Kẻ thất bại lúc nào cũng tự thỏa hiệp, còn người thành công sẽ thẳng thắn đối mặt 5 loại cảm xúc tiêu cực sau

Quiry | 23-03-2020 - 07:21 AM

(Tổ Quốc) - Việc chấp nhận những cảm xúc tiêu cực có thể giúp chúng ta điềm tĩnh với mọi chuyện, bất kể tính chất của nó. Đó là một kỹ năng sống hạnh phúc.

Trong cuộc sống, chị em công sở phải đối mặt với những nỗi lo từ cơm áo gạo tiền, công việc, nhà cửa con cái... gây ra nhiều cảm xúc tiêu cực khó tránh khỏi. Mọi người thường có xu hướng chôn giấu những vấn đề riêng, nhưng liệu điều này có thực sự tốt?

Khi gạt những cảm xúc khó khăn qua một bên chỉ để ôm lấy những cảm xúc tích cực giả tạo, thì chúng ta sẽ đánh mất cơ hội phát triển sâu hơn những kỹ năng cần thiết để ứng phó với thế giới đúng với thực tế, thay vì theo cách mà chúng ta nghĩ hoặc muốn. Những cảm xúc khó khăn là yếu tố cần thiết để sống một cuộc đời thật sự có ý nghĩa, và dĩ nhiên, hạnh phúc hơn.

Dưới đây là 5 cảm xúc tiêu cực người thành công không bao giờ né tránh!

1. Bồn chồn, lo lắng không yên

Chúng ta đang sống trong một thời đại có quá nhiều vấn đề, từ vấn đề của bản thân, gia đình đến những vấn đề toàn xã hội... khiến chị em ai cũng mang trong mình ít nhiều trăn trở.

Kẻ thất bại lúc nào cũng tự nhủ lạc quan lên bởi người thành công sẽ không né tránh 5 loại cảm xúc tiêu cực này! - Ảnh 1.

Lo âu là phần không thể thiếu trong cuộc sống. Theo đó, tâm lý con người cũng dần nảy sinh sự tiến hóa. Có thể nói, sự lo âu đã trở thành một bộ phận được di truyền, giúp chúng ta không ngừng nỗ lực để phát triển chính mình, thích ứng với thời đại này.

Chúng ta không việc gì phải phản ứng thái quá vì tâm lý này. Nguyên tắc xử lý sự lo âu thường trực đó là: Thẳng thắn thừa nhận, tìm ra nguyên nhân, đưa phương án giải quyết.

2. Hậm hực ức chế

Bất cứ cảm xúc nào cũng có hai mặt của nó. Sự hậm hực ức chế có thể dẫn tới stress, cũng có thể là một loại tín hiệu nhắc nhở chúng ta đang có vấn đề cần xử lý và cần phát huy EQ để tiến hành tự điều chỉnh. Nhất là với chị em làm việc văn phòng 8 tiếng/ngày, đối mặt với sự vô lý của sếp, đồng nghiệp xấu tính và công việc chồng chất.

Kẻ thất bại lúc nào cũng tự nhủ lạc quan lên bởi người thành công sẽ không né tránh 5 loại cảm xúc tiêu cực này! - Ảnh 2.

Với những chị em phớt lờ vấn đề của mình quá lâu, cảm xúc tiêu cực sẽ tích lũy trở thành nhân tố tiềm ẩn hình thành bệnh trầm cảm. Cho dù đó là vấn đề gì, điều chúng ta phải làm được chính là thẳng thắn đối mặt.

3. Ghen tỵ với thành công của người khác

Trong thực tế, nhiều khi tâm lý ganh tỵ có thể khống chế khiến chúng ta tự đẩy mình vào khó khăn. Ngược lại, nếu biết tiết chế, chị em lại có thể coi đây là một dấu hiệu để nhắc nhở những gì ta làm chưa được tốt bằng người khác. Chỉ khi nào chúng ta có thể bình tĩnh đối mặt với khuyết điểm của bản thân, thì mới có thể dồn hết sức học tập, rèn luyện, phát triển tiến bộ hơn.

Kẻ thất bại lúc nào cũng tự nhủ lạc quan lên bởi người thành công sẽ không né tránh 5 loại cảm xúc tiêu cực này! - Ảnh 3.

Như vậy, ghen tỵ cũng có thể trở thành đòn bẩy giúp chúng ta phát triển hoàn thiện. Nếu ganh tỵ với vòng eo của cô bạn đồng nghiệp, hãy đi tập gym. Nếu ganh tỵ sự thành công của bạn bè, hãy học hỏi cách làm và phấn đấu chăm chỉ gấp đôi họ. Nếu sinh ra tâm lý ganh tỵ, hãy dùng nó để kích thích bản thân nỗ lực chứ đừng dùng nó để cản trở nỗ lực của đối phương.

4. Tâm lý oán giận

Nếu để ý, một ngày chúng ta rất dễ oán giận, có những chị em thậm chí phàn nàn bức xúc cả ngày. Phải biết rằng, oán thán phàn nàn quá nhiều sẽ khiến chúng ta trở nên nhỏ mọn và không thể hiện được hết năng lực của mình. Những người bị kiểm soát bởi cảm xúc sẽ không còn đủ tinh thần để thực sự tập trung vào mục tiêu chính đáng của bản thân.

Kẻ thất bại lúc nào cũng tự nhủ lạc quan lên bởi người thành công sẽ không né tránh 5 loại cảm xúc tiêu cực này! - Ảnh 4.

Nhưng nếu xuất hiện với tần suất vừa phải, đây là dấu hiệu tích cực để nhắc nhở chúng ta về những gì mình chưa làm được hay thiếu hụt trên con đường theo đuổi mục tiêu chung!

5. Day dứt, hối tiếc về những gì đã qua

Sau mỗi quyết định sai lầm, chị em thường nảy sinh tâm lý hối hận trong muộn màng. Tuy nhiên sau tổn thất vì sai phạm, chúng ta vẫn có thể thay đổi để hạn chế những sự lặp lại nghiêm trọng hơn trong tương lai.

Kẻ thất bại lúc nào cũng tự nhủ lạc quan lên bởi người thành công sẽ không né tránh 5 loại cảm xúc tiêu cực này! - Ảnh 5.

Sự hối hận cũng có giá trị riêng nếu biết cách kiểm soát. Hãy tận dụng sự hối hận có thêm động lực thay đổi và làm tốt hơn thay vì ám ảnh với quá khứ. Sai lầm không đáng sợ, đáng sợ hơn là chúng ta biết sai mà không sửa!

Cuộc sống với bao nghịch cảnh đòi hỏi chúng ta phải trưởng thành và vươn lên không ngừng nghỉ. Chúng ta không thể kiểm soát những gì xảy đến nhưng có thể điều chỉnh hành vi phản ứng với khó khăn. Đừng giữ những cảm xúc tiêu cực trong lòng mãi, học cách điều chỉnh và trưởng thành từ chúng chị em nhé!

Kẻ thất bại lúc nào cũng tự nhủ lạc quan lên bởi người thành công sẽ không né tránh 5 loại cảm xúc tiêu cực này! - Ảnh 6.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM