Lẩu là tinh hoa của mùa lạnh nhưng có 3 kiểu người nếu ăn nhiều sẽ cực có hại, chẳng khác nào tự "uống thuốc độc" vào người

Minh Võ | 06-12-2021 - 11:59 AM

(Tổ Quốc) - Lẩu là món ngon được nhiều gia đình lựa chọn khi có dịp họp mặt, đặc biệt là vào mùa đông. Tuy nhiên 3 nhóm người sau cần hạn chế và ăn đúng cách kẻo "ôm bệnh vào thân".

Vào trời đông giá rét có lẽ không có gì ngon, ấm cúng hơn một nồi lẩu nóng bên gia đình và bạn bè thân thiết. Món ăn này dần được mọi người ưa chuộng vì thỏa mãn được sở thích ăn uống của nhiều thế hệ, kèm theo không gian quây quần trò chuyện với nhau. Lẩu cũng là tập hợp của nhiều loại thực phẩm nên rất bổ dưỡng với sức khỏe.

Lẩu là tinh hoa của mùa lạnh nhưng có 3 kiểu người ăn cực kỳ hại, chẳng khác nào tự "uống thuốc độc" vào người - Ảnh 1.

Lẩu là món ăn được nhiều gia đình ưa chuộng vì tạo nên không khí ấm cúng.

Tuy có nhiều mặt tốt vậy nhưng cần phải lưu ý rằng, ăn lẩu cũng có những quy tắc riêng mà nếu không nắm rõ thì dễ "rước bệnh vào thân". Theo các chuyên gia, có 3 kiểu người được xem như "đại kỵ" với món lẩu, dù chỉ ăn một miếng cũng có nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe:

Những người không nên ăn lẩu kẻo lâm bệnh, hại sức khỏe

1. Phụ nữ mang thai

Theo các chuyên gia, bản chất món lẩu không hề gây hại cho bà bầu nhưng đối tượng này vẫn nên hạn chế ăn. Nguyên do là vì chúng ta thường có thói quen nhúng qua loa thức ăn, thích ăn tái sống nên dễ làm phụ nữ mang thai mắc các bệnh về ký sinh trùng. Lúc này sức đề kháng của bà bầu đang yếu, khiến việc nhiễm sán ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe cả hai mẹ con.

Lẩu là tinh hoa của mùa lạnh nhưng có 3 kiểu người ăn cực kỳ hại, chẳng khác nào tự "uống thuốc độc" vào người - Ảnh 2.

Nhúng đồ không kỹ dễ làm phụ nữ mang thai nhiễm giun sán, tốt nhất cần hạn chế ăn.

Bên cạnh đó, hệ thống tiêu hóa của phụ nữ mang thai cũng rất kém, cơ trơn dạ dày và nhu động ruột bị giảm hoặc yếu đi… trong khi lẩu lại chứa nhiều gia vị. Nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, chị em đang mang thai đừng ăn lẩu nhiều kẻo mắc bệnh thêm.

2. Người bị bệnh gout, tiểu đường, cao huyết áp

Nguyên liệu dùng để làm món lẩu rất phong phú: Từ rau củ, hải sản, thịt gà, thịt bò, thịt heo… đều có đủ trong 1 nồi lẩu. Tuy nhiên đây lại là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều purine và cholesterol không phù hợp với 3 nhóm bệnh gout – tiểu đường – cao huyết áp. Càng ăn thì bệnh lại càng nghiêm trọng.

Ngoài ra, trong nước lẩu cũng thường có quá nhiều dầu mỡ và gia vị, khiến người mắc bệnh gout dễ dàng bùng phát bệnh ngay sau đó. Nếu muốn ăn thì hãy chọn những loại lẩu thanh đạm, lẩu rau củ quả để an toàn với sức khỏe.

Lẩu là tinh hoa của mùa lạnh nhưng có 3 kiểu người ăn cực kỳ hại, chẳng khác nào tự "uống thuốc độc" vào người - Ảnh 3.

Người bệnh gout, tiểu đường... nên chọn những loại lẩu chay để an toàn sức khỏe.

3. Người có bệnh dạ dày, tiêu hóa kém

Trong nước lẩu thường bị cho thêm nhiều ớt, tiêu… để tăng mùi thơm và kích thích vị giác. Tuy nhiên, các loại gia vị này sẽ làm tổn hại đến lớp niêm mạc dạ dày, làm mất protein trong dạ dày và dẫn đến hiện tượng viêm loét. Lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng nặng nề cho những người bị bệnh dạ dày và hệ tiêu hóa kém, thậm chí là viêm tụy cấp tính và chảy máu dạ dày, thủng dạ dày…

Nhìn chung, nhóm người có bệnh về tiêu hóa tuyệt đối không ăn những món lẩu kim chi, lẩu Thái chua cay, lẩu gà ớt hiểm… vì sẽ làm bệnh tình trầm trọng hơn. Thay vào đó hãy chọn những loại lẩu chay, lẩu nấm và tránh ăn quá cay là an toàn với sức khỏe.

Lẩu là tinh hoa của mùa lạnh nhưng có 3 kiểu người ăn cực kỳ hại, chẳng khác nào tự "uống thuốc độc" vào người - Ảnh 4.

Lẩu thường cho nhiều ớt nên hãy cẩn thận khi ăn, dễ ảnh hưởng đến dạ dày.

Bí quyết để ăn lẩu mà không lo rước bệnh vào thân

Nhiều người chọn món lẩu cho bữa ăn đông người nhưng lại mắc những sai lầm nghiêm trọng khi ăn, vô tình gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Chính vì thế hãy lưu ý một số điều sau để ăn lẩu an toàn hơn:

- Chúng ta thường ăn lẩu với những món thịt sống, cá sống và rau sống. Nếu vệ sinh và nấu không kỹ sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh, làm cơ thể nhiễm ký sinh trùng. Vậy nên cần phải nấu thật sôi trong khi ăn để đạt hiệu quả khử trùng.

- Nước dùng lẩu tốt nhất là khi vừa chế biến xong, không nên để qua đêm rồi hâm lại vì nó đã biến chất, ăn vào dễ gây ảnh hưởng sức khỏe.

- Không ăn khi lẩu đang quá nóng để tránh tổn thương miệng và niêm mạc thực quản. Ăn lẩu nóng còn gây hại cho răng, nướu và gây bệnh đau răng dị ứng.

Lẩu là tinh hoa của mùa lạnh nhưng có 3 kiểu người ăn cực kỳ hại, chẳng khác nào tự "uống thuốc độc" vào người - Ảnh 5.

Ăn lẩu cũng có một số quy tắc nhất định để bảo vệ sức khỏe, bạn cần lưu ý.

- Không ăn lẩu trong thời gian dài vì nó làm dịch dạ dày, dịch tụy, mật và các tuyến tiêu hóa khác gặp trục trặc. Cuối cùng dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đau bụng và tiêu chảy.

- Hạn chế cho cùng một lúc quá nhiều nguyên liệu vào nồi lẩu khi ăn. Lúc này nhiệt lượng sẽ phân bố không đều, nếu không được làm chín kỹ sẽ tăng nguy cơ mắc ký sinh trùng gây hại cho hệ tiêu hóa.

Theo Scienceinfo, Foodsafety

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM