“Liên kết các hoạt động sản xuất của nông hộ vào chuỗi thương mại cung ứng bò thịt tại Việt Nam” tại Hưng Yên

Quang Vũ | 06-11-2024 - 15:00 PM

Dự án giúp cải thiện và nâng cao mối liên kết giữa các hộ chăn nuôi, doanh nghiệp và các tác nhân trong chuỗi thương mại cung ứng bò thịt tại Úc và Việt Nam, đồng thời cải thiện sinh kế cho các hộ chăn nuôi trong quá trình tham gia chuỗi cung ứng bò thịt thương mại ở Việt Nam.

Dự án "Liên kết các hoạt động sản xuất của nông hộ vào chuỗi thương mại cung ứng bò thịt tại Việt Nam" (Integrating smallholder households and farm production systems into commercial beef supply chains in Vietnam), mã dự án AGB/2020/189, là một dự án nghiên cứu hợp tác giữa Đại học Tasmania (UTAS), Úc với Viện Chăn nuôi (NIAS), Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA), và Trung tâm Phát triển nông thôn (CRD), Trường Đại học Nông Lâm Huế, được tài trợ bởi Chính phủ Australia thông qua Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR). Bộ môn Quản lý kinh tế (trước đây là bộ môn Phân tích định lượng) (Bộ môn) (thuộc nhóm nghiên cứu mạnh Liên kết kinh tế và phát triển thị trường), Khoa Kinh tế và Quản lý (trước đây là Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn) (Khoa), Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong các đối tác chính.

Mục tiêu của dự án là cải thiện và nâng cao mối liên kết giữa các hộ chăn nuôi, doanh nghiệp và các tác nhân trong chuỗi thương mại cung ứng bò thịt tại Úc và Việt Nam, đồng thời thông qua việc tiếp cận các mô hình kinh doanh để cải thiện sinh kế cho các hộ chăn nuôi trong quá trình tham gia chuỗi cung ứng bò thịt thương mại ở Việt Nam. Trong các tỉnh mà dự án triển khai thì Hưng Yên là một trong những tỉnh nhóm dự án của Học viện Nông nghiệp Việt Nam triển khai rất nhiều hoạt động.

Khi bắt đầu dự án, ngay từ đầu năm 2024, để nắm bắt được tỉnh hình chăn nuôi chung của tỉnh Hưng Yên thì các chuyên gia, nhà khoa học của dự án đã triển khai nhiều hoạt động xuống địa bàn để trao đổi và thu thập các thông tin chung về chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh trong những năm qua. Tháng 5/2024, Dự án đã tổ chức một số hoạt động thảo luận với lãnh đạo của địa phương để lựa chọn các điểm nghiên cứu để dự án triển khai các hoạt động thu thập thông tin, số liệu phục vụ các mục tiêu của dự án.

“Liên kết các hoạt động sản xuất của nông hộ vào chuỗi thương mại cung ứng bò thịt tại Việt Nam” tại Hưng Yên - Ảnh 1.

Các chuyên gia, nhà khoa học từ Đại học Tamania (Úc), Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA), Viện Chăn nuôi (NIAS), Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung (CRD họp và trao đổi với lãnh đạo địa phương về tình hình chăn nuôi bò thịt của Hưng Yên

Ông Lê Trung Cần, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên có ý kiến: bò thịt được xác định là một trong những đối tượng chủ lực trong phát triển chăn nuôi của Hưng Yên, đặc biệt là ở những vùng ven đê. Tổng đàn trâu, bò của tỉnh là trên 35 nghìn con trâu, bò, trong đó bò thịt chiếm khoảng 65% tổng đàn. Bò thịt chất lượng cao đang ngày càng chiếm số lượng lớn trong tổng đàn gia súc của tỉnh. Trong đó thành phố Hưng Yên (với trọng tâm là xã Phú Cường, xã Hùng Cường) là một trong những địa phương có tổng đàn bò lớn nhất cả tỉnh và huyện Tiên Lữ cũng là một trong những địa phương có ngành chăn nuôi bò tương đối phát triển. Tuy Hưng Yên có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi gia súc như: Địa hình bằng phẳng, có nhiều bãi chăn thả tự nhiên ở các xã ven đê, nguồn thức ăn tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp dồi dào. Ngoài ra, bò dễ nuôi, ít chịu rủi ro về dịch bệnh, sản phẩm dễ tiêu thụ, lợi nhuận cao, ... nhưng việc thực hiện liên kết các hộ nông dân vào chuỗi cung ứng bò thịt ở tỉnh còn nhiều hạn chế. Do vậy, hy vọng Dự án "Liên kết các hoạt động sản xuất của nông hộ vào chuỗi thương mại cung ứng bò thịt tại Việt Nam" phần nào thúc đẩy các mối liên kết và phát triển hơn nữa chăn nuôi bò thịt của tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.

“Liên kết các hoạt động sản xuất của nông hộ vào chuỗi thương mại cung ứng bò thịt tại Việt Nam” tại Hưng Yên - Ảnh 2.

Ông Lê Trung Cần, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên, phát biểu chia sẻ các thông tin về chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Sau khi thảo luận với lãnh đạo địa phương, nhóm dự án đã xác định lựa chọn thành phố Hưng Yên (xã Phú Cường, Hùng Cường) và huyện Tiên Lữ được nhóm dự án lựa chọn là 2 điểm nghiên cứu của dự án để triển khai thu thập các thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu của dự án.

Tháng 7 và tháng 8 năm 2024, nhóm nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng đã triển khai nhiều hoạt động để tiến hành thu thập tình hình chăn nuôi bò, liên kết của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên như hoạt động thảo luận nhóm với hộ nông dân, phỏng vấn sâu một số hộ nông dân, phỏng vấn sâu các tác nhân cung cấp đầu vào (cung cấp thức ăn chăn nuôi, cung cấp thuốc thú y, thu gom, giết mổ, cung cấp rơm,…) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Sau khi đánh giá nhanh được thực trạng chăn nuôi và liên kết trong chuỗi cung ứng bò thịt ở Hưng Yên, nhóm dự án đã tiến hành xây dựng bộ câu hỏi và tiến hành điều tra, khảo sát thu thập trực tiếp các hộ nông dân trên nuôi bò để có bộ số liệu, thông tin phục vụ các mục tiêu nghiên cứu tiếp theo của dự án. Các số liệu, thông tin sau khi thu thập được sẽ được nhóm nghiên cứu phân tích và lựa chọn các can thiệp tiếp theo của dự án.

“Liên kết các hoạt động sản xuất của nông hộ vào chuỗi thương mại cung ứng bò thịt tại Việt Nam” tại Hưng Yên - Ảnh 3.

Thảo luận nhóm với các hộ chăn nuôi bò ở xã Phú Cường, thành phố Hưng Yên

“Liên kết các hoạt động sản xuất của nông hộ vào chuỗi thương mại cung ứng bò thịt tại Việt Nam” tại Hưng Yên - Ảnh 4.

Thảo luận nhóm với các hộ chăn nuôi bò ở xã Lệ Xá, huyện Tiên Lữ

“Liên kết các hoạt động sản xuất của nông hộ vào chuỗi thương mại cung ứng bò thịt tại Việt Nam” tại Hưng Yên - Ảnh 5.

Phỏng vấn sâu (KII) với hộ chăn nuôi ở xã Hùng Cường, thành phố Hưng Yên

“Liên kết các hoạt động sản xuất của nông hộ vào chuỗi thương mại cung ứng bò thịt tại Việt Nam” tại Hưng Yên - Ảnh 6.

“Liên kết các hoạt động sản xuất của nông hộ vào chuỗi thương mại cung ứng bò thịt tại Việt Nam” tại Hưng Yên - Ảnh 7.

Điều tra, khảo sát thực tế tại các hộ chăn nuôi ở thành phố Hưng Yên

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tết an vui với ưu đãi miễn phí bảo dưỡng từ Panasonic

Dịp cuối năm là thời điểm mỗi gia đình đều chú trọng tân trang cho ngôi nhà của mình cũng như quan tâm đến sức khỏe cho các thành viên. Hiểu được mong muốn đó, Panasonic triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường niên 2024 với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn và cả nhà chuẩn bị một mùa Tết khỏe mạnh và an lành.