Xuất hiện trên bao bì các sản phẩm Nestlé MILO uống liền từ năm 2019, thông điệp ý nghĩa "4 bước đơn giản tái sinh vỏ hộp sữa" đã có cơ hội đến gần hơn với các em học sinh tại 400 trường mẫu giáo, tiểu học tại TPHCM thông qua cuộc thi "Hành trình xanh – Tái sinh vỏ hộp sữa", do Nestlé MILO cùng Tetra Pak và Revival Waste phối hợp tổ chức, với mục tiêu tạo thói quen cho các bạn nhỏ thu gom và tái chế đúng cách, giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Sáng 9-10, cuộc thi "Hành trình xanh - Tái sinh vỏ hộp sữa" chính thức khởi động tại Trường TH Nguyễn Thái Sơn (Q.3, TP.HCM).
4 bước "tái sinh" vỏ hộp sữa
Diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12/2020, cuộc thi giới thiệu bốn bước tái sinh vỏ hộp sữa sau khi sử dụng bao gồm: (1) Đẩy ống hút vào trong; (2) Mở hai tai hộp ra; (3) Xếp dẹp; (4) Thu gom và tái chế. Sau khi được phân loại đúng cách, các vỏ hộp sữa sẽ được tái chế, làm thành các thùng phân loại rác, các vật dụng thể thao, tạo ra một "cuộc sống mới" cho các vỏ hộp sữa đã qua sử dụng.
Duy trì và lan tỏa trải nghiệm ý nghĩa
Bắt đầu bằng việc tạo dựng thói quen thực hiện 4 bước tái sinh vỏ hộp sữa mỗi ngày, các em học sinh đã có thể đem đến "cuộc sống mới" cho khoảng 3,5 triệu vỏ hộp sữa, "tái sinh ra" các thùng phân loại rác, trụ bóng rổ và trạm cổ động. Chỉ với hành động nhỏ và thiết thực, các bạn nhỏ đã góp phần giảm thiểu 35 tấn rác thải ra môi trường.
Vậy nên, nếu thói quen thu gom và tái chế này được lan tỏa rộng rãi hơn đến cộng đồng, càng có nhiều bạn nhỏ, thầy cô, gia đình cùng chung tay thực hiện, thì những tác động tích cực đến môi trường sẽ còn lớn hơn nữa.
Thông qua cuộc thi "Hành trình xanh – Tái sinh vỏ hộp sữa", Nestlé MILO dự kiến thu gom và tái chế hàng triệu vỏ hộp sữa để làm thành các thùng phân loại rác và các vật dụng thể thao.
Bài học nhỏ cho những thay đổi lớn
Không dừng lại ở những lời kêu gọi về ý thức, cuộc thi này đã thể hiện vai trò chủ động của Nestlé MILO trong "hành trình xanh", bắt đầu từ việc giáo dục và hình thành thói quen tái chế cho trẻ, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bền vững, hướng đến kế hoạch giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương của Chính phủ Việt Nam (2030).
Thông qua việc giới thiệu bốn bước tái sinh vỏ hộp sữa, giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ và gợi cảm hứng lặp lại thường xuyên, cuộc thi giúp trẻ hiểu rằng mỗi hành động của mình đều có tác động đáng kể đến môi trường, từ đó khuyến khích trẻ rèn luyện thói quen tái chế rác thải.
Các thùng phân loại rác và vật dụng thể thao được "tái sinh" từ hàng triệu vỏ hộp sữa sẽ được trao tặng cho 400 trường mẫu giáo và tiểu học tham gia cuộc thi, giúp các em nhận thức rõ hơn nữa lợi ích từ việc thu gom và tái chế vỏ hộp sữa đúng cách.
Ông Ali Abbas, Giám đốc ngành hàng MILO và Sữa, công ty Nestlé Việt Nam, chia sẻ: "Bên cạnh sứ mệnh nuôi dưỡng thế hệ Việt Nam năng động và khỏe mạnh thông qua thể thao và dinh dưỡng, Nestlé MILO mong muốn cùng cộng đồng thực hiện những hành động thiết thực vì môi trường bền vững - bắt đầu từ việc hình thành thói quen thu gom tái chế vỏ hộp sữa cho trẻ."
Được biết, từ tháng 3/2020, Nestlé MILO đã bắt đầu sử dụng ống hút giấy cho dòng sản phẩm MILO Bữa Sáng thay cho ống hút nhựa, ước tính giảm 6,7 tấn rác thải nhựa chỉ trong năm 2020. Đến tháng 5/2020, Nestlé MILO đã ký Biên bản Hợp tác với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhằm xây dựng và lắp đặt 30 sân chơi Năng Động Việt Nam với những vật dụng thể thao được tái chế từ vỏ hộp sữa trên cả nước. Trong tháng 6 vừa qua, Nestlé MILO cùng chuỗi siêu thị Coop Mart đã thực hiện thí điểm mô hình Khu vườn tái chế Vỏ hộp sữa, thu gom được gần 15 nghìn vỏ hộp sữa chỉ sau gần 1 tháng.
Cuộc thi "Hành trình xanh – Tái sinh vỏ hộp sữa" đã đánh dấu thêm một nỗ lực thiết thực của Nestlé MILO vì môi trường bền vững. Có thể thấy, qua bài học nhỏ với bốn bước tái chế vỏ hộp sữa đơn giản, nếu chúng ta cùng chung tay thực hiện mỗi ngày, môi trường tương lai sẽ có thể đón nhận những tác động lớn tích cực hơn. Đây cũng là bước đi chiến lược để hiện thực hóa tầm nhìn của Tập đoàn Nestlé: "Không bao bì nào của Nestlé, kể cả bao bì nhựa, bị thải ra môi trường dưới dạng rác, và đến năm 2025 các sản phẩm Nestlé sẽ áp dụng 100% bao bì có thể tái chế hoặc tái sử dụng được."