Hành trình từ trượt đại học đến Thủ khoa đầu ra ngành Lập trình của chàng trai 21 tuổi

Quang Vũ | 09-10-2024 - 14:30 PM

Chàng trai Vũ Viết Quý sinh năm 2003, xuất sắc giành danh hiệu Best Student - Thủ khoa đầu ra của Aptech Hà Nội năm 2024 trong buổi Lễ tốt nghiệp. Viết Quý đã có những chia sẻ cơ duyên đến với ngành lập trình ngay sau khi tốt nghiệp THPT!

Nơi đam mê lập trình được bồi đắp

Vũ Viết Quý – một Gen Z chính hiệu sinh năm 2003 với niềm đam mê lập trình từ năm lớp 10, chàng trai trẻ đã xác định bản thân sẽ theo ngành nghề này từ sớm. Hiện tại, Viết Quý đang là lập trình viên Full Stack tại công ty VTI. Trải qua 2 năm học tại Aptech Hà Nội, chàng trai 2003 luôn năng nổ tham gia các cuộc thi, hoạt động của trường, từng xuất sắc đạt danh hiệu Sinh viên xuất sắc của Học kỳ Fall 2022.

Hành trình từ trượt đại học đến Thủ khoa đầu ra ngành Lập trình của chàng trai 21 tuổi - Ảnh 1.

Vũ Viết Quý chọn học lập trình tại Aptech ngay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia

Thủ khoa đầu ra Aptech Hà Nội 2024 nhớ lại thời điểm quyết định chọn ngành học sau khi nhận kết quả thi THPT Quốc gia không như mong đợi: "Ngay từ đầu mình đã định hướng là mình sẽ theo ngành lập trình. Nhưng sau khi thi THPT và mình không đỗ được trường đại học yêu thích, mình cũng tính thi lại năm sau nhưng việc thi lại mất khá nhiều thời gian, nên mình đã quyết định tìm hiểu và chọn Aptech Hà Nội là điểm đến với mình. Và hiện tại khi đã tốt nghiệp, mình thấy đây là một lựa chọn đúng đắn của mình".

Khó khăn khi cân bằng giữa việc học và đi làm lập trình viên

Bạn Viết Quý bắt đầu làm lập trình viên từ những ngày đầu của học kỳ 3 tại Aptech, trải qua những tháng ngày học hỏi vừa đi học vừa đi làm, Qúy được thầy cô đánh giá cao về năng lực và tinh thần cố gắng. Dù có những thách thức, nhưng chàng trai Gen Z luôn giữ vững tinh thần, sự kiên trì để đạt mục tiêu thành công trong công việc cũng như xây dựng sự nghiệp lâu dài.

Hành trình từ trượt đại học đến Thủ khoa đầu ra ngành Lập trình của chàng trai 21 tuổi - Ảnh 2.

Viết Quý trong buổi bảo vệ đồ án tại Aptech Hà Nội

Chia sẻ về những trở ngại khi vừa đi học vừa đi làm, Viết Quý nói: "Thời điểm khó khăn nhất với mình là phải cân bằng giữa việc đi học và đi làm, đặc biệt là khi giai đoạn làm đồ án. Tuy nhiên, trường cũng tạo điều kiện cho sinh viên vì lịch học luôn cố định ba buổi một tuần, nên mình cũng có nhiều thời gian để có thể trải nghiệm các công việc thực tế tại công ty. Lúc đó, mình là thực tập sinh trẻ nhất, tuy nhiên mình đã hòa nhập khá nhanh do môi trường trẻ trung và cũng được các anh chị team leader support rất nhiệt tình."

Dù có những phút giây mệt mỏi vì áp lực, nhưng nhờ sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, cựu sinh viên Aptech Hà Nội đã vượt qua mọi khó khăn, ngày càng trưởng thành và vững vàng hơn trong cuộc sống.

Tự học + Code dự án nhỏ + Tận dụng AI = Phương pháp học lập trình hiệu quả

Đối với thiên tài thì họ cần một phần trăm cảm hứng và 99 phần trăm đổ mồ hôi. Còn đối với những ai theo đuổi lập trình, việc "fix bug" đến 2 - 3 giờ sáng hay phải chạy những dòng code để kịp ra sản phẩm cho khách hàng đều là điều bình thường. "Nếu các bạn đã từng ngồi code đến mờ mắt thì có vẻ chúng ta đều giống nhau – đều thật sự đam mê với lập trình rồi đấy!" – Viết Quý tâm sự.

