"Kẻ đánh cắp" thị lực thầm lặng Glôcôm và 5 sự thật

| 07-03-2023 - 19:00 PM

(Tổ Quốc) - Glôcôm còn được biết tới với tên gọi "kẻ đánh cắp" thị lực thầm lặng bởi bệnh thường diễn ra âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, nhưng lại có thể dẫn tới mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.

Theo thống kê, tính tới 2020 có tới 78 triệu người trên thế giới mắc bệnh glôcôm và con số ước tính có thể lên tới 111.8 triệu người vào năm 2040. Đây là một trong những bệnh lý nghiêm trọng tại mắt và cần nhận được sự quan tâm từ cộng đồng. Dưới đây là năm sự thật về bệnh glôcôm mà mọi người nên biết.

Glôcôm là nguyên nhân gây mù lòa đứng thứ 2 thế giới

Glôcôm (dân gian còn gọi là bệnh cườm nước) là một bệnh lý do tổn thương tiến triển các tế bào hạch võng mạc, đặc trưng bởi tổn thương thị trường và đầu dây thần kinh thị giác, thường liên quan đến tình trạng nhãn áp (áp lực bên trong mắt) tăng.

photo-1

Glôcôm bệnh lý do tổn thương tiến triển các tế bào hạch võng mạc, đặc trưng bởi tổn thương thị trường và đầu dây thần kinh thị giác

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), glôcôm là nguyên nhân gây mù lòa thứ hai(*) trên thế giới chỉ sau bệnh lý đục thủy tinh thể.

Glôcôm thường không có triệu chứng rõ ràng

Glôcôm là bệnh lý tiến triển âm thầm theo thời gian và thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sớm, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những tổn thương không thể hồi phục. Theo Glaucoma Research Foundation một người có thể mất tới 40% thị lực do glôcôm trước khi họ nhận ra vấn đề tại mắt.

Trên thực tế, có hơn 50% bệnh nhân glôcôm không biết mình mắc bệnh và chỉ được chữa trị khi bệnh đã tiến triển nặng, ảnh hưởng đáng kể tới thị lực. Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản, trong một số trường hợp đối với glôcôm cấp tính người bệnh có thể gặp những dấu hiệu như nặng mắt, nhức mắt, nhìn đèn thấy có quầng màu sắc, mắt đỏ, nhìn mờ. Tuy nhiên với những thể glôcôm mãn tính như glôcôm góc đóng nguyên phát mãn tính, glôcôm góc đóng nguyên phát không có nghẽn đồng tử hay glôcôm góc mở nguyên phát thì rất khó nhận để thấy được những biểu hiện của bệnh.

Đối tượng mắc bệnh Glôcôm rất đa dạng

Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Anh Tuấn cho biết glôcôm là bệnh lý ở mắt có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi và giới tính nào, tuy nhiên nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn với bệnh lý này có thể kể đến là người trên 40 tuổi; người có người thân trong gia đình mắc bệnh glôcôm; người mắc các bệnh lý toàn thân như độ khúc xạ cao, bệnh huyết áp, bệnh tiểu đường. Một số yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn tới glôcôm như có tiền sử sử dụng steroid kéo dài, chấn thương ở mắt, đục thủy tinh thể, viêm nhiễm ở mắt nặng và biến chứng sau phẫu thuật mắt. Bên cạnh đó, có khoảng 1-2% trường hợp glôcôm có thể gặp phải ở trẻ em.

Tổn hại về thị lực trên mắt của bệnh nhân Glôcôm là không thể phục hồi

Glôcôm là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn. Mọi nỗ lực điều trị cũng không thể phục hồi phần chức năng thị giác đã mất mà chỉ làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Mặc dù vậy, hầu hết các ca bệnh có thể được kiểm soát thành công nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tùy thuộc thể bệnh mà bệnh nhân được chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như sử dụng thuốc dạng uống, dạng nhỏ mắt, thủ thuật Laser hoặc các phương pháp phẫu thuật.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh Glôcôm sẽ giúp gia tăng cơ hội duy trì thị lực tốt cho người bệnh

Tầm soát Glôcôm vô cùng quan trọng với những đối tượng có nguy cơ cao để không bỏ lỡ thời điểm vàng trong điều trị

photo-1

Tầm soát Glôcôm vô cùng quan trọng với những đối tượng có nguy cơ cao để không bỏ lỡ thời điểm vàng trong điều trị

Hiệu quả điều trị glôcôm phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Vì vậy việc tầm soát phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng, nhất là với những người có yếu tố nguy cơ cao. Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Anh Tuấn, để tầm soát nguy cơ mắc glôcôm, lịch thăm khám định kỳ được khuyến cáo là tối thiểu 1 năm/1 lần đối với nhóm nguy cơ cao, 1-2 năm/lần đối với những người trên 60 tuổi, 2-3 năm/lần đối với những người từ 40-60 tuổi và 2-4 năm/lần đối với người dưới 40 tuổi.

Khi được phát hiện glôcôm, người bệnh cần tuân thủ chỉ định điều trị và lịch tái khám để theo dõi tình trạng bệnh, kiên trì điều trị suốt đời nhằm kiểm soát diễn tiến bệnh và bảo tồn được thị lực của mình.

Hưởng ứng Tuần lễ Glôcôm thế giới 2023, Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản triển khai chương trình "Tầm soát sớm, điều trị kịp thời" với nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh lý glôcôm. Theo đó, Bệnh viện miễn phí kiểm tra nhãn áp cho tất cả các bệnh nhân đến thăm khám trong tuần lễ Glaucoma (12/3/2023-18/3/2023). Bên cạnh đó, Bệnh viện cũng dành tặng gói khám "Tầm soát Glôcôm" cho 100 khách hàng là người nhà của các bệnh nhân glôcôm đã từng thăm khám tại Bệnh viện.

Để được tư vấn chi tiết, liên hệ Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản theo điện thoại: 0902242291 - 02437153666; địa chỉ: Số 32, Phó Đức Chính, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội. Xem thêm thông tin tại website.

(*) Nguồn: https://www.cdc.gov/visionhealth/resources/features/glaucoma-awareness.html

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM