Không phải thực phẩm nào mọc mầm cũng là “thuốc độc”, 3 loại này chứa “kho tàng dinh dưỡng” nhưng nhiều người vứt đi

Huyền Giang | 30-05-2023 - 23:00 PM

(Tổ Quốc) - Nhiều người quan niệm những loại thực phẩm mọc mầm đều có hại cho sức khỏe. Thế nhưng đây không phải quan niệm đúng đắn, thực chất có rất nhiều thực phẩm lên mầm vẫn chứa cả “kho” dưỡng chất.

Sức khỏe của chúng ta chịu tác động từ nhiều yếu tố. Trong đó, chế độ ăn uống là 1 trong những tác động lớn tới cơ thể, sức khỏe, tuổi thọ con người. Một người muốn khỏe mạnh cần đảm bảo chế độ ăn uống khoa học. Vì thế không ít người chủ động tìm hiểu các thông tin về thực phẩm để biết loại nào nên sử dụng, loại nào nên tránh xa.

Tuy nhiên, hiện tại vẫn có nhiều người lầm tưởng, nghĩ rằng các thực phẩm mọc mầm đều đáng bị bỏ đi. Trên thực tế, không phải thực phẩm nào mọc mầm cũng có hại. Ngược lại, chúng còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Những thứ mọc mầm biến thành “thuốc độc”

Một trong những thực phẩm trở nên độc hại khi mọc mầm chính là khoai tây. Đây là thực phẩm phổ biến trong gian bếp của mỗi nhà. Nhiều người có thói quen mua khoai tây và tích trữ trong nhà, khi nào chế biến sẽ có sẵn. Tuy nhiên, theo thời gian, khoai tây dễ bị lên mầm, nếu ăn phải sẽ chịu nhiều hệ lụy.

Khi khoai tây nảy mầm hàm lượng glycoalkaloid sẽ tăng cao. Lúc này bạn dễ đối mặt với nguy cơ bị tiêu chảy, buồn nôn, thậm chí còn sốt, hạ huyết áp… Vì thế, để đảm bảo sức khỏe, bạn không nên tiêu thụ khoai tây khi chúng đã nảy mầm.

Không phải thực phẩm nào mọc mầm cũng là “thuốc độc”, 3 loại này chứa “kho tàng dinh dưỡng” nhưng nhiều người vứt đi - Ảnh 1.

Tương tự khoai tây, khoai lang nảy mầm cũng có hại cho sức khỏe, vì vậy đừng vì tiếc mà giữ lại những củ khoai lang mọc mầm để sử dụng.

Củ lạc mang đến nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho chúng ta. Tuy nhiên, khi chúng đã mọc mầm độc tố aflatoxin được sản sinh và tăng nguy cơ ung thư gan. Đây là lúc chúng ta không nên tiếc rẻ, hãy bỏ thực phẩm này đi tránh rước bệnh tật vào thân.

Không phải thực phẩm nào mọc mầm cũng là “thuốc độc”, 3 loại này chứa “kho tàng dinh dưỡng” nhưng nhiều người vứt đi - Ảnh 2.

Thực phẩm mọc mầm là “kho tàng dinh dưỡng”

Ngược lại với khoai tây, khoai lang, lạc… 1 số thực phẩm khi mọc mầm chúng ta vẫn ăn được bình thường. Không những không có chất độc hại, chúng còn mang đến 1 nguồn giá trị dinh dưỡng lớn. 

Khi phát hiện củ tỏi mọc mầm, bạn đừng vội bỏ đi mà có thể sử dụng bình thường. Ở điều kiện môi trường phù hợp, tỏi trải qua quá trình phát triển và nảy ra các chồi non. Lúc này chất dinh dưỡng ở củ tỏi sẽ tiêu hao vì bị khô, thậm chí mùi vị cũng giảm đi nhưng lại không sản sinh chất độc hại.

Theo chia sẻ của bác sĩ Phan Đình Thủy Tiên - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang, tỏi mọc mầm không hề bị hỏng, vẫn có thể chế biến bình thường. So với tỏi tươi, tỏi nảy mầm có nhiều chất chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa hơn. Không chỉ vậy, chúng còn sản xuất ra lượng lớn các chất chống gốc tự do, có tác dụng ngăn ngừa ung thư, đột quỵ, bảo vệ tim mạch…

Không phải thực phẩm nào mọc mầm cũng là “thuốc độc”, 3 loại này chứa “kho tàng dinh dưỡng” nhưng nhiều người vứt đi - Ảnh 3.

Đậu xanh khi nảy mầm thành giá đỗ cũng là thực phẩm mang đến nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Khi ăn giá đỗ, chúng ta không chỉ được cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể mà còn giúp làm đẹp. Vì vậy đây cũng là thực phẩm mọc mầm nên ăn vì không có chút tác hại nào.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, mầm gạo lứt cũng là thứ được người dân coi trọng, thường xuyên sử dụng. Khi gạo lứt nảy mầm sẽ sản sinh ra rất nhiều chất dinh dưỡng, giúp kiểm soát mỡ máu, ngừa xơ vữa động mạch.

Không chỉ vậy, ăn gạo lứt nảy mầm thường xuyên còn ổn định huyết áp, cải thiện chứng mất ngủ. Vì thế, người Nhật Bản rất quý trọng thực phẩm này, thường xuyên sử dụng để tăng cường sức khỏe.

Không phải thực phẩm nào mọc mầm cũng là “thuốc độc”, 3 loại này chứa “kho tàng dinh dưỡng” nhưng nhiều người vứt đi - Ảnh 4.

Muốn bảo vệ sức khỏe, mỗi chúng ta cần trang bị những kiến thức cần thiết về thực phẩm, chế độ ăn uống. Bạn không nên giữ cho mình những quan niệm sai lệch mà cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các loại thực phẩm để tránh hiểu lầm. Bên cạnh chế độ ăn uống, muốn khỏe mạnh chúng ta cần duy trì lịch trình làm việc, nghỉ ngơi, tập luyện khoa học. Giữ suy nghĩ tích cực, lạc quan cũng là 1 trong những cách duy trì sức khỏe, sự bền bỉ của chúng ta.

Theo Baidu

theo Theo Baidu

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM