Chúng ta luôn nghĩ rất đơn giản, người giàu có chính là người có tiền. Nhưng như vậy đã đủ chưa? Rõ ràng là chưa đủ. Người giàu có thực sự không chỉ là giàu về tài sản tiền bạc, mà họ còn giàu cả về tư duy và nhận thức. Suy cho cùng, khoảng cách giữa giàu và người nghèo chính là nằm ở tư duy và nhận thức
Những người giàu thực sự sẽ không bao giờ quan tâm đến tiền trong túi, bởi họ biết rằng kiến thức của họ, kĩ năng nắm bắt cơ hội của họ là bảo vật vô giá, vượt xa giá trị của cải trong túi.
Không phải tiền bạc, người giàu thực sự là người có 4 tư duy nhận thức này:
Giàu là điềm đạm, không cần phô trương khoe khoang
Có một người siêu giàu đã từng nói như sau: “Tôi thích kiếm tiền và tôi cũng rất giỏi kiếm tiền, bởi vì tiền có thể quyết định tôi có quyền lựa chọn hay không”. Câu nói này nghe có vẻ hơi quá nhưng thực chất nó lại rất đúng.
Ông H, 40 tuổi giữ chức vụ khá cao trong một công ty lớn. Thời gian trước, ông H nhìn thấy đồng nghiệp cùng cơ quan liên tục xây nhà biệt thự, mua xe hơi sang trọng, ông bèn nghĩ, cùng là lãnh đạo như nhau, người ta có xe sang, có biệt thự thì mình cũng phải có để được bằng người ta. Nhưng ông H lại không có nhiều tiền như vậy. Cuối cùng ông ta tìm cách đầu tư.
Nhưng đầu tư mà không có kiến thức chắc chắn thì "bỏ 10 thì mất 9". Chỉ vỏn vẹn 3 tháng, ông đã thua hết số tiền ông dành dụm suốt bao nhiêu năm, thậm chí còn nợ thêm mấy trăm triệu nữa. Không chỉ thế, ông H còn mất luôn công việc mà ông vẫn luôn tự hào bấy lâu nay.
Không chấp nhận được sự thật, ông H bắt đầu vay tiền để kinh doanh online, nhưng do thiếu kinh nghiệm quản lý và buôn bán nên ông lại nợ thêm mấy trăm triệu nữa. Trước những áp lực khác nhau, cuối cùng ông H cũng phải cúi đầu trước thực tại, bắt đầu tự nhìn nhận lại và đánh giá bản thân. Lúc đó, ông đã chẳng còn gì cả, bán cả nhà cả xe cũng không đủ tiền để trả nợ
Trên thực tế, có rất nhiều người giống như ông H có lòng hư vinh mạnh mẽ, thích khoe khoang phô trương, so bì cao thấp với người khác. Nhưng khi lòng hư vinh quá mạnh mẽ, trong khi đó năng lực lại không đủ để thoả mãn, thì bạn sẽ dễ dàng vấp phải sai lầm khiến bạn táng gia bại sản, thậm chí phải gánh một món nợ khổng lồ như ông H ở trên.
Bạn nghĩ rằng mọi người sẽ ngưỡng mộ, ghen tị với bạn vì những điều này, nhưng thực chất với họ bạn chẳng là gì cả. Trong mắt những người giàu thực sự, những thứ này chẳng đáng để khoe chút nào, vì đó chỉ là những tiêu chuẩn cần thiết hàng ngày của họ mà thôi.
Nếu bạn tiếp xúc với những người giàu có thực sự trong giới thượng lưu, bạn sẽ thấy rằng họ thường không quá quan tâm đến giá cả. Đối với họ, có tiền chỉ đồng nghĩa với việc họ sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn mà thôi. Chỉ cần họ thích thì giá cả chẳng đáng để nhắc tới. Tiền bạc với họ là chính là sự tự tin chứ không phải là công cụ để họ phô trương.
Tiết kiệm để tận hưởng cuộc sống tốt hơn
Thực tế cho thấy, có rất nhiều người đang làm nô lệ cho chính lòng hư vinh của họ. Họ quá chú trọng vào danh lợi, chỉ chú ý đến sự hưởng thụ mà quên mất việc phải kiểm soát bản thân. Họ hầu như không bao giờ để bản thân tập trung làm những việc thực sự có ý nghĩa, những việc có thể nâng cao giá trị bản thân. Do đó, lâu dần lòng tự tôn sẽ dần dần biến thành sự tự cao, kiêu ngạo, không coi ai ra gì.
Nhưng những người giàu thực sự không bao giờ như vậy, họ luôn biết rằng "của cải thực sự tồn tại trong tâm" và chỉ có tiết kiệm mới có thể giúp họ tận hưởng cuộc sống tốt hơn. Theo họ, tiết kiệm chính là khởi đầu của sự giàu có.
Tiết kiệm không có nghĩa là keo kiệt, mà nó chỉ là tránh những chi tiêu không cần thiết, dành ra một khoản thặng dư và sau đó tận hưởng cuộc sống ở một mức độ lớn hơn. Tiết kiệm để nâng cao đạo đức, học cách kiểm soát ham muốn của bản thân và biết cách trở thành người tiêu dùng không mù quáng.
Sự dư dả của cuộc sống không chỉ là về số tiền, mà còn là sự giàu có ở cả trái tim và khối óc. Người giàu giàu vì họ không bao giờ lãng phí số tiền không nên lãng phí.
Chúng ta luôn có thể nhìn thấy một số thế hệ sau của những nhà giàu có ở trên đường phố với những chiếc xe hơi sang trọng đắt tiền, hay tụ tập trong những nhà hàng, quán rượu xa hoa để so sánh bàn bạc với nhau xem ngày mai sẽ mua xe gì, mua đồng hồ nào mới có thể thể hiện hết sự giàu có của họ
Nhưng trên thực tế thì sao? Họ cũng chỉ là dựa vào tiền của bố mẹ mà sống mà thôi. Và hậu quả là những người như vậy thường rất kém cỏi, tự phụ và bất tài. Bạn có tin không, nếu gặp khó khăn họ sẽ không ngần ngại mà né tránh.
Nhận thức bản chất của tiêu dùng và tăng "thu nhập sau khi ngủ" là logic cơ bản của sự giàu có
Làm thế nào để nhận ra bản chất của tiêu dùng? Ham muốn vật chất luôn không có hồi kết. Hôm nay bạn muốn cái này, ngày mai bạn lại muốn cái kia, và bạn sẽ không bao giờ cảm thấy đủ và luôn thiếu cảm giác an toàn.
Những thứ sẽ mang lại lợi nhuận tích cực cho bạn trong tương lai sau khi tiêu dùng là tiêu dùng dựa trên tài sản; bất cứ thứ gì lấy đi tài nguyên của bạn và "ăn cắp" tiền từ túi của bạn sau khi bạn mua chúng là tiêu dùng kiểu nợ phải trả.
Vì vậy, chúng ta cần phân biệt một cách hợp lý các nhu cầu của mình và phân biệt giữa tài sản và nợ phải trả. Những thứ sẽ trở thành nợ phải trả của chúng ta trong tương lai, đừng mua chúng.
Nếu bạn không xem xét tình hình thu nhập thực tế của mình, cho dù cả tháng ăn mì nhưng vẫn muốn sống cuộc sống mà người khác khen ngợi, thì áp lực sẽ chỉ từ từ huỷ hoại bạn mà thôi.
Vậy làm thế nào để tăng "thu nhập thụ động" của bạn?
Thu nhập "sau khi ngủ" là thu nhập không dừng lại khi chúng ta ngừng làm việc. Theo tôi, chìa khóa để tăng thu nhập sau thuế, ngoài việc thay đổi mô hình thu nhập, là học cách nắm bắt thời cơ.
Trong thời đại ngày nay, ai nhanh tay nắm bắt được cơ hội thì chính là kẻ chiến thắng. Và những người giàu có thực sự luôn hiểu đạo lý này và họ lúc nào cũng là kẻ nắm trong tay những tài nguyên chất lượng nhất, sẵn sàng đón mọi cơ hội.
Giàu tiền giàu cả tri thức thì mới thực sự giá trị
Chúng ta thường gọi thế hệ sau của một gia đình giàu có là giàu, nhưng sự thực có phải là là thế không, trong khi tiền mà những con người ấy cũng đang tiêu chính là tiền của cha mẹ họ mà không phải là chính họ làm ra?
Và câu trả lời tất nhiên sẽ là “Không”. Những thế hệ thứ hai chưa thể gọi là người giàu được. Bởi trình độ tư tưởng và trạng thái cảm xúc của họ vẫn chưa thể so sánh với người giàu được. Họ khác cha mẹ họ ở chỗ, cha mẹ họ, những người giàu thực sự luôn có một sự tự tin, sự vững vàng từ trong tâm hồn mỗi khi đối mặt với khó khăn hay thất bại. Vì vậy, ở xã hội này có tiền không phải người mạnh nhất, vừa có tiền vừa có trí tuệ mới là người đáng nể.
Tóm lại, người có tiền chưa chắc là người giàu có, nhưng người giàu có thực sự thì chắc chắn sẽ có tiền và tri thức. Họ sẽ luôn luôn không từ cơ hội nào để làm giàu tri thức cho bản thân và tốc độ cải thiện nhận thức của họ luôn ngang với tốc độ kiếm tiền.
Một người có giá trị nhận thức vượt xa sự giàu có của hiện tại thì sự giàu có của anh ta co giãn đúng bằng giá trị nhận thức của anh ta. Ngược lại, nếu nhận thức của một người vẫn luôn không có sự tiến bộ, thì cho dù có một của cải từ trên trời rơi xuống cũng sẽ từ từ co lại bằng đúng giá trị bản thân của anh ta.
Theo Sohu