Tại diễn đàn "Khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam 2023: Xu hướng và thị trường bán lẻ" vào 06/2023, Bà Đặng Thúy Hà - Giám đốc nghiên cứu hành vi khách hàng của NielsenIQ Việt Nam nhận định người tiêu dùng ngày càng chú trọng yếu tố bền vững khi mua sắm. Với nhiều người, việc chi tiền cho các sản phẩm bền vững - như một cách để họ cảm thấy đang đóng góp vào quá trình giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.
Ngành thời trang và chăn ga gối đệm không nằm ngoài xu hướng này. Trong đó, vải Tencel Lyocell (hay gọi ngắn là Tencel) trở thành chất liệu được nhiều thương hiệu và người tiêu dùng có chủ đích ưa chuộng.
Tencel Lyocell là loại vải có độ linh hoạt và thoải mái cao, được công nhận và bảo chứng về tính bền vững trên toàn cầu.
Lịch sử đằng sau tên gọi "vải Tencel"
Trước khi được gọi phổ biến là "vải Tencel" hay "vải Tencel Lyocell", chất liệu này được biết đến là "Lyocell". Lyocell là nhãn hiệu chung để chỉ quy trình sản xuất sợi xenlulozơ (cellulose), được định nghĩa bởi Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC). Quy trình Lyocell được phát triển từ năm 1972 tại Mỹ, nhưng không thành công khi thương mại hóa. Những năm 1980, bằng sáng chế quy trình Lyocell đã được cấp phép cho công ty Courtaulds Fibers (Anh) và tập đoàn Lenzing AG (Áo).
Loại vải được tạo ra từ quy trình Lyocell lúc bấy giờ được Courtaulds gọi là "vải Tencel", được đón nhận rộng rãi ở thị trường Anh với sản lượng tiêu thị hàng trăm nghìn tấn. Những năm 1990 - 2000, sau nhiều thỏa thuận, Lenzing AG đã nắm quyền quản lý thương hiệu vải Tencel Lyocell cùng các nhà máy sản xuất. Từ năm 2004, Tập đoàn đến từ Áo liên tục nghiên cứu và phát triển thương hiệu vải Tencel. Năm 2013, vải Tencel trở thành "con gà đẻ trứng vàng" cho việc kinh doanh của Lenzing AG, được sử dụng nhiều trong các sản phẩm cao cấp của nhiều thương hiệu đa lĩnh vực trên toàn cầu: thời trang, may mặc tiêu dùng, chăn ga, nội thất…
Thương hiệu Tencel của tập đoàn Lenzing AG nổi tiếng khắp thế giới từ 2013.
Quy trình sản xuất tạo thành "vòng tròn bền vững"
Về cơ bản, Tencel Lyocell là loại vải sinh học được sản xuất từ xenlulozơ (cellulose) - một chất thường được chiết suất từ bột gỗ của các loại cây tự nhiên như bạch đàn, khuynh diệp… Sau khi vỏ gỗ của các loại cây này được sơ chế và nghiền thành bột, bột gỗ sẽ tiếp tục được kéo thành sợi xơ bằng công nghệ Nano. Một vài loại dung môi không độc hại được sử dụng để loại bỏ các amin oxit trước khi dệt thành tấm vải Tencel hoàn chỉnh.
Có hai điểm khác biệt chính của Tencel Lyocell với hầu hết các loại vải làm từ sợi gỗ khác: Đầu tiên là ở công đoạn xử lý hóa học, quy trình sản xuất khép kín đảm bảo rằng gần như toàn bộ dung môi được sử dụng đều được thu hồi và tái sử dụng - lên đến 99% (theo Lenzing AG).
Thứ hai, vải Tencel được làm từ bột gỗ của các loại cây có nguồn gốc rõ ràng, từ các đồn điền trồng cây đạt chuẩn PEFC hoặc FSC - hai chứng chỉ về rừng bền vững uy tín toàn cầu. Ngoài ra, do có nguồn gốc từ thực vật, sợi vải Tencel cũng có khả năng phân hủy sinh học khi không bị pha trộn quá phức tạp với các loại sợi tổng hợp khác (ví dụ như nylon).
Tóm gọn quy trình "biến đổi" từ nguyên liệu làm ra vải Tencel, lần lượt: rừng, gỗ, bột gỗ, sợi xơ
Nhìn chung, vải Tencel được tạo ra theo một "vòng tròn bền vững" khép kín, không chỉ thân thiện với môi trường mà còn cho phép sản xuất sợi Tencel chất lượng cao, bền và mềm. Trong sản xuất, Tencel tiêu tốn năng lượng và nước hơn so với sợi bông thông thường. Vốn vải Tencel cũng có màu trắng nguyên bản khi sản xuất nên không cần tẩy hay nhuộm trắng. Và khi hết vòng đời sử dụng, chất liệu này có thể tự phân hủy và trở lại với tự nhiên.
Đặc tính vượt trội được công nhận rộng rãi
Bên cạnh câu chuyện về tác động đến môi trường, vải Tencel còn được ưa chuộng vì thực sự "tốt gỗ tốt cả nước sơn". Chính trang chủ Lenzing AG mô tả Tencel là loại vải mang đến "cảm giác mềm mại, mịn màng, hút ẩm, thoáng khí tự nhiên" khi ứng dụng lên bất kỳ sản phẩm nào - may mặc hay đồ dùng gia đình. Trải nghiệm người dùng càng thêm phần thoải mái khi Tencel không gây kích ứng da, kể cả với da nhạy cảm. Vì thoáng khí hơn và ít bị vi khuẩn gây mùi phát triển nên vải Tencel rất lý tưởng cho các sản phẩm gắn liền có mức độ sử dụng thường xuyên như đồ thể thao, chăn ga gối đệm…
Mặc dù các sản phẩm từ Tencel có thể có giá thành cao hơn so với các loại vải thông thường, nhưng về lâu dài, chúng được nhiều người đánh giá là khoản đầu tư xứng đáng. Chi phí tăng thêm phản ánh cam kết về chất lượng, độ bền và tính bền vững của những thương hiệu sử dụng vải Tencel từ Lenzing AG trong sản phẩm của họ.
Khả năng phục hồi vốn có của Tencel Lyocell sẽ đảm bảo cho bộ quần áo, chăn ga gối đệm của bạn sẽ chịu được thử thách của thời gian, giảm nhu cầu thay thế thường xuyên.
Hơn nữa, tính bền vững trong quá trình sản xuất Tencel góp phần tạo nên một hệ sinh thái may mặc tiêu dùng có trách nhiệm hơn. Bằng cách chọn Tencel, bạn không chỉ sở hữu một bộ quần áo đẹp, một bộ chăn ga bền, mà là bạn còn đang đóng góp cho tương lai xanh hơn.
Tại Việt Nam, Everon là thương hiệu chăn ga gối đệm tiên phong trên thị trường ứng dụng vải Tencel từ Tập đoàn Lenzing AG (Áo). Thương hiệu Everon được đề cập và xuất hiện trên trang chủ của Lenzing AG với tư cách là Đối tác trực tiếp - vị trí dành cho những doanh nghiệp có sản phẩm làm từ vải Tencel Lenzing nhập khẩu chính hãng.
Sau gần 30 năm chăm sóc giấc ngủ cho hàng triệu gia đình Việt, Everon tiếp tục hướng đến tầm nhìn là doanh nghiệp bền vững với các sản phẩm & dịch vụ nhằm mang lại những đóng góp có ý nghĩa cho môi trường và cộng đồng. Tìm hiểu những mẫu chăn ga gối đệm được ứng dụng từ vải Tencel của Everon tại đây.