Học sinh được nghỉ vì dịch Covid-19: Nếu hoang mang không biết kèm con học kiểu gì, bố mẹ nên tham khảo phương pháp sau

Thanh Hương | 19-02-2020 - 11:53 AM

(Tổ Quốc) - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên những ngày gần đây, học sinh cả nước đang học tập tại nhà thông qua các bài giảng trực tuyến từ phía nhà trường, thầy cô. Để con học hiệu quả nhất, bố mẹ có thể áp dụng phương pháp sau.

Hiện tại 63 tỉnh thành trên cả nước đã ra thông báo cho học sinh nghỉ học đợt 3 để phòng dịch do virus corona chủng mới gây ra. Trong thời gian này, các tỉnh thành đã tổ chức giảng dạy, giao bài cho học sinh thông qua các buổi dạy trực tuyến và các phần mềm học tập,…

Về thông tin 63 tỉnh thành cho học sinh các cấp nghỉ học đợt 3, bạn có thể xem tại đây.

Từ trước đến nay, việc học vốn được mặc định ở trên lớp nhưng nay lại "chuyển" về nhà. Điều này khiến không ít phụ huynh, học sinh ngỡ ngàng và không kịp thích ứng. Nhiều người cho biết, không biết phải kèm con học như nào và bắt đầu dạy từ đâu.

Tuy nhiên phụ huynh không cần quá lo lắng. Bởi có một phương pháp học rất hữu ích cho trẻ trong giai đoạn này. Đó là phương pháp học tại nhà, hay còn biết đến với tên gọi "Homeschooling".

Học sinh được nghỉ vì dịch Covid-19: Nếu học tại nhà đem lại hiệu quả thì có nên thừa nhận hình thức học tập này? - Ảnh 1.

Học sinh học online tại nhà vì dịch Covid-19 - Ảnh minh họa.

Hình thức học tập Homeschooling

Hình thức học tại nhà "Homeschooling" đã được áp dụng tại nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến. Với phương pháp giáo dục này, cha mẹ hay gia sư sẽ dạy trẻ theo một chương trình đã được nghiên cứu và soạn sẵn theo độ tuổi. Phương pháp này đã được phát triển tại Mỹ từ những năm 1970 và được đề nghị bởi những nhà giáo dục nổi tiếng như John Holt và Raymond Moore.

Homeschooling có thể áp dụng theo hai hình thức: Toàn phần hoặc bán phần. Homeschooling toàn phần có nghĩa là bố mẹ không cho con đến trường, việc học hoàn toàn thực hiện tại nhà. Bán phần nghĩa là con vẫn đến trường nhưng chỉ học một số môn. Các môn còn được cha mẹ hay giáo viên thuê về lên giáo án và giảng dạy tại nhà.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục Mỹ, hiện có 2 triệu trẻ em ở nước này đang được áp dụng phương pháp học Homeschooling. Còn tại Việt Nam, phương pháp này cũng đã được lựa chọn bởi một số phụ huynh, đặc biệt là những gia đình từng sống, học tập và làm việc tại nước ngoài.

Học sinh được nghỉ vì dịch Covid-19: Nếu học tại nhà đem lại hiệu quả thì có nên thừa nhận hình thức học tập này? - Ảnh 3.

Một số người cho rằng, homeschooling chỉ dành cho những học sinh khó hòa nhập cộng đồng như trẻ chậm phát triển, trẻ bị bạo hành học đường,… Nhưng thực tế phương pháp này lại mang đến nhiều hiệu quả.

Việc học tập tại nhà sẽ giúp trẻ có môi trường học tập gần gũi, thoải mái và không bị những yếu tố gò bó như thời gian, thành tích, thầy cô, nhà trường,… chi phối. Trẻ có thể học tập ở mọi nơi, ngay tại bàn ăn hoặc trong những chuyến dã ngoại cùng bố mẹ.

Không chỉ vậy, trẻ còn nhận được sự quan tâm và kèm cặp của bố mẹ. Đặc biệt trong thời đại khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc kết nối con người trở nên dễ dàng hơn thì phương pháp Homeschooling lại càng trở thành xu hướng. Bởi thông qua máy tính hoặc điện thoại, bố mẹ và con cái hoàn toàn có thể học tập tại nhà và không phải đến trường.

Cần lưu ý gì khi áp dụng phương pháp Homeschooling?

Dù ngày càng phổ biến nhưng Homeschooling không dành cho số đông và cha mẹ phải cân nhắc kỹ trước khi cho con học tại gia. Chi phí homeschool rất tốn kém vì phải thuê giáo viên giỏi dạy kèm cho con tại nhà. Hơn nữa, ở Việt Nam ít các sân chơi cộng đồng chất lượng cho trẻ em như câu lạc bộ hay các hoạt động ngoại khóa hiệu quả, mà trẻ em thì không thể tách rời khỏi môi trường cộng đồng. 

Các em homeschool cần phải có trên dưới 2 giờ tham gia học ngoại khóa mỗi ngày như: âm nhạc, nghệ thuật, thể thao… để có cơ hội tiếp xúc với bạn bè, nâng cao kỹ năng mềm. Chính vì vậy, nhiều phụ huynh Việt Nam thường áp dụng hình thức Homeschooling bán phần cho con hơn là toàn phần.

  
Học sinh được nghỉ vì dịch Covid-19: Nếu học tại nhà đem lại hiệu quả thì có nên thừa nhận hình thức học tập này? - Ảnh 5.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM