Chuyên nghiệp hoá trong đào tạo TMĐT
Theo báo cáo "Thương mại điện tử phát triển bền vững – Động lực thúc đẩy nền kinh tế số" do Lazada Việt Nam và VCCI công bố năm 2023, số lượng các doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng nhân sự có chuyên môn về TMĐT và CNTT ngày càng tăng. Hiệp hội TMĐT VECOM từng thống kê, vào năm 2021, kỹ năng quản trị website và sàn giao dịch TMĐT là hai yếu tố quan trọng được doanh nghiệp quan tâm nhất khi tuyển dụng.
Thực tế cho thấy, chính phủ lẫn các trường đại học ở Việt Nam đều có những sự dịch chuyển để phát triển hoạt động đào tạo chuyên nghiệp trong ngành TMĐT. Chính phủ từng đưa ra hai mục tiêu, 50% tỷ lệ cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo về TMĐT từ năm 2025. Và mục tiêu thứ hai, có lẽ quan trọng hơn nhiều, đó là con số 1 triệu lượt doanh nghiệp hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên được tham gia các khoá đào tạo về kỹ năng ứng dụng TMĐT.
Đào tạo TMĐT chuyên nghiệp – Cần gì, và được gì?
"Sự phát triển của kinh doanh trên nền tảng số là tất yếu, và con người là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mô hình này", ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch học viện MVV – đơn vị hợp tác cùng Học viện Lazada nhận xét. Trong quá trình đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp lẫn học viên, ông Sơn nhận thấy rằng đào tạo nhân lực trong ngành TMĐT hiện tại ở Việt Nam vẫn còn ở những bước khởi đầu, chưa thể bắt kịp tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi liên tục của nền kinh tế số. Vì vậy, việc doanh nghiệp TMĐT hợp tác với các trường Đại học nhằm cung cấp các hoạt động hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực như Lazada đang thực hiện là một bước đi tiên phong và đáng ghi nhận.
Thực tế, rất nhiều nhà bán hàng thành công được hỗ trợ bởi Học viện Lazada đã minh chứng cho điều này. Anh Lê Tốt, sáng lập gian hàng Vương quốc Tỏi trên sàn TMĐT Lazada nhớ lại, thách thức lớn nhất đối với người chuyển tiếp hoạt động kinh doanh truyền thống lên trực tuyến như anh là câu chuyện về vận hành kinh doanh và nhân sự. "Ở thời điểm đầu tiên, tôi vừa phải tự tìm hiểu cách thức kinh doanh trên sàn TMĐT, vừa phải tìm cách để đào tạo nhân viên lại từ đầu". Không chỉ vậy, anh cũng vấp phải hàng hoạt khó khăn bởi, bộ máy vận hành cồng kềnh, nhưng lại không đủ tối ưu hiệu quả. Sau khi quyết tâm xây dựng gian hàng kinh doanh trên Lazada, anh Tốt gọi đây là "lựa chọn sáng suốt" vì nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ nền tảng TMĐT này. Anh cắt giảm được nhiều khâu trong bộ máy vận hành, tiết kiệm chi phí và tối ưu hoá dòng tiền.
Hầu hết các nhà bán hàng tìm đến học viện Lazada để giải quyết các khó khăn khi bắt đầu kinh doanh trên sàn TMĐT. Anh Tốt chia sẻ : "Học viện Lazada là nơi nhà bán hàng có thể cập nhật liên tục các kiến thức về TMĐT, và học hỏi kinh nghiệm kinh doanh từ những người đi trước. Chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ không rành công nghệ, hay những ai mới làm quen với TMĐT cũng có thể bắt nhịp với TMĐT nhanh chóng"
Ngoài những sự hỗ trợ từ một đội ngũ hùng hậu các nhân sự của Lazada trong kinh doanh, học viện Lazada còn là một thư viện kiến thức khổng lồ về TMĐT. "Những hoạt động đào tạo, sự kiện, livestream diễn ra thường xuyên đóng góp rất lớn vào thành công của nhà bán hàng. Bạn chỉ cần chăm chỉ theo học và xem livestream trên học viện Lazada là có thể biết cách tận dụng hết tất cả các công cụ" – một học viên của Học viện Lazada cho biết .
"Những câu chuyện được chia sẻ từ diễn giả ở học viện Lazada trong một số buổi hội thảo em từng tham dự khiến em hiểu rõ hơn về thực tế khi làm việc trong ngành TMĐT", em Nguyễn Trung Thành – sinh viên đang theo học ngành có liên quan đến TMĐT tại Đại học Thương mại chia sẻ.
Cũng qua các buổi hội thảo, Thành biết tới học viện Lazada bởi nơi đây như một thư viện tổng hợp trực tuyến, có tất cả các nội dung đào tạo từ cơ bản tới nâng cao. Hơn nữa, với đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm thực chiến, sẵn sàng đồng hành và chia sẻ những bí kíp "xương máu" trong quá trình kinh doanh trên sàn TMĐT, đây thực sự là một mô hình đào tạo TMĐT chuyên nghiệp, từ kiến thức lý thuyết tới thực tiễn dành cho các sinh viên, nhân sự trẻ đang theo đuổi ngành học này.
Đặc biệt, mới đây Lazada đã chính thức khởi động dự án "Lazada Ecommerce Education" - hợp tác với các trường ĐH hàng đầu để cung cấp các khóa học chuyên sâu về kỹ năng kinh doanh TMĐT. Theo đó, từ nay đến hết năm 2024, Lazada dự kiến có thể tiếp cận và giúp đỡ khoảng 100.000 sinh viên, góp phần hỗ trợ đào tạo, hướng nghiệp để chung tay phát triển nhân lực ngành TMĐT tại Việt Nam.
Em Nguyễn Trung Thành – Sinh viên trường Đại học Thương mại tham dự buổi workshop chia sẻ về cơ hội nghề nghiệp TMĐT do Học viện Lazada tổ chức
"Là một người làm công tác đào tạo nhân sự cho doanh nghiệp nhiều năm, tôi đánh giá cao nỗ lực đầu tư của Học viện Lazada vào việc phát triển nguồn nhân lực của ngành TMĐT trong thời đại kinh tế số đang tăng trưởng mạnh mẽ", ông Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ. Những hoạt động, dự án để hỗ trợ nhà bán hàng, nhân sự trong ngành TMĐT đã được học viện Lazada khởi xướng và duy trì qua nhiều năm. Những nỗ lực của Lazada Việt Nam không dừng lại ở trách nhiệm với cộng đồng, xã hội mà chính là chiến lược, cam kết dài hạn đối với sự phát triển bền vững của ngành TMĐT tại Việt Nam.