Kỳ lạ chiêu lừa khiến nhiều người bắt máy ngay khi thấy số lạ gọi tới: Cảnh giác đến mấy vẫn dễ 'sảy chân'

Nhật Minh | 28-03-2023 - 21:38 PM

(Tổ Quốc) - Ở phương thức này, kẻ lừa đảo đã sử dụng một thủ thuật đặc biệt, khiến mọi người gần như không nghĩ rằng mình đang nhận được một cuộc gọi spam.

Bạn đã bao giờ nhận được cuộc gọi từ những số điện thoại nhìn na ná số của mình chưa? Rất có thể kẻ lừa đảo đang sử dụng phương thức "giả mạo hàng xóm" để dụ bạn vào bẫy, từ đó đánh cắp thông tin cá nhân của bạn.

Cuộc gọi "giả mạo hàng xóm"

Ý tưởng đằng sau hình thức lừa đảo này là thực hiện các cuộc gọi từ những số điện thoại na ná với số của nạn nhân. Thông thường, những số điện thoại như vậy sẽ có mã vùng giống của bạn và sẽ bắt chước cả số điện thoại của bạn nữa.

Trong những trường hợp như vậy, mọi người hiếm khi cho rằng đó là một cuộc gọi spam, và khả năng rất cao sẽ bắt máy.

Kỳ lạ chiêu lừa khiến nhiều người bắt máy ngay khi thấy số lạ gọi tới: Cảnh giác đến mấy vẫn dễ 'sảy chân' - Ảnh 1.

Ảnh: Security Intelligence


Từ đây, những kẻ lừa đảo sẽ có được chính xác những gì chúng muốn: Thời gian và sự chú ý của bạn.

Hình thức lừa đảo này nguy hiểm tới đâu? Điều đó tùy thuộc vào kẻ đang trò chuyện với bạn từ đầu dây bên kia. Nếu đó là kẻ muốn lấy cắp thông tin cá nhân thì bạn có thể sẽ gặp nhiều rắc rối.

Kẻ lừa đảo tạo số điện thoại gần giống số của bạn như thế nào?

Những kẻ lừa đảo sẽ dùng nhiều cách tiếp cận khác nhau để đảm bảo nạn nhân tin rằng số điện thoại gọi tới là hợp pháp và bắt máy.

Đầu tiên là thu thập các số điện thoại có thể sử dụng được. Ví dụ, những kẻ lừa đảo có thể lấy số điện thoại sau khi bạn điền vào một biểu mẫu đăng ký trực tuyến, đăng ký tài khoản trên một trang web…

Sau đó, chúng sử dụng phần mềm của bên thứ ba để tạo số điện thoại tương tự như số của bạn, và dùng số đó để liên hệ.

Kỳ lạ chiêu lừa khiến nhiều người bắt máy ngay khi thấy số lạ gọi tới: Cảnh giác đến mấy vẫn dễ 'sảy chân' - Ảnh 2.

Nguồn ảnh: Tribune India


Tại sao kẻ lừa đảo chọn phương thức này?

Những kẻ lừa đảo thích phương thức "giả mạo hàng xóm" bởi khả năng tiếp cận được với nạn nhân cao hơn.

Thông thường, chúng sẽ liên hệ với nạn nhân nhằm các mục đích sau:

- Đánh cắp tiền: Đây là lý do rõ ràng nhất giải thích việc những kẻ lừa đảo đang cố tìm cách liên lạc với bạn. Chúng đang nhằm vào tài khoản ngân hàng hoặc thông tin tín dụng của bạn.

- Yêu cầu chuyển tiền ngay lập tức: Kẻ lừa đảo có thể mạo danh cảnh sát, đặc vụ liên bang để đe dọa rằng bạn đang vướng vào hành vi vi phạm pháp luật hoặc vấn đề pháp lý khác. Để giải quyết, bạn cần thực hiện giao dịch nộp tiền phạt khẩn cấp.

- Kêu gọi quyên góp: Bạn có thể nhận được cuộc điện thoại kêu gọi quyên góp từ thiện. Hình thức lừa đảo này rất phổ biến vào các ngày lễ.

- Xâm nhập vào máy tính của bạn: Kẻ lừa đảo có thể nói rằng họ đến từ một công ty máy tính và nhận thấy rằng thiết bị của bạn đang có vấn đề phức tạp cần được giải quyết ngay lập tức. Nếu bạn cấp cho họ quyền truy cập lúc này, vấn đề sẽ được giải quyết nhanh và miễn phí.

Do máy tính cá nhân thường lưu trữ thông tin quan trọng nên bằng cách lấy được quyền truy cập vào máy tính nạn nhân, kẻ lừa đảo có thể đánh cắp thông tin cá nhân hoặc thậm chí khóa toàn bộ hệ thống của bạn, đồng thời cài đặt phần mềm tống tiền.

Kỳ lạ chiêu lừa khiến nhiều người bắt máy ngay khi thấy số lạ gọi tới: Cảnh giác đến mấy vẫn dễ 'sảy chân' - Ảnh 3.

Nguồn ảnh: iGeeksblog


Làm gì để đảm bảo an toàn?

Gần như không có cách nào bảo vệ bạn một cách triệt để trước những cuộc gọi này. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số cách để giảm thiểu nguy cơ chúng xảy ra trong tương lai:

- Không trả lời cuộc gọi từ số lạ. Nếu một người thực sự cần gọi cho bạn để cung cấp thông tin quan trọng, họ thường để lại tin nhắn khi không liên lạc được.

- Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ điện thoại để thêm tùy chọn. Hầu hết các nhà mạng đều cung cấp các dịch vụ bổ sung để bảo vệ bạn trước các cuộc gọi lừa đảo.

- Ngoài ra, bạn có thể thiết lập một số cài đặt trên điện thoại. Ví dụ, nếu đang dùng iPhone, bạn có thể bật tính năng "Silence Unknown Callers" (Tắt tiếng cuộc gọi không xác định) để chặn tất cả các cuộc gọi không xác định và chuyển hướng thẳng tới hộp thư thoại.

Làm gì nếu đã lỡ nhấc máy?

Nếu đã lỡ nhấc máy nghe điện thoại, bạn có thể khiến tình hình bớt trở nên tồi tệ hơn bằng cách:

- Lập tức cúp máy.

- Không cung cấp bất cứ thông tin cá nhân nào và không làm theo hướng dẫn của người gọi. Không nhấp vào liên kết mà bạn nhận được sau khi kết thúc cuộc gọi. Cũng đừng trả lời "Có" trước bất cứ câu hỏi nào, bởi đây có thể là một hình thức lừa đảo khác (xem thêm tại đây).

- Nếu người ở đầu dây bên kia nói rằng họ đang gọi cho bạn từ ngân hàng hoặc một tổ chức nào khác, bạn chỉ cần gác máy và tự mình gọi lại cho ngân hàng/tổ chức đó thông qua số điện thoại chính thức trên website.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM