Khách sạn Louis Vuitton, nhà hàng Gucci, tiệm bánh Prada: Khi các thương hiệu thời trang cao cấp quyết tâm đem lại những dịch vụ trải nghiệm xa xỉ nhất cho khách hàng

Linh Hân | 07-09-2020 - 12:18 PM

(Tổ Quốc) - Không còn tự giới hạn mình trong lĩnh vực thời trang, nhiều thương hiệu xa xỉ trên thế giới đã mở rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực dịch vụ khác, từ khách sạn, nhà hàng cho đến spa làm đẹp, chăm sóc sức khỏe.

Từ trước khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, nhiều thương hiệu xa xỉ nổi tiếng đã mở rộng kinh doanh sang cả cá dịch vụ “trải nghiệm”. Đây sẽ là nơi mà các khách hàng giàu có, thường xuyên di chuyển bằng chuyên cơ, được phục vụ chỗ ở và các bữa ăn xa hoa nhất, rồi khoe trên tài khoản Instagram của mình.

Trong khoảng thời gian 2010-2019, nhu cầu trải nghiệm cao cấp - chẳng hạn như đồ ăn ngon và đồ uống thượng hạng - đã vượt xa nhu cầu với các mặt hàng phụ kiện cá nhân như đồng hồ hay túi xách. 

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện tại, rất ít người giàu sẵn sàng vượt đại dương để tới ở tại khách sạn Bulgari hay dùng bữa tối tại nhà hàng Gucci.

Khách sạn Louis Vuitton, nhà hàng Gucci, tiệm bánh Prada: Khi các thương hiệu thời trang cao cấp quyết tâm đem lại những dịch vụ trải nghiệm xa xỉ nhất cho khách hàng - Ảnh 1.

Nhà hàng Osteria của thương hiệu Gucci tại Florence (Italy)

Tuy nhiên, các tập đoàn lớn, từ Giorgio Armani cho đến Versace hay LVMH vẫn muốn đem các trải nghiệm xa xỉ tới nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Họ cung cấp chỗ ở sang trọng cho những vị khách sẵn sàng trả thêm tiền để ăn uống, mua sắm và thư giãn trong một môi trường an toàn và tách biệt. Họ cũng có thể thu hút các khách hàng địa phương - những người muốn có một kỳ nghỉ dưỡng độc đáo ngay tại quê hương.

Bên cạnh đó, các tập đoàn này cũng có thể mở rộng dịch vụ sang lĩnh vực sức khỏe và hạnh phúc - vốn đã được các khách hàng chú trọng chi tiêu trước khi dịch bệnh bùng phát.

Khách sạn Louis Vuitton, nhà hàng Gucci, tiệm bánh Prada: Khi các thương hiệu thời trang cao cấp quyết tâm đem lại những dịch vụ trải nghiệm xa xỉ nhất cho khách hàng - Ảnh 2.

Louis Vuitton vừa mở nhà hàng và tiệm cafe đầu tiên ở Osaka (Nhật Bản) vào tháng 2/2020

Khách sạn Louis Vuitton, nhà hàng Gucci, tiệm bánh Prada: Khi các thương hiệu thời trang cao cấp quyết tâm đem lại những dịch vụ trải nghiệm xa xỉ nhất cho khách hàng - Ảnh 3.

Tập đoàn kinh doanh các mặt hàng xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH là một trong những gương mặt đang làm rất tốt ở mảng này. Họ đã thu mua lại Belmond - chủ sở hữu của Hotel Cipriani tại Venice (Italy), nhằm bổ sung cho chuỗi khách sạn độc quyền Cheval Blanc của mình.

Các thương hiệu khác cũng không ở quá xa phía sau. Prada sở hữu tiệm bánh ngọt Marchesi tại Milan (Italy), Ralph Lauren sở hữu chuỗi quán bar sang trọng. Ngay cả Gucci của tập đoàn Kering cũng vừa mới mở các nhà hàng Osteria tại Florence (Italy) và Los Angeles (Mỹ) cùng đầu bếp 3 sao Michelin Massimo Bottura.

Những khoản đầu tư này là để phục vụ cho các vị khách giàu có đến từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, khi mà người tiêu dùng chỉ dám đi du lịch trong nước hay tới các quốc gia trong cùng khu vực, nhu cầu cho những chuyến bay đường dài cùng dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi sang trọng sẽ vẫn còn ở mức thấp.

Khách sạn Louis Vuitton, nhà hàng Gucci, tiệm bánh Prada: Khi các thương hiệu thời trang cao cấp quyết tâm đem lại những dịch vụ trải nghiệm xa xỉ nhất cho khách hàng - Ảnh 4.

Bên trong quán cà phê Tiffany Blue Box tại Hồng Kông. Ảnh: Tiffany & Co

Khách sạn Louis Vuitton, nhà hàng Gucci, tiệm bánh Prada: Khi các thương hiệu thời trang cao cấp quyết tâm đem lại những dịch vụ trải nghiệm xa xỉ nhất cho khách hàng - Ảnh 5.

Chưa rõ liệu khi nào ngành du lịch sẽ hồi phục, nhưng LVMH đã chuẩn bị sẵn sàng cho các khách hàng giàu có của mình, từ bữa sáng trên giường cho đến trang phục họ sẽ mặc đi ăn tối. 

