Kiểm soát cảm xúc tức giận
Trong y học cổ truyền Trung Quốc có đoạn:
“Vui quá hại tim
Buồn quá hại phổi
Giận quá hại gan
Suy nghĩ quá mức hại lá lách
Sợ hãi quá mức làm tổn thương thận”.
Mọi cảm xúc khi không thể kiềm chế đều sẽ gây tổn thương, ảnh hưởng lên các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là sự tức giận. Cơ thể giống như một cuốn nhật ký của tâm hồn chúng ta, bởi mọi tổn thương đều có tác động vô hình tới sức khỏe. Khi tâm trạng thay đổi lớn, cơ thể con người sẽ tiết ra một chất gọi là catecholamine. Chất này sẽ làm tăng lượng đường trong máu, tăng độc tố trong tế bào, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng giải độc gan.
Tim được coi là bộ phận chịu tổn thương nhiều nhất khi cơ thể chịu quá nhiều cảm xúc tức giận. Nếu sự tức giận kìm nén và điều này lặp đi lặp lặp lại thời gian dài cũng có thể gây nên các vấn đề tim mạch và nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng cao.
Tức giận là một cảm xúc tích cực nếu chúng ta biết kiểm soát, nó sẽ giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng nó sẽ gây ra tác hại ngắn hạn cũng như lâu dài cho sức khỏe nếu ta không kiểm soát được. Vì vậy, dù có chuyện gì xảy ra chúng ta cũng nên bình tĩnh giải quyết và đối mặt với nó, chỉ bằng cách này ta mới có thêm nhiều sức khỏe và gia tăng tuổi thọ của chính bản thân mình.
Ăn điều độ và không quá nhiều
Ăn uống là việc mà chúng ta phải làm hằng ngày. Vậy nên rèn luyện cho cơ thể hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe và tuổi thọ của con người.
Khi nói đến món ăn ngon, có người chỉ thưởng thức 1, 2 miếng, nhưng có người lại ăn no đến mức không thở được. Thói quen ăn uống này vô tình sẽ gây ra tác hại tiềm ẩn rất lớn cho cơ thể chúng ta. Trong đó hai bộ phận phải chịu nhiều ảnh hưởng và tác động nhất chính là ruột và dạ dày.
Mỗi ngày, dạ dày sẽ phải tiết ra khoảng 8000 mg dịch để tiêu hóa hết các thức ăn nạp vào cơ thể. Việc ăn quá no sẽ khiến cho dạ dày bị căng phồng, nhu động ruột chậm lại, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ, từ đó dẫn đến việc thức ăn không thể tiêu hóa hết, lâu dần sẽ gây ra tác hại như: khó chịu trong bụng, đầy hơi, mất ngủ, chóng mặt, căng thẳng và mất tập trung, đặc biệt là béo phì.
Cuộc sống hiện đại của chúng ta hiện nay ngày càng có nhiều căng thẳng, đặc biệt là khi ở độ tuổi trung niên. Việc sử dụng rượu bia, thuốc lá hay chế độ ăn không điều độ là việc diễn ra hằng ngày.
Tuy nhiên vì sức khỏe, hãy cố gắng dành ra 2,3 ngày trong tuần đề ăn chế độ nhiều rau xanh và ăn ít đi để mang lại cho cơ thể cảm giác đói nhất định, giữ cho các tế bào hoạt động và giúp chúng ta sống lâu hơn.
Giảm tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử
Hiện nay, với sự tiến bộ của công nghệ, các sản phẩm, thiết bị điện tử đã xuất hiện ở hầu hết các hộ gia đình. Những đoạn video ngắn, những chương trình thú vị và nhịp sống hối hả khiến vô số thông tin ùa vào cuộc sống của chúng ta mỗi giây phút.
Đặc biệt khi càng lớn tuổi, người ta lại càng cảm thấy cô đơn nên chỉ có thể làm bạn với những chiếc ti vi, điện thoại. Dù là người lớn hay trẻ em, khi đi trên đường, ngồi trong quán ăn hay thậm chí là nói chuyện với người khác, ai cũng dán mắt vào điện thoại di động. Đêm đến, thay vì dành thời gian ngủ đủ giấc, ta lại liên tục lướt mạng, khiến mắt ngày càng mở, tinh thần ngày càng chán nản, cơ thể ngày càng mệt mỏi. Kiểu sống này đang dần dần hủy hoại chính chúng ta.
Khi con người đến tuổi trung niên, cơ thể sẽ không còn nhiều sức khỏe như người trẻ, nếu liên tục đi ngủ muộn, hay sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử sẽ khiến cả cả thể và tuổi thọ đều đi xuống trầm trọng.
Vậy nên hãy học cách sử dụng một cách điều độ, vừa phải để cho cơ thể được nghỉ ngơi và thư thái sau những giờ làm việc căng thẳng.
Nếu làm được 3 điều trên, cơ thể của bạn sẽ dần có sức khỏe tốt hơn, thoải mái và thư thái hơn khi về già. Đặc biệt là tuổi thọ của bạn sẽ ngày một tăng cao.