Đang nghỉ trưa ở công ty, bạn tôi đột nhiên gọi điện đến, nghe có vẻ cô ấy không được vui lắm.
Lý do là:
"Ngày nào tớ cũng làm việc đến gần 10 giờ đêm mới về, nhưng tớ vẫn không hề oán hận câu nào. Cuối tuần, đang nghỉ ngơi ở nhà cũng nhớ đến việc lấy laptop ra làm bảng biểu, thỉnh thoảng còn phải lên công ty tăng ca chủ nhật, ngay cả thời gian quen bạn trai cũng không có.
Bất cứ yêu cầu gì lãnh đạo giao tớ cũng hoàn thành tốt, có thể giúp đồng nghiệp được gì đều giúp. Lãnh đạo cũng khen tớ tháo vác, làm giỏi, nói tớ coi công việc thành sự nghiệp, coi công ty thành nhà. Vậy mà đến cuối cùng lại đối xử với tớ như con ghẻ, tiền thưởng còn ít hơn so với những người làm ít!"
Tôi hỏi cô ấy: "Khi lãnh đạo của cậu tìm cậu nói về vụ tiền thưởng, ông ấy nói thế nào?"
Cô ấy đáp: "Lãnh đạo nói rằng ‘khả năng thay thế’ của tớ quá mạnh, nhưng giá trị công việc lại không cao. Tớ thấy lạ rồi đó, nếu tớ không tốt, sa thải tớ sớm đi, cần gì phải sai tớ làm nhiều như vậy, khi dễ người khác à?"
Cô bạn này của tôi thuộc tuýp người nghiện công việc, coi công ty thành nhà, mỗi ngày đều bận rộn.
Nhưng những nhân viên "vô tư" như cô ấy thường nhận được hại nhiều hơn lợi.
"Vô tư" ở đây không phải hồn nhiên, mà ý chỉ những người không nghĩ đến lợi ích riêng tư.
Công ty là một nơi phức tạp, sáng tối đan xen, lòng người khó đoán.
Bạn càng "vô tư", người khác càng xem bạn như "lính cứu hỏa", có việc gì gấp liền nhờ bạn làm.
Bạn càng "vô tư", càng ngại từ chối lời nhờ vả của người khác, những việc vặt vãnh không thuộc phận sự của bạn ngày càng tăng, người khác sẽ coi bạn như "giỏ đựng rác" của họ.
Bạn càng "vô tư", càng có ít thời gian để phát triển, giá trị bản thân sẽ tụt lại rất xa so với người khác, và cuối cùng còn bị dán cái mác "giá trị thấp".
Tại sao thời nay vẫn còn nhiều người hay làm việc "vô tư" đến thế?
Bởi vì nền giáo dục từ nhỏ mà chúng ta học là vị tha, không tư lợi cá nhân, nghĩ cho người khác, làm việc vì cộng đồng.
Nhưng bây giờ, là lúc nên tỉnh táo rồi.
- 01 -
4 lý do khiến con người ta khó thay đổi:
Lý do 1: Do tính cách trời sinh đã vậy, không biết tư lợi
Những người này thường được xem là "người tốt", và luôn trở thành "nhà từ thiện" cho mọi người. Mà tính cách của họ được thể hiện qua 4 hành vi:
Thứ nhất: Kìm nén suy nghĩ. Biết lắng nghe và thậm chí dễ đồng ý với nhận định mà người khác nói, nhưng bản thân lại không dám phản bác, nêu ý kiến cá nhân.
Thứ hai: Giúp người làm vui, trở thành "thùng rác" của người khác vì quá tốt bụng, nhưng bản thân lại không hề nhận ra điều đó.
Thứ ba: Sợ tranh chấp. Sợ xảy ra mâu thuẫn khiến người khác không vui và đánh giá xấu bản thân, nên chỉ cố chịu đựng, không thể hiện rõ cảm xúc, nhân nhượng dù bản thân đúng.
Thứ tư: Nghĩ cho người khác quá nhiều. Vì sợ người khác thấy buồn, tủi thân, nên bản thân thay họ gánh chịu hết và tự nhận mình sai.
Lý do 2: Không dám thay đổi, hay lựa chọn chấp nhận.
Chấp nhận hoàn cảnh, chấp nhận bản thân bất lực, nhưng không dám thay đổi.
Giống như cô bạn tôi, dù có oán tránh cỡ nào đi nữa, cô ấy cũng không dám từ bỏ.
Thứ nhất: yếu tố bên ngoài tác động lên cô ấy vẫn chưa đủ. Đánh giá của lãnh đạo không đủ để kích thích cô ấy.
Thứ hai: không đủ quyết tâm. Nhiều người muốn thay đổi, nhưng chỉ dừng lại ở việc "nghĩ", thay vì hành động thực tế.
Thứ ba: Thiếu phương pháp đúng. Bởi vì chưa có phương pháp tốt nhất, nên bạn cứ đắn đo lựa chọn giữa việc đi hay ở.
Lý do 3: Không muốn thay đổi, sợ rủi ro
Thứ nhất: Họ đang ở trong vùng an toàn. Con người một khi thích nghi với vùng thoải mái, sẽ trở nên "lười" và không muốn thoát ra.
Thứ hai: Lo lắng về rủi ro. "Tôi có thể kiếm được việc khác không, lương cao hơn không, môi trường tốt hơn không,..."
Này bạn, muốn bản thân ngày một phát triển, ngay bây giờ hãy học cách "tư lợi". Như vậy mới có thể trở thành một phiên bản chính mình tốt nhất được.
Cuộc sống là một cuộc chạy đua, bạn không chỉ chạy đua với thời gian, với đối thủ, còn phải chạy đua với chính mình.
Nếu bạn không dám thể hiện bản thân, không muốn thay đổi, đừng trách sao sẽ bị loại.
"Tư lợi" không có nghĩa là ích kỷ và tính toán, cái chính là bạn cần nghĩ cho sự phát triển trong tương lai của bản thân mà từ chối làm những việc làm vô nghĩa; từ chối những lời nhờ vả không đáng làm; từ chối nỗ lực mù quáng; từ chối những bữa tiệc hay cuộc trò chuyện nhàm chán, vô ích; mà thay vào đó dùng thời gian để bồi dưỡng cho bản thân, học hỏi và phát triển.
- 02 -
Dưới đây là 3 cách có thể giúp bạn:
Cách 1: Tập trung vào giá trị thị trường cá nhân.
Nhiều người xung quanh tôi thường than thành tích thấp nhưng không thể thay đổi. Tại sao? Dù Excel họ làm rất tốt, nhưng vì công việc quá nhiều, mỗi ngày đều không thể lập hết bản biểu sản phẩm, lúc nào cũng phải để tồn ngày mai.
Nếu đã không thể thay đổi được, nếu khả năng Excel của bạn thực sự tốt, hãy dùng nó giảng dạy cho người khác trên các lớp online để kiếm thêm thu nhập. Đó cũng là cách nâng cao giá trị thị trường cá nhân.
Dù làm bất cứ việc gì, đều nên nghĩ đến mặt thứ ba để mở rộng giá trị bản thân.
Cách 2: Học cách quản lý kế hoạch
Một cấp dưới muốn làm việc hiệu quả, thì bản năng anh ta phải là cao thủ hiểu cách quản lý trước đã, nhất là quản lý kế hoạch của chính mình.
Cách 3: Cân bằng giữa công việc, học tập.
Chúng ta học tập và trưởng thành không phải vì công việc, mà là vì sáng tạo ra giá trị, vì kiếm nhiều tiền.
Bạn cần hiểu một đạo lí: Sáng tạo giá trị > công việc.
Lợi thế của việc học hỏi là lớn hơn, nên thay vì dành quá nhiều thời gian cho công việc. Hãy học cách dành thời gian để đọc sách, học hỏi thêm những điều có lợi cho mình sau này.