Để khách hàng được tận hưởng những trải nghiệm cá nhân tốt nhất, tập đoàn này không ngại tổ chức các chuyến thăm quan vườn nho tại Pháp hay các nhà máy chưng cất ở Scotland.

Mang đến những trải nghiệm ẩm thực độc đáo tại thị trường Mỹ và châu Âu cũng là một cách để thu hút các vị khách địa phương sành điệu. Một số nhà hàng thuộc thương hiệu xa xỉ đã thay đổi để thích ứng với thực tế hậu Covid-19, chẳng hạn như dịch vụ giao hàng tận nơi của Nhà hàng Polo Bar tại New York (Mỹ), do thương hiệu Ralph Lauren sở hữu. 

Khách sạn Louis Vuitton, nhà hàng Gucci, tiệm bánh Prada: Khi các thương hiệu thời trang cao cấp quyết tâm đem lại những dịch vụ trải nghiệm xa xỉ nhất cho khách hàng - Ảnh 6.

The Polo Bar tại New Yorrk (Mỹ) - nhà hàng thứ ba của Ralph Lauren - bổ sung thêm dịch vụ giao hàng tận nơi trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang đe dọa tới sức khỏe của khách hàng.

Kể cả khi số lượng thực khách giảm do giãn cách xã hội, các tập đoàn xa xỉ này cũng không quá lo lắng. Đối với họ, ngành dịch vụ là để tạo thêm ấn tượng cho các bộ sưu tập thời trang chứ không hẳn là để kiếm tiền.

Nếu lượng du khách Trung Quốc tới châu Âu giảm xuống, các thương hiệu này vẫn có cơ hội xuất khẩu các trải nghiệm cao cấp của mình sang đất nước tỷ dân - nơi thị trường xa xỉ đang dần hồi phục. 

Khách sạn Louis Vuitton, nhà hàng Gucci, tiệm bánh Prada: Khi các thương hiệu thời trang cao cấp quyết tâm đem lại những dịch vụ trải nghiệm xa xỉ nhất cho khách hàng - Ảnh 7.

Một góc tiệm bánh ngọt Marchesi do Prada sở hữu tại Milan (Italy).

Khách sạn Louis Vuitton, nhà hàng Gucci, tiệm bánh Prada: Khi các thương hiệu thời trang cao cấp quyết tâm đem lại những dịch vụ trải nghiệm xa xỉ nhất cho khách hàng - Ảnh 8.

Quán cà phê Thomas của Burberry vẫn chưa mở cửa lại tại Anh, nhưng chi nhánh của nó ở Thâm Quyến (Trung Quốc) đã hoạt động trở lại. Gucci lại dự định mở thêm một nhà hàng khác tại Tokyo (Nhật Bản) hoặc một vài thành phố khác tại châu Á.

Sức khỏe và hạnh phúc cũng là một lĩnh vực đáng để thử nghiệm. Các thương hiệu xa xỉ có thể mở các spa làm đẹp hoặc dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngay trong chính cửa hàng flagship của mình. Chẳng hạn, trung tâm thương mại cao cấp Harrods tại London (Anh) đã cung cấp cả dịch vụ truyền vitamin cho khách hàng. 

Chưa kể, hiện tại vẫn còn nhiều khách hàng lo lắng về chuyện tới phòng gym để tập. Do đó, dịch vụ hỗ trợ các khách hàng giàu có tập luyện và giữ dáng cũng là một “địa bàn” đáng để khám phá, nhất là khi sự kết hợp giữa thời trang và thể thao ngày càng lớn mạnh.

Khách sạn Louis Vuitton, nhà hàng Gucci, tiệm bánh Prada: Khi các thương hiệu thời trang cao cấp quyết tâm đem lại những dịch vụ trải nghiệm xa xỉ nhất cho khách hàng - Ảnh 9.

Khách sạn Bulgari Resort Dubai (Ảnh: Tommy Picone)

Tất nhiên, cuộc chơi nào cũng có những rủi ro. Việc điều hành nhà hàng, khách sạn hay spa làm đẹp không giống như bán túi xách và giày dép. 

Để kinh doanh khách sạn, các tập đoàn này phải sở hữu tính thẩm mỹ cao, cũng như một túi tiền rủng rỉnh, để có thể giải quyết tình hình sụt giảm của du lịch hiện nay. 

Một trải nghiệm khách sạn tồi tệ hay một bữa ăn tối kém ngon cũng có thể khiến các thương hiệu này mất đi khách hàng tiềm năng - những người sẵn sàng bỏ tiền để mua quần áo và trang sức cao cấp. 

Chưa kể, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cơ sở kinh doanh của mình trở thành nguồn lây nhiễm Covid-19.

(Theo Bloomberg)

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tết an vui với ưu đãi miễn phí bảo dưỡng từ Panasonic

Dịp cuối năm là thời điểm mỗi gia đình đều chú trọng tân trang cho ngôi nhà của mình cũng như quan tâm đến sức khỏe cho các thành viên. Hiểu được mong muốn đó, Panasonic triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường niên 2024 với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn và cả nhà chuẩn bị một mùa Tết khỏe mạnh và an lành.