Lần đầu sinh mổ liệu có “khổ” cả mẹ lẫn con như lời đồn?

Ngọc Ái | 31-03-2023 - 08:00 AM

(Tổ Quốc) - Chuyện gì cũng có lần đầu và lần đầu nào cũng đầy bỡ ngỡ, thử thách lẫn vụng về. Bởi vậy, không chỉ các mẹ genZ mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng sẽ khó quên lần đầu làm mẹ, đặc biệt là lần đầu sinh mổ của mình.

Với chị em genZ, sinh mổ đã không còn xa lạ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sinh mổ tiếp tục gia tăng trên toàn cầu. Số liệu cuối năm 2021 cho thấy sinh mổ đã chiếm hơn 1/5, tức 21% tổng số ca sinh nở toàn thế giới. WHO cũng dự đoán con số này sẽ tiếp tục tăng trong thập kỷ tới, chiếm ít nhất 29%, tức là 1/3 tổng số ca sinh nở vào 2030.

Còn tại Việt Nam, Bộ y tế cho biết tỷ lệ sinh mổ tăng liên tục trong 15 năm qua và lên tới gần 37% trong năm 2022, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình thế giới. Mặc dù y học ngày càng tiến bộ hơn, nhưng sinh mổ vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mang tới nhiều thiệt thòi cho cả mẹ và bé mà không phải chị em nào cũng nắm rõ.

ẢNH 1

Ảnh minh họa

Khi nào thì cần sinh mổ?

Phổ biến là thế nhưng không phải ai cũng biết những trường hợp nào thì cần sinh mổ. Nhất là với những chị em genZ mới lần đầu làm mẹ hoặc đã sinh con nhưng chưa từng sinh mổ.

ẢNH 2

Ảnh minh họa

Bạn sẽ được bác sĩ chỉ định sinh mổ trong các trường hợp sau:

- Vỡ ối sớm.

- Nhau tiền đạo.

- Mẹ từng sinh mổ hoặc thể trạng quá yếu, từng bị chấn thương, tiền sản giật trong quá trình sinh thường trước đây.

- Mẹ lớn tuổi, béo phì hoặc bị tiểu đường thai kỳ.

- Mẹ mang đa thai hoặc kích thước thai nhi quá lớn.

- Mẹ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp hay đang nhiễm trùng, nhiễm một số loại virus, bị HIV…

- Mẹ từng thực hiện phẫu thuật tử cung, chẳng hạn như phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung.

- Mẹ có khối u lớn hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư.

- Thai nhi được thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.

- Thai nhi có ngôi không thuận hoặc bị dây rốn quấn cổ nhiều vòng.

- Thai nhi dị tật, bệnh bẩm sinh, đặc biệt là các khuyết tật ống thần kinh hoặc nhịp tim quá yếu.

- Trong quá trình cố gắng sinh thường, mẹ bầu gặp các biến chứng như: tiền sản giật, kiệt sức, mất máu quá nhiều, thậm chí là tử vong…

Những thiệt thòi của cả mẹ và bé khi sinh mổ

Nếu được chỉ định sinh con bằng phương pháp sinh mổ, bạn nên trao đổi thật cặn kẽ với bác sĩ về nguyên nhân, các lợi ích cũng như rủi ro tiềm ẩn. Nếu nguyên nhân phải mổ là do chuyển dạ quá lâu, hãy hỏi bác sĩ về tình hình sức khỏe của em bé cũng như có dấu hiệu suy thai hay nước ối đục hay không. Đồng thời hỏi xem bạn có thể chờ đợi thêm để sinh con mà không cần mổ lấy thai hay không nhé!

ẢNH 3

Ảnh minh họa

Nếu nguyên nhân do thai nhi quá lớn, hãy quan tâm tới lý do mà sinh mổ tốt hơn sinh thường trong trường hợp này, hoặc bạn có lựa chọn nào khác không. Cũng cần xác nhận lại với bác sĩ về độ chính xác kích thước và trọng lượng của thai qua siêu âm. Hỏi bác sĩ về thời điểm mổ lấy thai tốt nhất, tiến hành mổ khi có dấu hiệu chuyển dạ hay như thế nào.

Dù y học ngày càng phát triển nhưng những rủi ro cho sản phụ khi sinh mổ là không thể tránh khỏi. Đầu tiên là mất máu và đau đớn nhiều hơn, có thể phản ứng tiêu cực với gây mê, dễ bị suy giảm chức năng đường ruột và tăng nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Tiếp theo, sản phụ dễ bị viêm phổi, cần nhiều thời gian hồi phục, nguy cơ cao bị chậm sữa hoặc mất sữa.