Hành trình từ trượt đại học đến Thủ khoa đầu ra ngành Lập trình của chàng trai 21 tuổi - Ảnh 3.

Sự chủ động và chịu khó tìm tòi, cập nhật kiến thức giúp chàng trai GenZ đạt được những thành tích nổi trội

Để đạt được thành công và những danh hiệu quý giá như Sinh viên xuất sắc của học kỳ, Thủ khoa đầu ra tại Aptech Hà Nội, Viết Quý đã vượt qua nhiều khó khăn và có cho mình những bí quyết riêng để đạt thành tích nổi bật: "Một số phương pháp giúp mình có thể code cừ hơn đó là chủ động học hỏi, đào sâu kiến thức và vận dụng nó trong các dự án nhỏ của bản thân. Trong khi code mình thường đặt ra các câu hỏi kiểu như: Cái này làm như thế nào nhỉ? Tại sao lại như thế? Có cách nào tốt hơn không? Sao lại code như thế này?"

Đặc biệt, bí quyết của Viết Quý là luôn tận dụng các nguồn tài nguyên trên mạng Internet để học tập ngoài tài liệu trên trường. Chat GPT là một trong những trợ thủ đắc lực, giúp chàng trai GenZ tìm ra những cách giải quyết vấn đề tối ưu nhất khi thực hiện các dự án công việc thực tế.

Đối với Viết Quý, lập trình không đơn giản chỉ là code, mà là cả đam mê. Chàng trai GenZ luôn cảm nhận về việc đi học, đi làm trong tâm thế vui vẻ, hướng bản thân trở nên tốt hơn mỗi ngày và cố gắng vun đắp đam mê lập trình để theo đuổi ngành nghề lâu dài.

"Lương nghìn đô chỉ dành cho những người có năng lực"

Chia sẻ câu chuyện về giảng viên đã đồng hành cùng Viết Quý trong hành trình tại Aptech, chàng trai GenZ kể lại: "Bình thường khi mọi người bất lực hoặc gặp một vấn đề khó khăn nào đó thì chúng ta thường thở dài. Mình vẫn nhớ mãi một câu nói của cô Đặng Kim Thi trong buổi giảng về PHP tại học kỳ 2 là: "Đừng có thở dài nếu không nó sẽ thành thói quen, cứ mỗi lần thấy khó thì lại thở dài". Câu nói này đã khiến chàng sinh viên Aptech Hà Nội được truyền cảm hứng trong học tập, thay đổi suy nghĩ và cách nhìn nhận đối với những vấn đề trở ngại trong công việc lẫn cuộc sống.

Hành trình từ trượt đại học đến Thủ khoa đầu ra ngành Lập trình của chàng trai 21 tuổi - Ảnh 4.

Kiên trì, đam mê, nỗ lực không ngừng là những yếu tố cần có để theo đuổi ngành lập trình

Theo Viết Quý, để đạt mức lương nghìn đô trong ngành lập trình viên đòi hỏi sự cố gắng, liên tục trau dồi kiến thức mới và "lương nghìn đô chỉ dành cho những người có năng lực". Hiện nay, Việt Nam đang thiếu hụt khoảng 150.000 lập trình viên chất lượng cao (Theo Topdev), do đó cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này luôn rộng mở đối với những ai thực sự quyết tâm và kiên trì theo đuổi đam mê lập trình.

Hành trình học tập của Viết Quý là minh chứng cho sự kiên trì, đam mê và nỗ lực không ngừng. Qua câu chuyện đầy cảm hứng của cựu sinh viên Aptech Hà Nội, hy vọng rằng các bạn trẻ đang nuôi dưỡng ước mơ trở thành lập trình viên sẽ tìm thấy động lực và con đường đúng đắn để theo đuổi ước mơ của mình.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập tại đây.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Cẩm nang giúp các tân binh chinh phục giảng đường đại học ngay từ năm nhất

Khoảng thời gian đầu đại học là lúc các bạn tân sinh viên gặp nhiều khó khăn nhất: từ việc thay đổi cách học, môi trường sống, đến hoàn cảnh xã hội xung quanh. Với 5 tips đơn giản mà hiệu quả, bài viết sẽ là cuốn cẩm nang mini giúp các tân binh chinh phục giảng đường đại học.