Ở chốn công sở, quả thực có rất nhiều nơi thực sự khiến người ta cảm thấy chán nản khi đối mặt với công việc. Ví dụ, tôi cảm thấy lương không đủ sống hay tôi cảm thấy mình luôn bị cấp trên hành, cảm thấy công việc máy móc, lặp đi lặp lại khiến tri thức không được cải thiện, cảm thấy không thể làm giàu nếu chỉ dựa vào chứng đó lương… Vậy bạn đã nghĩ đến việc khởi nghiệp chưa?
Hai ngày trước, một nhân viên trong xưởng nói với tôi rằng anh ấy rất chán nản sau 5 năm làm việc, luôn cảm thấy mình cứ lặp đi lặp lại chừng đó công việc và khả năng cũng không thể cải thiện được. Vì vậy, anh ấy đã nảy ra ý định nghỉ việc và tự bắt đầu công việc kinh doanh. Nhưng vấn đề là anh ấy không biết ý tưởng này có khả thi hay không.
Thực tế, rất nhiều người cho rằng khởi nghiệp dường như không phải là một việc khó. Bởi vì chúng ta đã thấy nhiều "huyền thoại khởi nghiệp" như những thanh niên mở thương hiệu trà sữa rồi thành đạt, những người bán quầy, sạp đồ ăn lại có thu nhập mấy chục triệu mỗi tháng… Thậm chí xung quanh chúng ta dường như luôn có rất nhiều “doanh nhân” không ngừng khơi dậy ý tưởng khởi nghiệp. Thêm vào đó, những người từng có vẻ bình thường hơn chúng ta giờ đang đứng trên đỉnh thế giới kêu lên: "Khởi nghiệp thành công luôn là một giấc mộng ai cũng muốn mơ thấy. Nếu nó trở thành sự thật thì sao?"
Tuy nhiên, khởi nghiệp không phải là điều dễ dàng. Một trong những nhà đầu tư của Xiaomi là Liu Qin đã từng đưa ra một số liệu “xác suất khởi nghiệp thành công chỉ là 1/500”. Chúng ta đã xem tin thành công của những người bỏ học đại học, nghỉ việc khi vừa đi làm được 1, 2 năm; tưởng khởi nghiệp rất đơn giản nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng đó là những trường hợp hiếm hoi trong thực tế này không? Khởi nghiệp tưởng chừng là điều mà ai cũng có thể làm được, nhưng những việc tưởng chừng đơn giản lại thường không dễ dàng, và con đường tưởng chừng dễ dàng lại khó đi hơn bao giờ hết.
Vậy làm thế nào để dân văn phòng có thể tạo cơ hội và biến ước mơ khởi nghiệp thành hiện thực? Có một cách cực kỳ khả thi chính là sử dụng công việc hiện tại như một nơi đào tạo tinh thần kinh doanh. Ba yếu tố chính của quyết định quá trình khởi nghiệp có thành công hay không bao gồm: con người, tiền bạc và hướng đi. Đây là tất cả những thứ mà chúng ta có thể bắt đầu tích lũy từ trong quá trình đi làm, và thậm chí sử dụng các nguồn lực từ nền tảng của công ty hiện tại để cho phép bạn nhanh chóng tích luỹ hơn.
Ví dụ, khi chúng ta muốn khởi nghiệp, chúng ta đều muốn tìm những người giỏi để giúp đạt được thành tựu kinh doanh sau khi trở thành ông chủ, nhưng câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể tìm được những người giỏi như vậy ở đâu? Trên thực tế, chúng ta có thể tìm nhân tài bằng cách sử dụng nền tảng công việc hiện tại của bạn. Nếu nền tảng công việc của công ty tương đối tốt, chúng ta có thể liên lạc với nhiều người mà bình thường chẳng có mối quan hệ nào mà tiếp cận.
Có rất nhiều trường hợp sau khi nghỉ việc, bắt đầu khởi nghiệp, họ lại trở thành đối tác của công ty cũ. Sếp và lãnh đạo cũ lúc đó trở thành cổ đông trong dự án khởi nghiệp. Khi bạn đủ giỏi, các nguồn lực sẽ chủ động đến với bạn. Nếu sếp của bạn tin tưởng bạn đủ để tạo ra và đạt được giá trị lớn hơn, họ sẽ không ngăn bạn rời đi mà sẽ sẵn sàng cung cấp vốn hoặc hỗ trợ trên phương diện khác cho doanh nghiệp mới để trở thành một phần của liên doanh. Cuối cùng, một định hướng tốt có thể mang lại cho chúng ta tầm nhìn rộng hơn. Nếu chúng ta coi giai đoạn khởi nghiệp hiện tại như là một sự nghiệp thì thái độ của chúng ta đối với công việc sẽ rất khác và công việc cũng sẽ trở nên thuận lợi hơn.
Tóm lại, khởi nghiệp không giống như giảm cân, không có nghĩa là hôm nay mình quyết tâm thì ngày mai mình có thể bắt đầu được. Khởi nghiệp giống như sinh con đẻ cái, phải nắm bắt cơ hội, từ từ thai nghén, đợi đến khi chín muồi rồi mới đảm bảo thành công, thuận lợi được.