Nguy hiểm hơn, tỷ lệ tử vong do tai biến sản khoa, nhiễm trùng sản khoa dù thấp nhưng vẫn không thể xem nhẹ. Nguy cơ bám dính tử cung và khu vực lân cận sau khi sinh mổ cũng rất phổ biến. Một số trường hợp sản phụ phải phẫu thuật bổ sung như cắt tử cung, phẫu thuật bàng quang… Đồng thời, trải qua sinh mổ sẽ làm giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ nhau tiền đạo và tỷ lệ sinh mổ trong các lần mang thai tiếp theo.

Nhưng xét trên cương vị một người mẹ, những điều đó không bao giờ sánh nổi những thiệt thòi mà đứa con của mình phải chịu đựng. Đầu tiên, các bé sinh mổ sẽ thường có nguy cơ sinh non cao hơn, có thể vô tình bị chạm thương hoặc hít phải nước ối. Nhiều trường hợp có thể nguy hiểm tính mạng.

Các em bé sinh mổ cũng thường có điểm Apgar thấp - đây là bài kiểm tra đánh giá tổng thể sức khỏe của trẻ sơ sinh được sử dụng rộng rãi ở những cơ sở sản phụ khoa. Phương pháp này đo lường dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm: sức cơ, nhịp tim, phản xạ và các tiêu chí khác của em bé.

ẢNH 4

Ảnh minh họa

Đặc biệt, hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ kém phát triển hơn so với trẻ sinh thường. Do không có cơ hội tiếp xúc với lợi khuẩn tại đường sinh tự nhiên của mẹ cũng như mất đi cơ hội được bú sữa non trong vòng vài giờ đầu sau sinh. Tương tự, hệ tiêu hóa của trẻ sinh mổ cũng sẽ yếu và dễ mắc bệnh hơn. Trẻ cũng thường gặp nhiều vấn đề về hô hấp hơn.

Mách mẹ sinh mổ "giải pháp vàng" để bù đắp cho con

Như vậy, dù là lần đầu hay lần thứ mấy sinh mổ thì trẻ sinh mổ cũng sẽ có nền tảng sức khỏe yếu hơn so với trẻ sinh thường. Đặc biệt là hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Lúc này, sữa mẹ, nhất là sữa non chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất để bù đắp cho trẻ.

ẢNH 5

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến không ít bà mẹ không thể nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nhất là với các sản phụ sinh mổ bởi họ thường dễ bị chậm sữa, mất sữa hơn. Công việc bận rộn hoặc tình trạng sức khỏe không tốt, muốn giữ hình thể ngực… cũng khiến việc cho con bú trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện được.

May mắn là các mẹ, nhất là mẹ genZ có những "giải pháp vàng" nhờ áp dụng công nghệ vào nuôi con chuẩn khoa học. Đó là lựa chọn những loại sữa công thức gần với tiêu chuẩn sữa mẹ nhất để có thể bổ sung, thay thế cho nguồn sữa mẹ hạn chế. Trong đó, nên ưu tiên các dòng sữa chứa 3 đại dưỡng chất quan trọng có trong sữa mẹ như HMO, Nucleotides và Probiotic BB-12.

HMO là dưỡng chất nhiều thứ 3 có trong sữa mẹ, chỉ sau lactose và chất béo, đặc biệt có nhiều trong sữa non. HMO đã được chứng minh có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch nhờ khả năng nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đường ruột, trung hòa mầm bệnh và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng.

Còn Nucleotides thì giúp hỗ trợ sản xuất tế bào miễn dịch và kháng thể, từ đó tăng khả năng đề kháng và xây dựng hệ miễn dịch vững vàng cho trẻ. Probiotic BB-12 là lợi khuẩn quan trọng giúp giảm quấy khóc ở trẻ nhỏ, giúp bé ngủ ngon hơn, giảm nhiễm trùng của đường hô hấp, hỗ trợ tăng cường miễn dịch - đặc biệt là với trẻ sinh mổ.

Nguồn: Hellobacsi, Cẩm nang chăm sóc mẹ và bé sau sinh mổ

Lần đầu sinh mổ liệu có “khổ” cả mẹ lẫn con như lời đồn? - Ảnh 6.

 

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Sách "Diamond Manager - Nhà quản lý bền vững" có gì đặc biệt?

(Tổ Quốc) - Từ nền tảng quản lý khoa học và trải nghiệm thực tế được đúc rút trong hơn 20 năm làm công tác đào tạo và quản lý tại nhiều tập đoàn đa quốc gia, hai chuyên gia của VMP Academy: Phan Hữu Lộc và Nhật Minh Quang đã chính thức xuất bản quyển sách thứ 2 mang tên "Diamond Manager - Nhà Quản Lý Bền Vững".