Nhiều người không biết "polyp" và "nốt sần" là gì, sự khác biệt giữa chúng là gì, liệu chúng có thể gây ung thư hay không và thắc mắc tại sao họ lại mọc ra thứ này.
Polyp là một "mẩu thịt thừa nhỏ" phát triển trên bề mặt mô của con người. Nó được chia thành polyp viêm, polyp tăng sản, polyp tuyến... Hai loại polyp đầu tiên ít có khả năng trở thành ung thư, trong khi polyp tuyến có nhiều khả năng trở thành ung thư.
Các loại polyp phổ biến như polyp đường ruột, polyp dạ dày, polyp cổ tử cung...
Nếu khám thực thể mà phát hiện có polyp thì thường lấy mẫu để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh, nếu khám phát hiện có tổn thương thì cần phải điều trị thêm.
Ngoài ra, polyp có trở thành ung thư hay không còn phụ thuộc vào đường kính của polyp, như polyp túi mật nếu nhỏ hơn 0,2cm thì tái khám định kỳ là đủ, nhưng nếu vượt quá 1cm thì có thể là ung thư, phát triển thêm bệnh lý, kiểm tra là cần thiết để xác định chẩn đoán.
Trong khi đó, các nốt sần là một thuật ngữ chung cho các khối u mới xuất hiện dưới dạng các tổn thương tròn trên các nghiên cứu hình ảnh. Thường gặp là u vú, u tuyến giáp, u phổi, hạch bạch huyết… Có u lành tính và u ác tính, tuy nhiên u lành tính cũng có thể chuyển sang ác tính.
Các nốt nhỏ có đường kính dưới 1cm hầu hết là lành tính và các nốt lớn hơn cần được chú ý.
Các nốt có thể được phát hiện bằng siêu âm Doppler màu, CT hoặc MRI. Nếu các nốt được phát hiện là ác tính, cần phải kiểm tra thêm như sinh thiết hoặc phẫu thuật cắt bỏ; tái khám thường xuyên là đủ đối với các nốt lành tính.
3 thói quen đẩy nhanh tốc độ hình thành polyp
- Ít vận động
Ngồi lâu sẽ làm chậm nhu động ruột, từ đó sẽ gây rối loạn đại tiện, thời gian lưu giữ phân trong đường ruột kéo dài, thời gian hấp thụ các chất độc của cơ thể cũng kéo dài, dễ gây ra bệnh đường ruột, đặc biệt là polyp.
- Hút thuốc và uống rượu
Hút thuốc và uống rượu là những yếu tố nguy cơ gây bệnh được công nhận trên toàn cầu.
Thuốc lá và rượu có thể gây ra kích thích liên tục đến đường tiêu hóa và gây ra polyp dạ dày và polyp đường ruột. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày của người uống rượu cao gấp 2-9 lần so với người không uống rượu, uống nhiều rượu trong thời gian dài không chỉ tổn thương gan mà còn phá hủy tác dụng bảo vệ của niêm mạc đường tiêu hóa.
Hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến phổi và đường tiêu hóa, nicotine càng gây khó chịu cho phổi, không có lợi cho việc sửa chữa niêm mạc dạ dày.
- Chế độ ăn uống không cân bằng
Chế độ ăn uống của nhiều người theo xu hướng "ba cao một thấp", nhiều protein, nhiều chất béo, nhiều calo và ít chất xơ.
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, hàm lượng chất béo cao, hàm lượng calo cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc polyp đại trực tràng, hơn nữa lượng đạm động vật hàng ngày hấp thụ trên 100g càng dễ gây ra sự xuất hiện của polyp tuyến.
Khoáng chất và vitamin là những yếu tố bảo vệ ức chế sự phát sinh ung thư đường ruột. Ăn đều đặn ba bữa, nhiều rau, phối hợp protein động vật và thực vật, lượng trái cây thích hợp có thể làm giảm nguy cơ mắc polyp đường ruột.
Ngoài ra, thói quen ăn uống "ba cao một thấp" dễ dẫn đến thừa cân béo phì, từ đó gây rối loạn nội tiết, còn có thể gây polyp tử cung.
Người bị nốt sần có 2 thói quen này
- Thường có cảm xúc tiêu cực
Y học cổ truyền phương Đông cho rằng nốt sần được hình thành do sự ngưng tụ của ẩm, tà, đờm và ứ đọng trong cơ thể. Thường tức giận hoặc trong cảm xúc tiêu cực dễ làm cho gan khí bị đình trệ, "khí" không lưu thông được sẽ gây ra ẩm thấp, tà, đờm, ứ, cuối cùng ngưng tụ lại thành nốt sần.
Người bi quan, thường lo âu dễ bị u vú, u tuyến giáp…
- Thích thức khuya
Nhiều "nhân" do thức khuya gây ra, đặc biệt là nhân giáp có tỷ lệ mắc khá cao (4-8%).
Tuyến giáp là một cơ quan nội tiết của cơ thể con người, chủ yếu tổng hợp hormone tuyến giáp và tham gia vào các quá trình trao đổi chất khác nhau như sự tăng trưởng và phát triển của con người.
Cơ thể tự sửa chữa chủ yếu vào ban đêm, khi cơ thể con người thức khuya, tuyến giáp cũng trong tình trạng làm việc liên tục.
Cứ tiếp diễn như vậy, nếu tuyến giáp không được nghỉ ngơi đầy đủ, chức năng của nó sẽ suy giảm, xuất hiện các nang hoặc tổn thương, các nốt sần cũng theo đó mà phát triển.
Ngoài ra, việc phát sinh nốt sần còn liên quan đến gan và lá lách. Thức khuya làm tổn thương gan và lá lách, dễ gây ra đờm ứ trệ, ẩm thấp và cuối cùng là nốt sần.
Nguồn và ảnh: Kknews, Healthline