Lắng nghe và cùng vượt qua nỗi sợ tâm lý của Gen Z: Đôi khi một câu “Cậu ổn không?” cũng đủ để vỡ òa

Thảo Uyên | 16-07-2022 - 14:21 PM

(Tổ Quốc) - Tập 4 của talkshow GenZ Khôn(G) Lớn, khách mời Nguyễn Thành Vinh - một bạn trẻ bản lĩnh và thành công đã có những chia sẻ sâu sắc về việc lắng nghe Gen Z, thế hệ trẻ năng động, dám xông pha nhưng gặp không ít khó khăn về vấn đề tâm lý.

Với chủ đề Rối loạn lo âu của Gen Z: Mở quá nhiều tab sẽ làm hao pin?, MC Khánh Vy và Thành Vinh có những chia sẻ chân thật nhất xoay quanh vấn đề sức khỏe tâm lý, về những ngày nắng mưa thất thường, hay những hôm tiêu cực không thấy lối ra. Bên cạnh đó, cả hai cùng bàn luận về giải pháp bảo toàn năng lượng, tìm điểm tích cực từ tiêu cực.

Genz Khôn(G) Lớn #4: Rối loạn lo âu của genZ: Mở quá nhiều tab sẽ làm hao pin?

Vấn đề tâm lý có thể đến từ bất cứ đâu

Có công việc đầu tiên từ khi ngồi trên ghế nhà trường, Thành Vinh (sinh năm 2000) gặt hái được nhiều thành tích dù tuổi đời còn nhỏ. Cậu bạn như đại diện cho thế hệ người trẻ hiểu mình muốn gì và làm gì. Bằng chứng, Vinh đang sở hữu loạt page/group Trại tâm thần đa ngôn ngữ với hơn 500k-1 triệu lượt theo dõi. Đây là nơi chia sẻ niềm vui, những câu quotes giản dị được các bạn Gen Z yêu thích.

Thế nhưng đằng sau những điểm cộng dành cho sự nghiệp và học tập, Thành Vinh cũng có nhiều tâm sự khi đối mặt với căn bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm. Trưởng thành từ sớm, không còn trong vòng tay ba mẹ cậu nhận ra không phải nỗi buồn nào cũng dễ dàng chia sẻ.

Vinh thường có suy nghĩ ngại làm phiền, rằng ai cũng có mối lo riêng, vậy thời gian đâu mà họ dành cho người khác. Việc thu mình vào vỏ bọc, không “thải” ra những điều tiêu cực dễ dàng khiến cậu rơi vào hố đen tâm lý. Thay vì chữa lành, Vinh có xu hướng tìm kiếm lý do, tự gặm nhấm nỗi buồn.

Lắng nghe và cùng vượt qua nỗi sợ tâm lý của Gen Z: Đôi khi một câu “Cậu ổn không?” cũng đủ để vỡ òa - Ảnh 2.

Vấn đề Vinh gặp chỉ là một trong số nhiều lý do tạo nên sự bất ổn tâm lý ở các bạn trẻ. Sức khỏe tinh thần còn có thể bị ảnh hưởng bởi chính những việc diễn ra xung quanh. Theo kinh nghiệm của mình, Thành Vinh chia sẻ vấn đề tâm lý có thể đến từ những điều nhỏ nhất.

Với Gen Z còn ngồi trên ghế nhà trường, nó đến từ áp lực học tập phải đạt được thành tích cao. Với người trưởng thành, áp lực đến từ việc ai cũng kỳ vọng mình phải luôn đúng.

Bất ổn tâm lý còn đến từ áp lực đồng trang lứa hay đến từ những việc xảy ra trong quá khứ gây ảnh hưởng đến bản thân ở hiện tại.

Lắng nghe và cùng vượt qua nỗi sợ tâm lý của Gen Z: Đôi khi một câu “Cậu ổn không?” cũng đủ để vỡ òa - Ảnh 3.

Dấu hiệu nhận biết vấn đề tâm lý

Vì có nhiều thứ tác động nên sức khỏe tinh thần của nhiều người dễ dàng bị ảnh hưởng. Họ thường tự ti, chối bỏ bản thân và sự giúp đỡ của người khác. Các bạn thường tự tạo cho mình vỏ bọc an toàn hay lắng nghe những câu chuyện bất hạnh hơn trên MXH, để thấy câu chuyện của mình chưa là gì cả.

Lắng nghe và cùng vượt qua nỗi sợ tâm lý của Gen Z: Đôi khi một câu “Cậu ổn không?” cũng đủ để vỡ òa - Ảnh 4.

Là người đã và đang chữa trị tâm lý, sau 3, 4 năm gặp bác sĩ, Thành Vinh từng trải qua chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, lưỡng cực, sang chấn. Theo Vinh, để nhận ra mình có gặp vấn đề về tâm lý hay không còn có những dấu hiệu sau:

Dấu hiệu nhẹ:

- Rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn, các bạn thường khó diễn tả, lựa chọn từ ngữ diễn đạt 1 cách mạch lạc dẫn đến nói năng khá lộn xộn.

- Dễ phấn khích thậm chí là vui buồn thay đổi nhanh chóng mặt và khó kiểm soát được trạng thái trên khuôn mặt của mình. Các bạn thường gặp khó khăn trong việc trao đổi suy nghĩ của bản thân.

Dấu hiệu nặng:

- Là những dấu hiệu có ảnh hưởng đến thể chất, có thể nhìn thấy trực tiếp. Thường gặp ở những người có tiền sử sử dụng thuốc an thần được kê đơn của bác sĩ.

- Rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn, phản ứng trực tiếp đến cơ thể như cảm thấy run rẩy toát mồ hôi. Nặng nề hơn là trào ngược không tự chủ được hành vi của bản thân.

- Thường xuyên nghĩ đến và làm những hành động ảnh hưởng đến bản thân.

Lắng nghe và cùng vượt qua nỗi sợ tâm lý của Gen Z: Đôi khi một câu “Cậu ổn không?” cũng đủ để vỡ òa - Ảnh 5.

“Chữa lành” vết thương: tìm tích cực trong điều tiêu cực

Từ những dấu hiệu trên làm sao để “chữa lành” bản thân mình và những người xung quanh?

Khi sức khỏe tinh thần gặp dấu hiệu báo động, bạn cần tìm phương pháp chữa trị phù hợp. Và với những người xung quanh, bạn chần cần lắng nghe và thấu hiểu.

Một trong những cách Thành Vinh lựa chọn và mong muốn chia sẻ cho mọi người: “Khi rơi hoảng loạn, bạn hãy đan chéo và vỗ hai bên bắp tay của của mình. Điều đó cho bản thân cảm giác được an ủi. Hoặc bạn có thể hai tay vỗ hai bên đùi liên tục đến khi bình tĩnh lại. Hít thở sâu 5 lần, trong lúc ấy thực hiện hai hành động trên khiến mình bình tĩnh hơn”.

Ngoài ra, cần bổ sung năng lượng bằng cách thêm sự tích cực vào trong suy nghĩ.

Theo Thành Vinh, tích cực là sự vui vẻ và hạnh phúc, là trong trạng thái được quan tâm che chở, chính mình bảo vệ được mình. MC Khánh Vy lại có suy nghĩ mới mẻ rằng gặp tiêu cực và vượt qua được nó cũng chính là tích cực.

Điều quan trọng nhất, để mang lại sự an yên cho tâm hồn cần dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, quan tâm đến những người mình trân trọng, ghi nhận và được ghi nhận những điều tốt đẹp.

Lắng nghe và cùng vượt qua nỗi sợ tâm lý của Gen Z: Đôi khi một câu “Cậu ổn không?” cũng đủ để vỡ òa - Ảnh 6.

Lắng nghe và cùng vượt qua nỗi sợ tâm lý của Gen Z: Đôi khi một câu “Cậu ổn không?” cũng đủ để vỡ òa - Ảnh 7.

Bên cạnh đó, lắng nghe là việc cần thiết nhất đối với người gặp vấn đề tâm lý.

Có những người xung quanh chúng ta bên ngoài vui tươi nhưng sóng lòng lại chứa đầy nỗi buồn. Để giúp đỡ họ chỉ cần trò chuyện. Thậm chí hỏi một câu đơn giản “Cậu có ổn không?” là đủ khiến người nghe cảm thấy được tin tưởng và có thể chia sẻ.

Một câu “Ổn không?” đến đúng lúc như sự vỡ òa dành cho người nhận. “Sự vỡ òa này có thể là vỡ òa trong những việc mình đang trải qua và vỡ òa vì hạnh phúc khi có người trải lòng cùng mình.” - Khánh Vy nói.

Điều quan trọng, chúng ta cần biết yêu bản thân hơn.

Đối với những bạn có vấn đề về sức khỏe tinh thần, việc yêu bản thân không hề dễ nhưng khi làm được thì nó không còn quá khó khăn. Yêu bản thân bắt đầu từ những cái nhỏ nhặt nhất như đổi kiểu tóc, làm việc mình thích, không cần cần trợ giúp của ai. Không cần dồn ép bản thân vào khuôn phép cứng ngắc mà cứ làm mọi thứ thật nhẹ nhàng và phù hợp với khả năng của mình.

Lắng nghe và cùng vượt qua nỗi sợ tâm lý của Gen Z: Đôi khi một câu “Cậu ổn không?” cũng đủ để vỡ òa - Ảnh 8.

Kết

Ai cũng có những mặt yếu đuối để đối mặt với mọi thứ trong cuộc sống. Chỉ cần bạn ngồi lại và cho mình một khoảng lặng, tạm dừng thời gian để lắng nghe cảm xúc của bản thân là gì. Kể cả cảm xúc có buồn thì hãy ôm ấp, bảo vệ nó như một người bạn tới rồi sẽ đi. Để đến lúc nào đó mọi người sẵn sàng nói “” khi được hỏi “Bạn có hạnh phúc không?”.

GenZ Khôn(G) Lớn là chuỗi series podcast về những câu chuyện xoay quanh GenZ. Tại đây, Host Khánh Vy sẽ cùng khán giả đi tìm câu trả lời cho những vấn đề về cá tính, lối sống, cách định hình bản thân của Gen Z trên hành trình trưởng thành. Với khách mời đa dạng ở nhiều lứa tuổi, lĩnh vực, mức độ trải nghiệm cuộc sống… cho phép Podcast này khai thác được nhiều nội dung hay ho, thú vị về Gen Z.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM