Tuy rằng trong mắt nhiều người, Tào Tháo là nhân vật tiểu nhân điển hình, nhưng sự tài giỏi của ông ta thì không ai có thể phản đối.
Nhưng cho dù Tào Tháo có năng lực, có khí phách, có dũng cảm, thường đích thân xông pha ra nơi trận tuyến đầu thì vẫn có người khiến ông ta kiêng dè sợ hãi.
Ví dụ như trận Đồng Quan, Mã Siêu với một mưu kế đã làm cho Tào Tháo thất kinh, cảm khái mà nói rằng: “Mã Siêu không chết, ta chưa biết chôn vào đâu đây”.
Hay trong trận Kinh Tương, Quan Vũ xử trảm Bàng Đức, Vu Cấm đầu hàng, làm Tào Tháo kinh hãi đến mức muốn rời đô để tránh khí thế của Quan Vũ...
Ngoài Quan Vũ, Mã Siêu ra, còn có một thiếu niên cũng làm cho Tào Tháo vô cùng kiêng dè, thậm chí muốn thủ tiêu.
NHÂN VẬT NÀO KHIẾN TÀO THÁO MUỐN THỦ TIÊU DÙ CÒN ÍT TUỔI?
Người này tên là Chu Bất Nghi, là cháu trai của biệt giá Kinh Châu Lưu Tiên.
Theo ghi chép của “Linh Lăng Tiên Hiền Truyện”, Chu Bất Nghi có tài từ nhỏ, Lưu Tiên từng muốn vị thiếu niên này bái Lưu Ba làm sư phụ. Thật không ngờ một người thanh cao, xem thường Lưu Bị, làm cho Trương Phi khuất phục như Lưu Ba đã nói rằng Chu Bất Nghi có tài năng lạ, nếu theo mình học tập sẽ không học được gì.
Lưu Ba đã khước từ, không nhận Chu Bất Nghi làm học trò.
Không có sự hướng dẫn của Lưu Ba, tài năng của thiếu niên này cũng không vì thế mà biến mất, hơn nữa còn vang danh thiên hạ.
Tào Tháo khi ấy mới đoạt được Kinh Châu từ tay Lưu Tôn, muốn đem con gái của mình gả cho Chu Bất Nghi để lôi kéo vị thiếu niên này nhưng cậu ta lại từ chối.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Chu Bất Nghi không muốn tận lực vì Tào Tháo, ngược lại khi Tào Tháo tấn công Liễu Thành, cậu ta đã hiến kế, giúp đỡ cho Tào Tháo rất nhiều. Sau đó, Chu Bất Nghi còn tương giao thân thiết với Tào Xung, tuy rằng không trở thành con rể của Tào Tháo nhưng vẫn được Tào Tháo xem trọng.
Đáng tiếc là, sau khi Tào Xung qua đời, Tào Tháo lo ngại rằng không ai có thể điều khiển được Chu Bất Nghi nên đã cho người thủ tiêu. Khi Tào Phi khẩn cầu cha đừng giết cậu ta, Tào Tháo đã nói rằng: “Người này không ai có thể điều khiển được” và không chịu từ bỏ kế hoạch thủ tiêu.
Tào Tháo rất xem trọng tài năng của Chu Bất Nghi.
NGHI VẤN VỀ CHU BẤT NGHI
Có thể thấy rằng, Chu Bất Nghi là một kì tài, nhưng cậu ta thực sự có tài đến mức độ ấy, hoặc cậu ta thực sự có tồn tại hay không, điều này vẫn là một ẩn số. Tại sao lại nói như vậy?
Theo ghi chép của “Linh Lăng Tiên Hiền Truyện”: “Bất Nghi qua đời vào lúc 17 tuổi”, Tào Xung mất năm 208 Công nguyên, mà Chu Bất Nghi bị thủ tiêu cũng là vào năm 208.
Còn trận Liễu Thành xảy ra vào năm 207, khi hiến kế cho Tào Tháo, cậu ta mới 16 tuổi. Tào Tháo đánh Liễu Thành, tại sao lại mang theo một đứa trẻ 16 tuổi? Hơn nữa khi ấy Tào Tháo bên cạnh có nhiều thủ hạ như Trương Liêu, có thể đảm đương đại tướng, có “quỷ tài” Quách Gia, cũng là một mưu sĩ có tiếng, sao phải đến lượt cậu ta hiến kế?
Cần phải nói thêm rằng, cứ cho là Chu Bất Nghi có tài năng vượt bậc, được Tào Tháo đánh giá cao, cho tham gia Liễu Thành, hơn nữa lại có thể hiến diệu kế khi Quách Gia không đưa ra được mưu kế nào, thế nhưng Chu Bất Nghi là nhân sĩ Linh Lăng, thuộc Kinh Châu, dưới sự cai trị của Lưu Biểu. Cậu của Nghi là Lưu Tiên, lại là biệt giá của Lưu Biểu.
Năm công nguyên năm 208, Lưu Biểu qua đời, Lưu Tôn đầu hàng, Tào Tháo mới đoạt được Kinh Châu. Vậy năm 207, làm sao Chu Bất Nghi thể hiến kế cho Tào Tháo?
Tuy rằng là có tài năng nhưng không có địa vị, không có mối quen biết, không có binh quyền, Tào Tháo sao lại có thể kiêng sợ đến mức lập kế hoạch thủ tiêu?
Dù cho Tào Tháo đã sớm dự đoán được Tư Mã Ý có ý đồ mưu phản, nhưng chẳng phải Tào Tháo cũng vẫn giữ lại cho Tào Phi đó sao?
Qua bài phân tích trên, chúng ta thấy rằng, Chu Bất Nghi là một thiếu niên có tài, nhưng vẫn còn nhiều điểm nghi vấn. Về sự tích của thiếu niên này, rất có thể bản thân cậu ta cũng là một sự hư cấu.