Không chỉ là nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới, Thomas Edison hóa ra còn vô cùng cao tay trong kinh doanh: Ngay cả phát minh bóng đèn cũng chẳng phải một sự tình cờ

Tú Khê | 20-07-2021 - 14:24 PM

(Tổ Quốc) - Hơn 1 thế kỷ đã trôi qua kể từ khi công ty chiếu sáng của Thomas Edison được thành lập, hành trình lập nghiệp của một doanh nhân vẫn chẳng thay đổi gì nhiều.

Nếu từng đọc những tác phẩm văn học kinh điển như Harry Potter, The Odyssey... ai cũng thấy chúng đi theo một mô-típ anh hùng rất quen thuộc. Mô-típ này không chỉ tồn tại trên trang sách, mà còn có thể áp dụng ngoài đời thực để các doanh nhân học hỏi theo.

Là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới, tên tuổi Thomas Edison thường đường gắn liền với phát minh bóng đèn làm thay đổi cuộc sống của hàng tỷ người. Tuy nhiên, đó không phải là một "khoảnh khắc lóe sáng" của trực giác như người đời vẫn truyền tụng, mà là cả một hành trình dày công tìm tòi, nghiên cứu và phát triển.

Hành trình phát minh bóng đèn của Thomas Edison cũng giống như hành trình của nhiều anh hùng khác trong sách vở, bao gồm 8 bước:

1. Cảm nhận

Hành trình bắt đầu khi một doanh nhân, đang đắm chìm trong những cảm nhận về thế giới xung quanh, được truyền cảm hứng và cảm thấy thôi thúc phải thay đổi. Nó như một tiếng gọi kéo họ ra khỏi sự nhàm chán của cuộc sống thường ngày.

Với Edison, hành trình của ông bắt đầu từ chuyến thăm xưởng làm việc của nhà phát minh William Wallace và nhìn thấy chiếc máy phát điện kiểu mới Telemachon. Chính lúc đó, ông đã nhìn thấy được giải pháp cho bài toán phát triển hệ thống cung cấp ánh sáng điện dồi dào với giá rẻ.

2. Bày tỏ

Việc trình bày và thể hiện ý tưởng để người khác có thể nắm bắt và thấu hiểu cần sự tận tâm và lòng dũng cảm nhất định. Đặc biệt, điều này càng trở nên khó khăn hơn nếu doanh nhân phải hoạt động trong môi trường mà tinh thần cá nhân không được xem trọng.

Trong trường hợp của Edison, ông đã quay lại xưởng làm việc Menlo Park của mình để truyền đạt ý tưởng về dự án mới cho các cộng sự. Điều này đòi hỏi niềm tin và đam mê, sự táo bạo và ý thức lâu dài về mục đích và sự rõ ràng.

Không chỉ là nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới, Thomas Edison hóa ra còn vô cùng cao tay trong kinh doanh: Ngay cả phát minh bóng đèn cũng chẳng phải một sự tình cờ - Ảnh 1.

3. Tái định hướng

Tiếp theo là giai đoạn làm việc tập thể. Sau khi trình bày với các cộng sự, người doanh nhân phải tiếp tục chia sẻ ý tưởng đó đến các nhà đầu tư, lập trình viên và kỹ sư. Đây là lúc họ cần định hướng lại bản thân để hợp tác hài hòa với tất cả những người này, cùng nhau xây dựng sản phẩm và hoàn thành dự án.

Trong lúc làm việc, Edison thường có thói quen vứt sổ tay lăn lóc khắp nơi. Điều này cho phép các cộng sự tham khảo ý tưởng của ông, cũng như nói với ông những ý kiến trung thực nhất của mình. Ngoài ra, nhà phát minh này còn thúc đẩy tinh thần hợp tác bằng cách thức cả đêm trò chuyện với các đồng nghiệp.

4. Lên kế hoạch

Bây giờ, tất cả sẽ phải xác định xem mình sẽ xây dựng và đem đến cái gì cho thị trường, cũng như làm thế nào để hoàn thành điều đó. Họ phải đưa ra kế hoạch tốt nhất, bởi có rất yếu tố cần được xem xét (lực đẩy thị trường, bản chất cạnh tranh,...).

Trong một số trường hợp, nhiệm vụ có thể trở nên khó khăn hơn tưởng tượng, đặc biệt là nếu quá trình bị gián đoạn bởi xung đột và sự chậm trễ. Áp lực dễ khiến doanh nhân bỏ qua tiếng gọi trái tim và mục tiêu ban đầu để xây dựng một sản phẩm không phù hợp với nhu cầu của mình.

Để hoàn thiện phát minh, Edison dự định sẽ dành phần lớn số tiền ít ỏi còn lại từ khoản đầu tư ban đầu để mua các thiết bị mới. Ông muốn Menlo Park là cơ sở nghiên cứu về điện toàn diện nhất thế giới. Nhà phát minh này cũng thuê thêm nhân viên mới - những người giỏi về máy móc và thổi thủy tinh.

Edison giải thích: "Menlo Park sẽ cần mọi điều kiện để thiết lập và thử nghiệm mọi mặt của bóng đèn điện. Có như vậy, chúng tôi mới trả lời được tất cả các câu hỏi, loại bỏ mọi hoài nghi từ công chúng trước khi ra mắt và chào bán sản phẩm này ở Mỹ và châu Âu".

Không chỉ là nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới, Thomas Edison hóa ra còn vô cùng cao tay trong kinh doanh: Ngay cả phát minh bóng đèn cũng chẳng phải một sự tình cờ - Ảnh 2.

Xưởng làm việc Menlo Park của Edison

5. Phát triển

Có kế hoạch hoàn thiện trong tay, tất cả sẽ bắt đầu tiến hành xây dựng hệ thống phát triển sản phẩm và dịch vụ. Tại thời điểm này, có rất nhiều thách thức cần phải vượt qua: ngân sách eo hẹp, thất bại bất ngờ, duy trì chất lượng và đảm bảo tính pháp lý.

Vượt qua được cột mốc này, bạn sẽ không thể quay đầu lại nữa, chỉ còn cách tiến về phía trước.

Edison và các cộng sự chỉ mất 2 tuần để chế tạo loại dây tóc bóng đèn có thể cháy trong vòng 13,5 tiếng, thậm chí còn cải tiến sản phẩm nhiều lần. Thế nhưng, phải mất nhiều tháng sau họ mới được nhận bằng sáng chế. Và khi đó, họ đã phát minh xong loại bóng đèn có khả năng chiếu sáng trong 1.200 tiếng.

Edison phân chia công việc thành nhiều nhóm đa chức năng, mỗi nhóm lại có một mục tiêu riêng biệt, có trách nhiệm báo cáo lại ông mỗi tối. Kỳ lạ thay, cách làm này khá giống với phương thức quản lý hiện đại bây giờ.

6. Chức năng

Đến giai đoạn này, phần thưởng lớn nhất là việc sản phẩm được công nhận, thông qua vô số thử nghiệm và kiểm tra. Nó phải hoạt động với đầy đủ chức năng, đáp ứng mọi kỳ vọng và khơi gợi niềm cảm hứng cho các khách hàng sử dụng.

Khi John Kreusi - thợ máy trưởng của Edison - nhận xét về số lượng lời đề nghị xây dựng nhà máy điện mà họ nhận được, Edison đã nghiêm khắc nhìn ông và nói: "Đừng làm gì cả. Chúng ta chưa sẵn sàng. Chúng ta phải tiến hành thử nghiệm".

"Đúng là phát minh đã thành công, nhưng như thế là chưa đủ để phát triển cả một dự án. Chúng ta phải kiểm tra mọi phần của hệ thống, không chỉ để tìm ra lỗi và cách cải tiến, mà còn để kéo dài tuổi thọ của nó. Nó có thể hoạt động, nhưng chúng ta phải chứng minh khả năng của nó trong thời gian dài. Chúng ta phải phát hiện sai sót trong hệ thống trước bất kỳ ai".

Không chỉ là nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới, Thomas Edison hóa ra còn vô cùng cao tay trong kinh doanh: Ngay cả phát minh bóng đèn cũng chẳng phải một sự tình cờ - Ảnh 3.

7. Tương tác

Khi đưa sản phẩm ra thị trường, bạn phải tương tác với các khách hàng tiềm năng để họ hiểu rằng sản phẩm này có thể giải quyết vấn đề của họ, thậm chí là vấn đề mà họ không biết mình đang gặp phải.

Phát triển mạng lưới quan hệ là một việc nên làm, cho phép bạn tiếp cận nhiều thông tin hơn, gặp gỡ nhiều chuyên gia và đối tác tiềm năng hơn. Doanh nhân sẽ có nhiều khả năng thành công hơn nếu tiếp xúc với những người phù hợp ngay từ ban đầu.

Edison đã tham gia Triển lãm Điện lực Paris 1881, dù nó giống một hội chợ thương mại và khoa học hơn là một buổi tiếp thị sản phẩm. Việc có mặt tại sự kiện này đã tạo điều kiện để Edison mở rộng mạng lưới quan hệ và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh.

8. Phản hồi

Sau khi sản phẩm ra mắt, doanh nhân sẽ nhận được phản hồi từ phía khách hàng. Có những nhận xét tích cực, khẳng định rằng họ đã đưa ra quyết định đúng đắn; có những đánh giá tiêu cực, cho thấy sản phẩm cần cải thiện.

Giống như trò chơi điện tử, khi vượt qua một cấp độ, bạn sẽ tiến tới một cấp độ mới. Sản phẩm ra mắt thành công không có nghĩa là mọi thứ kết thúc; một hành trình mới lại mở ra, nhưng giờ bạn đã có kiến thức nhất định.

Sau khi phát minh bóng đèn, Edison đã nhận được những lời phàn nàn từ khách hàng sống cách nhà máy điện của ông hơn 1 dặm. Biết họ không thể tận hưởng lợi ích từ hệ thống chiếu sáng của mình, nhà phát minh này đã quay lại xưởng làm việc và sáng chế nên hệ thống 3 dây để giúp họ.

(Theo Entrepreneur)

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tết an vui với ưu đãi miễn phí bảo dưỡng từ Panasonic

Dịp cuối năm là thời điểm mỗi gia đình đều chú trọng tân trang cho ngôi nhà của mình cũng như quan tâm đến sức khỏe cho các thành viên. Hiểu được mong muốn đó, Panasonic triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường niên 2024 với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn và cả nhà chuẩn bị một mùa Tết khỏe mạnh và an lành.