Cuộc Đại khủng hoảng chính thức bắt đầu ngày 01/08/1929 và kết thúc vào ngày 28/02/1933, sau khi kéo dài 3 năm và 7 tháng. Trong giai đoạn này, thị trường chứng khoán (TTCK) đưa các nhà đầu tư vào một cuộc "phiêu lưu" vì sự biến động (rủi ro) là cực kỳ cao. Những năm 1930 đã mang lại rất nhiều đau đớn và thống khổ cho hàng triệu người khi tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ lên tới 25%, tăng trưởng kinh tế bị sụt giảm nhanh chóng, 9.000 ngân hàng Mỹ làm ăn thất bại (đến năm 1933 con số này vẫn còn đến 4.000), các đường dây cung cấp lương thực bị gián đoạn và nghèo đói tăng vọt. Liệu năm 2020 có sẽ là một cuộc Đại khủng hoảng phần 2 không? Có lẽ là không, nhưng các chuyên gia tin rằng nó sẽ tồi tệ hơn cuộc Đại suy thoái năm 2008.
Thị trường con gấu và những cuộc suy thoái
Trong thời kỳ thị trường con gấu và suy thoái, thông thường các cổ phiếu biến động nghiêm trọng hơn và cho thấy những giai đoạn tốt nhất và tồi tệ nhất của chúng. Điều này xảy ra bởi vì các nhà đầu tư không chắc chắn về những gì mà họ mong đợi. Hơn nữa, vì sợ hãi là cảm xúc mạnh nhất của con người nên khi cổ phiếu giảm giá, chúng thường xảy ra với tốc độ nhanh hơn so với khi tăng. Do đó, khi thị trường sụp đổ, nó thường rơi xuống thấp hơn cả mức được cho là hợp lý, tạo ra một tình huống hoàn hảo cho sự hồi sinh (mà vẫn thường được gọi là "đà tăng của thị trường con gấu").
So sánh cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930 và suy thoái năm 2020
Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy tham khảo biểu đồ sau. Trong đó, hiệu suất hàng ngày của chỉ số Trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) trong cuộc Đại suy thoái và trong thời kỳ suy thoái hiện tại được so sánh, bắt đầu từ ngày 01/04/ 2020. Trục hoành cho thấy số ngày đã trôi qua. Trong cả hai trường hợp, chúng ta bắt đầu với khoản đầu tư giả định trị giá 100.000 USD vào chỉ số Dow Jones. Chỉ số Dow Jones trong thời Đại khủng hoảng được biểu thị bằng các vạch đỏ và các ô có viền màu đỏ trong khi cuộc suy thoái hiện tại được biểu thị bằng một vạch đen và ô có viền đen. Lợi nhuận âm ở dạng văn bản màu đỏ có một chấm đỏ trên biểu đồ và lợi nhuận dương là dòng chữ màu đen có chấm màu xanh lá cây. Cũng lưu ý rằng lợi nhuận trên đường màu đỏ (Đại khủng hoảng) cho thấy tỷ lệ phần trăm thay đổi so với mức đỉnh hoặc đáy gần đây nhất. Chúng không phải là tổng số lãi hoặc lỗ ngay từ đầu.
DJIA trong thời Đại khủng hoảng những năm 1930 và suy thoái năm 2020
Trong thời kỳ đại khủng hoảng, chỉ số Dow Jones đã giảm 48% so với mức đỉnh tháng 9 năm 1929 sau hơn hai tháng một chút, giảm khoản đầu tư 100.000 USD ban đầu của chúng ta xuống còn 52.126 USD (Điểm A). Từ đó, nó tăng 48%, lấy lại một phần đã mất, mang lại giá trị danh mục đầu tư lên tới 77.149 USD (Điểm B). Sau đó, Dow Jones tiếp tục một loạt đợt lên xuống cho đến khi chạm đáy vào ngày 08/07/1932, khi cuộc Đại khủng hoảng đã hoàn thành 82%. Trước thời điểm chỉ số Dow Jones chạm mức đáy cuối cùng, nó đã mất đến 89%.
Năm nay, chỉ số Dow Jones ban đầu giảm 37% trong khoảng sáu tuần và 100.000 USD của chúng ta bị giảm xuống còn 62.913 USD. Sau đó, nó đã tăng 31% lên mức đỉnh (có thể là) vào ngày 08/05/2020. Tuy nhiên, có vẻ như chỉ số Dow Jones đang bắt đầu giảm giá khi mất 0,42% vào hôm thứ Hai, 1,89% vào thứ Ba và 2,17% vào thứ Tư tuần này.
Một cách khác để minh họa chứng khoán tăng và giảm nhiều hơn như thế nào trong những cuộc suy thoái và thị trường con gấu này có thể được nhìn thấy trên biểu đồ sau đây. Nó cho thấy các đỉnh và đáy của chỉ số Dow Jones, và tổng thua lỗ từ lúc bắt đầu, trong thời kỳ Đại khủng hoảng. Các hình tam giác màu đỏ cho thấy tỷ lệ phần trăm lời và lỗ, trong khi đường màu đỏ cho thấy chỉ số Dow Jones đã mất bao nhiêu so với mức đỉnh. Từ trái sang phải, biểu đồ cho thấy mức giảm ban đầu là 14,7%, tiếp theo là mức tăng 8,5%, giảm 34,8%, tăng 18,9%, v.v. Nếu nhìn vào các tam giác màu đỏ, bạn có thể thấy chỉ số Dow Jones đã tăng hoặc giảm so với mức đáy hoặc đỉnh gần đây nhất của nó.
Đỉnh và đáy của DJIA trong thời Đại khủng hoảng
Tham khảo: Forbes