Kiếm tiền tuân theo chiến lược 90/10
Theo phương pháp này, Buffett tin rằng kết quả trong dài hạn mà một nhà đầu tư có thể đạt được sẽ vượt trội hơn mức lợi nhuận của hầu hết các nhà đầu tư khác. Ảnh: Bankrate
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã phát minh ra Chiến lược đầu tư "90/10" cho việc đầu tư tiền tiết kiệm hưu trí. Phương pháp này liên quan đến việc sử dụng 90% vốn đầu tư của một người thành công cụ lãi mà có tỉ lệ rủi ro thấp hơn, trong khi phân bổ 10% còn lại đối với các khoản đầu tư rủi ro cao hơn.
Hệ thống này là một chiến lược đầu tư tương đối bảo thủ nhằm tạo ra sản lượng cao hơn trên tổng thể danh mục đầu tư. Tiếp nối phương pháp này, những người ủng hộ cho biết tổn thất tiềm năng thường sẽ được giới hạn trong 10% đầu tư vào các khoản rủi ro cao. Tuy nhiên, phần lớn phụ thuộc vào chất lượng của các trái phiếu đã mua.
Trên thực tế, tỷ lệ 90/10 cũng có thể được điều chỉnh tùy theo mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư. Đối với nhà đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro thấp, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu sẽ được điều chỉnh ở mức thấp ví dụ như tỷ lệ 40/60 hay 30/70. Mặt khác, nhà đầu tư cần lưu ý nên dành phần lớn hơn trong quỹ danh mục đầu tư cho các khoản đầu tư an toàn.
Kiểm soát cuộc sống, thay đổi cuộc đời thông qua nguyên tắc sống 90/10
Chính chúng ta là người quyết định cuộc sống của mình như thế nào, chứ không phải do những sự việc xảy ra trong cuộc sống của chúng ta quyết định. Ảnh: Internet
Bất cứ ai trong chúng ta cũng mong muốn mình được hạnh phúc. Thế nhưng, đôi khi chính vì tâm trạng, cảm xúc và thói quen than thở, lại khiến ta không bao giờ chạm tay được đến hạnh phúc cả. Do đó, nhà tâm lý học người Mỹ Festinger đã có một đúc kết rất nổi tiếng được gọi là "Định luật Festinger" hay nguyên tắc 90/10. Đó là:
"10% sự việc xảy ra trong đời là không cách nào kiểm soát được. 90% còn lại của cuộc sống được quyết định bởi thái độ, phản ứng của chính bản thân mình."
Và câu chuyện về chiếc đồng hồ là một minh chứng rõ nét cho đúc kết nổi tiếng của Festinger.
Một buổi sáng, sau khi thức dậy, Festinger đi rửa mặt và tiện tay tháo chiếc đồng hồ đắt tiền của mình để cạnh bồn rửa mặt. Người vợ sợ đồng hồ bị nước làm ướt nên đã đặt trên bàn ăn. Con trai tỉnh dậy tới bàn ăn lấy bánh mì, không may làm rơi chiếc đồng hồ xuống đất và bị hỏng.
Do vô cùng yêu thích chiếc đồng hồ, Festinger đã đánh con trai một trận. Không những thế, anh còn trút cơn thịnh nộ lên vợ.
Cảm thấy vô lý, người vợ phân trần rằng, vì sợ nước làm ướt đồng hồ nên mới làm như vậy, nhưng Festinger gắt gỏng nói đó là chiếc đồng hồ không ngấm nước. Thế là hai người cãi nhau kịch liệt. Vì quá tức giận Festinger không ăn bữa sáng, lái xe tới công ty luôn, nhưng lúc sắp tới công ty thì đột nhiên nhớ ra mình quên mang cặp, lại lập tức trở về nhà.
Nhưng trong nhà lại chẳng có ai, vợ thì đi làm, con thì đi học, Festinger lại để chìa khóa ở trong cặp, không có cách nào vào nhà, anh đành phải gọi điện cho vợ để lấy chìa khóa. Trong lúc người vợ vội vã chạy về nhà đã đâm vào một sạp hoa quả ven đường, chủ sạp không cho cô đi, bắt cô phải bồi thường, cô buộc lòng phải bồi thường một khoản tiền mới được đi.
Sau khi lấy được cặp, Festinger đã đi trễ 15 phút, bị cấp trên gay gắt phê bình, tâm trạng lúc này đã vô cùng tồi tệ. Trước khi tan làm, vì một việc nhỏ mà anh lại cãi nhau với đồng nghiệp một trận nữa. Người vợ vì phải về nhà đưa chìa khóa cho chồng mà mất giải thưởng chuyên cần cả tháng. Hôm nay con trai tham gia thi đấu bóng chày, vốn dĩ cậu bé hy vọng sẽ đoạt giải quán quân, không ngờ vì tâm trạng không tốt, không phát huy được khả năng, bị loại ngay từ vòng một.
Trong câu chuyện được lấy làm ví dụ này, chiếc đồng hồ bị vỡ là 10% chúng ta không thể kiểm soát trong cuộc sống, còn một loạt những việc xảy ra sau đó chính 90% còn lại. Chính là bởi vì mọi người trong câu chuyện đều không kiểm soát được 90% đó, mới dẫn tới việc biến ngày hôm đó trở thành "ngày rắc rối".
Thử nghĩ xem, nếu như sau khi 10% kia xảy ra, Festinger phản ứng khác so với những gì anh đã làm, ví dụ anh sẽ an ủi con trai đừng lo lắng thì anh sẽ vui vẻ, vợ anh cũng vui và những việc tồi tệ sau đó sẽ không liên tiếp xảy ra.
Có thể thấy, bạn không thể kiểm soát được 10% những gì xảy ra ở trước nhưng hoàn toàn có thể dùng thái độ và hành vi của mình quyết định 90% sự việc phía sau.
Quy tắc 90/10 sẽ giúp bạn vượt qua mọi biến cố trong cuộc sống và nhận ra rằng mọi chuyện không tệ như ta vẫn tưởng. Ảnh: Internet
Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta vẫn thường nghe thấy những lời ca thán: "Tại sao tôi lại kém may mắn đến thế, ngày nào cũng gặp chuyện đen đủi, làm thế nào tôi mới có được tâm trạng tốt một chút đây, ai có thể giúp tôi?"
Đây là vấn đề thái độ của mỗi cá nhân. Thực ra, chẳng có ai có thể giúp bạn ngoại trừ chính bản thân bạn. Nếu như hiểu và vận dụng thuần thục "Nguyên tắc 90/10" trong cách xử lý mọi việc, mọi vấn đề sẽ được giải quyết theo cách tốt đẹp.
Bài học rút ra là thái độ sống quyết định chất lượng cuộc sống của chúng ta. Điều quan trọng không phải bạn gặp chuyện gì, mà là cách bạn phản ứng trong hoàn cảnh ấy.
Theo BrightSide và Due.com