Không dửng dưng nhìn Huawei bị 'đánh đập', Trung Quốc hé lộ các biện pháp trả đũa để cảnh cáo EU

Bảo Nam | 21-07-2020 - 12:45 PM

(Tổ Quốc) - Hai nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn của châu Âu là Nokia và Ericsson nhiều khả năng sẽ đứng dầu danh sách trả đũa của chính quyền Trung Quốc.

Bắc Kinh đang xem xét các hoạt động trả đũa với hai nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn của châu Âu là Nokia Corp và Ericsson AB, nếu các thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đi theo sự dẫn dắt của Mỹ và Anh trong việc cấm công ty Huawei của Trung Quốc khỏi thị trường mạng 5G, theo những người quen thuộc với vấn đề này.

Cụ thể, Bộ Thương mại Trung Quốc đang cân nhắc các biện pháp kiểm soát xuất khẩu để ngăn Nokia và Ericsson gửi sản phẩm của mình được sản xuất tại Trung Quốc sang các nước khác, theo một nguồn tin thân cận. Người này nói thêm rằng đây là một trong các trường hợp xấu nhất, mà Bắc Kinh sẽ chỉ sử dụng nếu các nước châu Âu giảm mạnh hoạt động của các nhà cung cấp Trung Quốc và cấm họ khỏi việc xây dựng hệ thống mạng 5G của mình.

Tuần trước, Vương quốc Anh, quốc gia rời EU vào đầu năm nay, đã ra lệnh cho các nhà mạng ngừng mua thiết bị không dây 5G của Huawei trong nửa cuối năm 2020 và phải loại bỏ toàn bộ thiết bị 5G của Huawei khỏi hệ thống vào cuối năm 2027.

EU đã không cấm Huawei, nhưng cũng thể hiện lập trường một cách nhẹ nhàng hơn vào tháng 1 bằng cách đưa ra các khuyến nghị về an ninh mạng 5G. Nó nói rằng các quốc gia thành viên có thể tự nguyện chấp nhận để hạn chế sự hiện diện của Huawei ở mỗi quốc gia. Dự kiến EU sẽ sớm công bố một báo cáo chi tiết về cách 27 quốc gia thành viên đã thông qua.

Quốc gia lớn nhất của EU, Đức, dự kiến cũng sẽ không đưa ra quyết định có cho phép Huawei tham gia xây dựng mạng 5G của mình, sớm nhất cho tới tháng 9 này.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết hôm thứ Năm tuần trước rằng nước này sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các công ty Trung Quốc, nhằm đáp trả lệnh cấm gần đây đối với Huawei của chính phủ Anh.

Không dửng dưng nhìn Huawei bị đánh đập, Trung Quốc hé lộ các biện pháp trả đũa để cảnh cáo EU - Ảnh 1.

"Hành động này có thể gây tác dụng ngược bằng cách khiến một số công ty công nghệ nước ngoài sợ hãi và chuyển các dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc", Jim McGregor, chủ tịch công ty tư vấn và vận động APCO Worldwide cho biết. "Các công ty điện tử luôn rất lo lắng về việc bị cuốn vào các trận chiến địa chính trị và đang đánh giá lại các địa điểm sản xuất cùng chuỗi cung ứng của mình để bảo vệ sự liên tục trong kinh doanh của bản thân."

Mạng di động 5G, dự kiến sẽ nhanh hơn khoảng 100 lần so với mạng 4G hiện tại, được thiết lập để củng cố và hỗ trợ các công nghệ tiên tiến trong tương lai trong các lĩnh vực, từ sản xuất đến vận chuyển. Huawei là nhà sản xuất thiết bị tháp di động lớn nhất thế giới. Các đối thủ lớn duy nhất của nó là Nokia và Ericsson, có trụ sở tương ứng ở Phần Lan và Thụy Điển. Cả hai quốc gia này đều là thành viên EU.

Và cả Nokia và Ericsson đều có nhà máy sản xuất cùng hàng ngàn nhân viên tại Trung Quốc. Theo quan điểm của một người quen thuộc với vấn đề này, thì vài tuần trước, Nokia đã tiến hành đánh giá chuỗi cung ứng của mình và đưa ra kế hoạch dự phòng để chuyển đổi hệ thống sản xuất toàn cầu. Cả Nokia và Ericsson đều có thể quản lý các rủi ro tại Trung Quốc bằng cách chuyển dây chuyền sản xuất sang các nơi khác ở châu Á hoặc châu Âu hoặc Bắc Mỹ, theo những người quen thuộc với các công ty này cho biết.

Năm nay, Ericsson cũng giành được hợp đồng cung cấp thiết bị 5G cho ba nhà mạng lớn ở Trung Quốc, mặc dù các thỏa thuận của công ty Thụy Điển này nhỏ hơn nhiều so với các hợp đồng của Huawei và ZTE Corp. Theo chia sẻ của công ty, các nhà mạng tại Trung Quốc nói rằng họ quan tâm đến việc sử dụng một số công nghệ 5G của phương Tây để nhằm khuyến khích các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc tiếp tục đổi mới.

Không dửng dưng nhìn Huawei bị đánh đập, Trung Quốc hé lộ các biện pháp trả đũa để cảnh cáo EU - Ảnh 2.

Trung Quốc từ lâu đã duy trì một danh sách các mặt hàng thuộc diện kiểm soát xuất khẩu, mặc dù nước này không có luật kiểm soát xuất khẩu. Những hạn chế xuất khẩu này, cho phép giám sát các mặt hàng bao gồm hàng hóa hạt nhân và hóa chất, và được quyết định thi hành bởi một nhóm các cơ quan nhà nước bao gồm Bộ Thương mại, Cục Hải quan, Hội đồng Nhà nước cũng như Quân ủy Trung ương, đơn vị chỉ huy lực lượng vũ trang của đất nước.

Và để chắc chắn rằng các kế hoạch không chỉ mang tính dọa dẫm, tháng 5 năm ngoái, sau khi Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen thương mại, Trung Quốc cho biết họ cũng sẽ tạo ra một danh sách đen các thực thể nước ngoài "không đáng tin cậy". Tuy nhiên kể từ thời điểm đó, chính quyền nước này vẫn chưa công bố bất kỳ công ty hoặc cá nhân cụ thể nào trong danh sách. Các công ty đa quốc gia của Mỹ vẫn đang thuê hàng triệu công nhân ở Trung Quốc và chính quyền Bắc Kinh vẫn cần công nghệ của Mỹ để xây dựng các ngành công nghiệp của mình. Trong khi đó, các lệnh trừng phạt hiện tại của Mỹ đối với Huawei vẫn có những sơ hở tiếp tục cho phép các công ty Mỹ cung cấp đơn hàng cho Huawei.

Các nhà sản xuất thiết bị viễn thông phương Tây bao gồm Ericsson và Nokia, cũng như các công ty nhỏ hơn, đã bắt đầu chuyển hệ thống sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc vào năm ngoái vì nhiều lý do. Một là để tránh thuế quan của chính quyền Mỹ đối với hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc. Hai là nhằm nói với khách hàng, bao gồm các nhà mạng không dây và nhà cung cấp dịch vụ cáp và điện thoại cố định, rằng các sản phẩm của họ không gây rủi ro bảo mật vì họ không đến từ Trung Quốc.

"Chúng tôi muốn nhìn thẳng vào mắt khách hàng và nói rằng chúng tôi không sản xuất bất kỳ sản phẩm nào ở Trung Quốc", một giám đốc điều hành tại một công ty thiết bị viễn thông của Mỹ, chia sẻ.

Tuy nhiên, Nokia vẫn sản xuất một số thiết bị cho thị trường Mỹ tại Trung Quốc. Công ty này cũng vận động các nhà chức trách Mỹ rằng không nên cứng nhắc loại bỏ một sản phẩm có nguồn gốc linh kiện từ Trung Quốc, chỉ bởi vì nó có những thứ như ốc vít, được sản xuất tại quốc gia này.

Nokia có một nhà máy và khoảng 16.000 nhân viên, phụ trách nhiều dự án nghiên cứu và phát triển, tại thị trường Trung Quốc. Ericsson cũng có một cơ sở sản xuất và các cơ sở nghiên cứu phát triển ở Trung Quốc, với khoảng 14.000 nhân viên ở khu vực Đông Bắc Á, bao gồm cả Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Tham khảo WSJ

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM