Không có điều thần kỳ cho Thụy Điển: Không "bế quan", kinh tế vẫn rơi vào khủng hoảng

Quang Huy | 04-06-2020 - 22:51 PM

(Tổ Quốc) - Thụy Điển là thành viên duy nhất của Liên minh châu Âu không áp dụng chế độ cách ly nghiêm ngặt.

Cách chống dịch đặc biệt

Trong bối cảnh đại dịch CoviD-19, mà những kết quả về cuộc chiến chống bệnh dịch và bảo vệ nền kinh tế của Thụy Điển được cả thế giới chờ đợi.

Kinh nghiệm của Stockholm trong cuộc chiến chống virus Corona và tác động của nó đến kinh tế sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia thành viên còn lại của EU, mà hiện nay đang từng bước nới lỏng những quy định cách ly.

Công dân Thuỵ Điển có thể tự do di chuyển giữa các thành phố, đi làm, tới những cửa hàng làm đẹp, nhà hàng và trung tâm thương mại. Các trường học và nhà trẻ vẫn tiếp nhận học sinh trong suốt thời gian này. Chỉ đến cuối tháng 3, chính quyền mới thông qua một vài biện pháp hạn chế. Cụ thể, những hoạt động hơn 50 người bị cấm tổ chức và cấm thăm nuôi tại các nhà dưỡng lão.

Nói chung, chiến lược của Stockholm là dựa trên cơ sở các khuyến cáo - người dân được khuyến cáo tuân thủ giãn cách xã hội, rửa tay, đeo khẩu trang tại những nơi công cộng và làm việc từ xa nếu có điều kiện.

Tuy nhiên, theo các thống kê, quốc gia này phát hiện được 34.440 trường hợp lây nhiễm virus Corona, trong đó 4.124 ca tử vong.

Trong khi đó, tại Đan Mạch đã phát hiện 11.387 trường hợp lây nhiễm (563 người tử vong), tại Na Uy - 8.364 trường hợp (235 người tử vong), còn ở Phần Lan - 6.628 (315 người tử vong). Tính đến thời điểm cuối tháng 4, tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Thuỵ Điển tương đương 12%, trong khi đó vào thời điểm đỉnh dịch tỷ lệ tử vong tại Ý đạt tới con số 13%.

Nói chung, không ai chờ đợi một điều thần kỳ từ Thuỵ Điển trong lĩnh vực này. Cùng với các nước, mà chuẩn bị thắt lưng buộc bụng sau cách ly, mọi người muốn thấy việc không áp những biện pháp hạn chế sẽ tác động như thế nào đối với nền kinh tế của Thuỵ Điển. Và, dường như cuộc khủng hoảng không bỏ qua cả Thuỵ Điển.

GDP giảm 7-10%

Bộ trưởng tài chính Thuỵ Điển, bà Magdalena Andersson, trong buổi họp báo đã công bố triển vọng kinh tế của đất nước.

Những đánh giá mới nhất của các chuyên cho thấy rằng tốc độ sụt giảm kinh tế tại Thuỵ Điển trong quý I/2020 không nặng nề như các quốc gia khác của châu Âu, khi chỉ ở mức 0,3% so với chỉ số trung bình 3,8% của Eurozone. Tuy nhiên, hiện giờ Stockholm đang chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng giống như tất cả các quốc gia còn lại của EU.

"Những hệ luỵ về kinh tế của đại dịch sẽ rất đáng kể", trong báo cáo của Ngân hàng Trung ương Thuỵ Điển nêu rõ.

GDP nước này trong dài hạn có thể giảm 7-10%, một chỉ số mang tính thảm hoạ đối với Thuỵ Điển. Ngoài ra, Thuỵ Điển có thể sẽ phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp ở mức 9-10% trong năm nay. Cùng kỳ năm trước, chỉ số này là 6,8%.

Những triển vọng này chính là hệ quả từ sự phụ thuộc của Thuỵ Điển vào xuất khẩu sang các quốc gia còn lại của EU. Nhờ khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trên thị trường thế giới, Thuỵ Điển đã trở thành quốc gia với nền kinh tế định hướng xuất khẩu rõ nét và với những quan hệ ngoại thương rộng mở. Khả năng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa không thể bù đặt được những tổn thất to lớn khi những doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn ngừng hoạt động.

"Cuộc khủng hoảng một lần nữa chứng tỏ cho chúng tôi thấy mình phụ thuộc vào xuất khẩu như thế nào. Sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi hơn mọi người nghĩ", thị trưởng Goteborg, ông Axel Josephson, đã chia sẻ trong cuộc trả lời phỏng vấn của tờ Politico.

Ngoài ra, phó giáo sư bộ môn Luật châu Âu thuộc đại học quan hệ quốc tế Moscow (Nga), ông Nikolai Topornin, đã chỉ ra cả những thiệt hại của Thuỵ Điển trong lĩnh vực du lịch.

"Căn cứ vào việc Thuỵ Điển là quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, mà bị ràng buộc trong một không gian kinh tế thống nhất, nhiều sản phẩm của Thuỵ Điển được xuất khẩu, họ nhập khẩu cũng khá nhiều, nên không thể nói rằng Thuỵ Điển không bị thiệt hại, đó là điều hoàn toàn không chính xác", chuyên gia này cho biết.

Bộ trưởng Tài chính Thuỵ Điển đã cảnh báo rằng đất nước vẫn phải hứng chịu những hậu quả về kinh tế do đại dịch gây ra. "Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng trong quý II nền kinh tế sẽ sụt giảm mạnh", bà Andersson nói.

Không có điều thần kỳ cho Thụy Điển: Không bế quan, kinh tế vẫn rơi vào khủng hoảng - Ảnh 3.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tết an vui với ưu đãi miễn phí bảo dưỡng từ Panasonic

Dịp cuối năm là thời điểm mỗi gia đình đều chú trọng tân trang cho ngôi nhà của mình cũng như quan tâm đến sức khỏe cho các thành viên. Hiểu được mong muốn đó, Panasonic triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường niên 2024 với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn và cả nhà chuẩn bị một mùa Tết khỏe mạnh và an lành.