Không cần đau đầu cân đo đong đếm, mẹ ước lượng thực phẩm mỗi bữa cho bé bằng cách siêu đơn giản này

H.Thanh | 03-03-2020 - 08:31 AM

(Tổ Quốc) - Mỗi độ tuổi, các mẹ cần điều chỉnh lượng ăn mỗi bữa phù hợp để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết đáp ứng cho sự phát triển toàn diện của các bé.

Bên cạnh vấn đề "Cho con ăn gì?" thì mỗi bữa cho con ăn bao nhiêu cũng là nỗi trăn trở của các mẹ khi có con đang trong độ tuổi ăn dặm.

Khẩu phần ăn của bé bao nhiêu là đủ?

Theo hướng dẫn lâm sàng về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ của Hiệp Hội Dinh Dưỡng lâm Sàng Anh, ăn dặm 1 lượng đủ và đúng có thể giúp bé phát triển tốt về cân nặng chiều cao và cũng như tránh bị biếng ăn do phải ăn quá nhiều. Ngoài ra, việc cho bé ăn đúng lượng theo chỉ định có thể hỗ trợ việc tiêu hóa của bé tốt hơn, giúp bé hạn chế các vấn đề về tiêu hóa. Việc cho bé ăn 1 lượng ăn đủ cũng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của bé.

Về nguyên tắc, nên tập cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Trong những bữa đầu, có thể bé chỉ ăn được 1 hay 2 thìa cà phê thức ăn. Nếu bé tỏ ra háo hức thì trong những lần tiếp theo, mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm, cho tới khi bé ăn được khoảng 50 -100 ml mỗi lần.

Không cần đau đầu cân đo đong đếm, mẹ ước lượng thực phẩm mỗi bữa cho bé bằng cách siêu đơn giản này - Ảnh 1.

Trong năm đầu, ngoài việc tăng số lượng thức ăn trong mỗi bữa, số bữa của trẻ cũng cần được tăng dần, bắt đầu bằng một bữa mỗi ngày, sau đó cứ 2 tháng lại tăng thêm một bữa, cho tới khi bé ăn được 3 bữa mỗi ngày. Ví dụ bé 6 tháng ăn 1 bữa bột mỗi ngày, bé 8 tháng ăn 2 bữa và bé 10 tháng ăn 3 bữa bột mỗi ngày.

Khi lượng thức ăn dặm tăng dần, bé sẽ bú hoặc uống ít sữa hơn. Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong suốt năm đầu đời. Với trẻ 1 tuổi, sữa vẫn nên chiếm khoảng 70% khẩu phần ăn.

Ước lượng khẩu phần ăn 1 bữa cho bé như thế nào?

Việc cân đo đong đếm từng loại thực phẩm cho mỗi bữa ăn của bé sẽ rất lích kích nếu như sử dụng các dụng cụ đo lường. Vì thế, chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Hoàng Anh (hiện đang công tác tại ĐH Worcester-Anh, là thành viên của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Anh (The British Association for Applied Nutrition and Nutritional Therapy) đã gợi ý các mẹ cách ước lượng khẩu phần ăn mỗi bữa cho bé bằng bàn tay của các bé.

Không cần đau đầu cân đo đong đếm, mẹ ước lượng thực phẩm mỗi bữa cho bé bằng cách siêu đơn giản này - Ảnh 1.

Lượng cháo của bé= dung tích bàn tay bé xòe ra.

Lượng rau/củ/quả = nắm tay của bé.

Lượng thịt/cá/trứng (chất đạm) = lưng bàn tay bé.

Lượng hạt ăn dặm = chiều dài ngón cái của bé.

Lượng chất béo omega-3 = dung tích đốt thứ nhất của ngón cái của bé.

Riêng lượng chất đạm cá/tôm/thịt sẽ tùy vào loại thực phẩm mà có ước lượng khác nhau, để đảm bảo bé hấp thụ tốt các nguồn chất đạm cho tăng trưởng, hệ miễn dịch, não bộ, đồng thời hạn chế quá nhiều cholesterol.

Cụ thể, mẹ có thể ước lượng các loại chất đạm 1 bữa ăn của bé như sau:

Lượng các loại cá bình thường (cá trắm, cá quả...) = bàn tay bé xòe ra.

Lượng cá chép/cá hồi/cá thu (cá giàu axit béo Omega-3) = lòng bàn tay bé.

Lượng thịt lợn/thịt bò/thịt gà = lòng bàn tay bé.

Độ dày của các miếng thịt/cá = Độ dày cạnh bàn tay bé.

Lượng thịt lươn = Độ dài từ lòng bàn tay đến đầu ngón tay giữa của bé.

Lượng tôm lấp đầy khu vực các ngón tay bé.

Lưu ý: Bé ở độ tuổi khác nhau có kích thước bàn tay cũng phát triển theo độ tuổi, nên ước lượng lượng đủ cho nhu cầu các chất dinh dưỡng theo kích thước bàn tay của bé.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM