể chất, cơ thể sẽ bị quá tải.
Vì thế bản thân mỗi người phải biết cân bằng giữa hai thái cực. Trong cuộc sống, trong bận rộn ắt phải có nhàn nhã. Ta bận rộn cả ngày thật dài để có thể thư giãn buổi hoàng hôn với gia đình.
Làm thế nào để khiến mình bận rộn hơn?
Dậy sớm
Nếu để ý, ta sẽ thấy hầu như không có người sống thọ nào ngủ muộn, cuộc sống của họ vô cùng quy củ, họ ngủ khi nên ngủ, thức khi nên thức, công việc và cuộc sống của họ rất nề nếp./span>
Đi dạo phố, dạo công viên giúp khuây khỏa đầu óc
Nếu ngày nào cũng buồn chán ở nhà, trong lòng nhất định sẽ phiền muộn. Nếu muốn có khoảng thời gian vui vẻ, bạn có thể ra ngoài đi dạo để hít thở không khí trong lành. Khi thời tiết tốt có thể chạy bộ hoặc bơi, chơi bóng, vận động cơ thể.
Luôn tìm kiếm những điều lý thú
Tuổi nghỉ hưu là thời gian để chúng ta tận hưởng, ngồi ăn bánh uống trà, tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể học hỏi một số kĩ năng, hoặc tìm tòi một vài sở thích để thử thách khả năng và trí tuệ của mình, thói quen vừa giúp ta giải trí, vừa giúp đầu óc trở nên minh mẫn hơn dù ở tuổi xế chiều.
Không ngừng học hỏi
Đọc và học là trò chuyện với trí tuệ, thói quen này không chỉ giúp ta duy trì trí nhớ và nhận thức, mà còn là cách giúp chúng ta có thể trở nên thú vị hơn.