Trong một hồ sơ xin việc thông thường, các thông tin như tên tuổi, sở thích, kỹ năng chuyên môn hay kinh nghiệm làm việc là những điều có thể dễ dàng nhận thấy.
Thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp, các ứng viên mới tiếp tục bộc lộ rõ hơn và năng lực của mình. Công ty nào cũng muốn biết về kỹ năng sở trường, những thành tích từng đạt được, những kinh nghiệm để vượt qua khó khăn… để quyết định ai sẽ là người phù hợp nhất với công việc.
Bên cạnh đó, khía cạnh tính cách, tư duy và tốc độ phản ứng cũng là nhân tố mà các nhà quản lý thường chú ý tới trong cuộc phỏng vấn. Chẳng hạn, một người chủ động chào hỏi, thường xuyên nói “cảm ơn” với mọi người sẽ tạo được thiện cảm tốt hơn.
Do đó, nếu gặp được những câu hỏi bất ngờ, thậm chí có phần “quá đáng” trong một cuộc phỏng vấn, bạn cũng cần bình tĩnh để suy xét: Tại sao HR lại đặt ra câu hỏi này? Họ muốn tìm kiếm điều gì thông qua câu hỏi như vậy?
Trường hợp sau đây là một ví dụ điển hình.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Khi Tiểu Hồng đi phỏng vấn vị trí trợ lý giám đốc, vị sếp nam đã hỏi các ứng viên rằng: “Nếu chúng ta được yêu cầu đi công tác cùng nhau, cả khách sạn chỉ còn 1 phòng, anh/chị có đồng ý không?”
Người đầu tiên trả lời là một thanh niên trẻ: “Tôi hoàn toàn không thấy vấn đề nào cả. Nếu tôi trở thành trợ lý của ngài, đảm bảo để ngài có thể nghỉ ngơi đầy đủ cũng là một phần của công việc. Ngài sẽ ngủ trên giường, còn tôi thì yêu cầu lễ tân chuẩn bị thêm một bộ chăn gối nữa để ngủ trên sofa, hoặc trên sàn phòng đều được. Dù gì tôi cũng là đàn ông, có lợi thế khá lớn về sức khỏe thể chất, sẽ không gây ảnh hưởng đến công việc ngày hôm sau.”
Tuy là người trả lời đầu tiên nhưng ứng viên nam đã phản ứng khá nhanh. Anh ta cho rằng, câu trả lời của mình vừa thể hiện tinh thần trách nhiệm, vừa nhấn mạnh vào ưu thế là thể lực và sức trẻ của mình.
Người phỏng vấn không nói gì mà chỉ gật đầu, sau đó quay sang người ứng viên thứ hai với câu hỏi tương tự.
Người tiếp theo là một người đàn ông trông dày dạn kinh nghiệm. Anh ta bình tĩnh trả lời: “Tôi lựa chọn trực tiếp nhường phòng cho sếp để tôn trọng sự riêng tư tuyệt đối của ngài. Tôi sẽ thương thảo với khách sạn để xem có thể tạm nghỉ ở sảnh chờ hoặc khu vực cho nhân viên hay không.”
Ứng viên tiếp theo là phụ nữ thì tỏ ra bối rối trước câu hỏi này. Sau khi ấp úng một hồi, cô gái này không thể đưa ra câu trả lời thuyết phục.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Điều này càng khiến Tiểu Hồng lo lắng hơn. Đến lượt bản thân, cô cố gắng hít một hơi thật sâu, đứng dậy rồi dõng dạc lên tiếng: “Trước hết, tôi nghĩ, mình cần thể hiện quan điểm cá nhân một cách rõ ràng: Tôi sẽ không ở chung phòng với bất cứ người đàn ông nào không phải người yêu hoặc chồng tôi. Đây là nguyên tắc của tôi nên tôi cũng mong rằng, quý công ty cần một người biết cách xây dựng và giữ vững nguyên tắc của chính mình. Nếu công ty không chấp nhận, tôi xin phép ra về luôn.”
Người phỏng vấn nhướng mày và nói: “Cứ cho là tôi chấp nhận, cô sẽ làm sao?”
Bấy giờ, Tiểu Hồng mới ngồi lại xuống ghế. Cô từ từ bổ sung thêm: “Để giải quyết vấn đề, cách tốt nhất là tôi sẽ đi tìm một khách sạn khác. Chỉ cần không phải thời điểm đặc biệt thì nhất định sẽ có phòng trống phù hợp với yêu cầu của chúng ta. Trong trường hợp không còn lựa chọn nào khác, tôi sẽ mời quản lý nghỉ tại khách sạn, sau đó bản thân đi tìm một quán cafe internet 24/7 gần khách sạn. Đó là vấn đề của riêng tôi và ngài sẽ không phải bận tâm gì tới chuyện này. Nếu cần xử lý công việc, chúng ta hoàn toàn có thể họp online hoặc tôi sẽ quay trở lại khách sạn gặp ngài.”
Sau khi nghe câu trả lời của Tiểu Hồng, người tuyển dụng cảm thấy khá thuyết phục. Vị sếp nam cũng đánh giá cao cách cô tiếp cận vấn đề mà vẫn thể hiện được cá tính của mình.
Rõ ràng, điều mà vị giám đốc đang cần là một nhân viên biết suy nghĩ, có năng lực, sẵn sàng chịu khổ để tập trung vào công việc, không tìm “đường ngang ngõ tắt” hay gây chuyện thị phi. Tiểu Hồng đã đáp ứng được tiêu chuẩn của họ nên được tuyển dụng ngay.
*Theo Knews