Hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời có kích thước gấp 10 lần Trái Đất?

Đức Khương | 11-02-2022 - 20:10 PM

(Tổ Quốc) - Các hành tinh nhỏ hơn đáng kể so với các ngôi sao có trong vũ trụ, nhưng chúng lại có một số đặc điểm hấp dẫn và độc đáo như kết cấu, bầu khí quyển, các nguyên tố hiện diện, vành đai, v.v. Và dưới đây là những sự thật ít được biết đến về các hành tinh.

Planet 9

Hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời có kích thước gấp 10 lần Trái Đất? - Ảnh 1.

Các nhà khoa học tin rằng có hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời của chúng ta, nó có kích thước gấp 10 lần Trái Đất. Vị trí của hành tinh này vẫn chưa được xác nhận nhưng người ta chắc chắn rằng nó tồn tại nhờ tác dụng hấp dẫn của nó đối với các vật thể khác.

Còn được gọi là "Hành tinh 9", nó có khối lượng lớn gấp 10 lần Trái Đất và di chuyển dọc theo một quỹ đạo kéo dài nằm ở khoảng cách xa gấp 400 lần khoảng cách giữa Trái Đất với Mặt trời. Quỹ đạo của Hành tinh 9 có lẽ cũng lệch từ 15 đến 25 độ so với mặt phẳng quỹ đạo chính của hệ Mặt trời, nơi các hành tinh còn lại di chuyển.

Ý tưởng về sự tồn tại của hành tinh mới này được đề xuất vào năm 2014, và nó nhanh chóng trở nên phổ biến trong giới thiên văn học. Suy đoán này được dựa trên các mẫu vật thể trong một vòng mảnh vỡ ở vành đai bên ngoài được gọi là "Vành đai Kuiper."

Người ta nhận thấy rằng các vật thể ở đây được kết tụ lại với nhau theo cách tương tự như việc có sự hiện diện của lực hấp dẫn từ một vật thể lớn nào đó. Kể từ phát hiện này, các nhà thiên văn học đã cố gắng tìm ra được nhiều bằng chứng chứng minh cho việc tồn tại hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời.

Tuy nhiên điều khiến chúng ta chưa thể khẳng định chắc chắn rằng hành tinh này hoàn toàn tồn tại chính là sự hiểu biết hạn chế của con người đối với Vành đai Kuiper.

J1407b

Hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời có kích thước gấp 10 lần Trái Đất? - Ảnh 2.

Có một ngoại hành tinh tên là J1407b, nó có hơn 30 vành đai vây quanh mình, và mỗi vành đai có đường kính hàng chục triệu km. Các vành đai khổng lồ của nó lớn gấp 200 lần so với vành đai của Sao Thổ.

Sao Thổ là hành tinh có vành đai lớn nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta, tuy nhiên những vành đai của nó còn quá nhỏ bé khi so sánh với ngoại hành tinh này, tuy nhiên nó lại ở vị trí quá xa để có thể quan sát một cách trực tiếp.

J1407b được phát hiện vào năm 2012, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hệ thống vành đai của hành tinh này có đường kính dài 120 triệu km (tổng cộng 30 vành đai xung quanh), và có dạng các hạt bụi che khuất ánh sáng với tổng khối lượng gần bằng Trái Đất.

Các nhà khoa học cho rằng những vành đai khổng lồ như vậy được hình thành vào thời kỳ những hành tinh này còn trẻ. Sau một khoảng thời gian dài, các vành đai sẽ mỏng dần mà mất đi, đến cuối cùng có thể nó chỉ còn lại giống như vành đai của sao Thổ hiện nay. Cũng vì vậy mà rất có thể trước đây sao Thổ của chúng ta cũng có một vành đai rất lớn.

J1407b quay quanh một ngôi sao giống như Mặt trời, nhưng 95% ánh sáng của nó bị chặn bởi hệ thống vành đai dày đặc này. Các nhà thiên văn đã dự đoán rằng các vành đai này sẽ mỏng hơn đang kể trong vài triệu năm tới.

Kepler-442b

Hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời có kích thước gấp 10 lần Trái Đất? - Ảnh 3.

Theo một chỉ số được phát triển vào năm 2015 thì Trái Đất không phải là hành tinh có chỉ số có thể sinh sống được cao nhất từng được tìm thấy. Có một ngoại hành tinh đầy đá tên là Kepler-442b, cách chúng ta hơn q nghìn năm ánh sáng, có kích thước gần tương tự Trái Đất. Hành tinh này có chỉ số có thể sinh sống là 0,836 trong khi Trái Đất là 0,829.

Kepler-442b là một ngoại hành tinh, có khả năng là một hành tinh đất đá, quay xung quanh trong vùng có thể sống được của một sao lùn cam Kepler-442, cách Trái Đất khoảng 1.206 năm ánh sáng. Hành tinh này được phát hiện bởi tàu vũ trụ Kepler của NASA bằng cách sử dụng phương pháp vận tốc hướng tâm. NASA công bố xác nhận ngoại hành tinh vào ngày 6 tháng 1 năm 2015.

Thang đo xác định khả năng sinh sống của các hành tinh dựa vào "Vùng Goldilocks" - khoảng cách chính xác từ hành tinh đến mặt trời của nó - khoảng cách cho phép nước lỏng tồn tại. Ngoài ra, chỉ số mới còn tính đến mật độ đá, yếu tố của các hành tinh cũng như độ lệch tâm của quỹ đạo và albedo của chúng. Theo đó, hành tinh Kepler-442b được cho là phù hợp với sự sống hơn cả Trái Đất.

Sao Hải Vương và sao Thiên Vương có đại dương kim cương

Hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời có kích thước gấp 10 lần Trái Đất? - Ảnh 4.

Theo các nhà nghiên cứu, có thể sao Hải Vương và sao Thiên Vương có đại dương là kim cương lỏng. Các thí nghiệm được tiến hành dưới áp suất cao mô phỏng các điều kiện trên các hành tinh khí khổng lồ này cho thấy các mảnh kim cương có thể nổi trên biển carbon lỏng.

Nghiên cứu này dựa trên các đo đạc chi tiết về điểm tan chảy của kim cương - dựa trên các đo đạc chi tiết lần đầu tiên về điểm tan chảy của kim cương. Các nhà khoa học đã tiến hành các thí nghiệm hóa lỏng kim cương dưới áp suất và nhiệt độ cao bằng cách sử dụng tia laser - kim cương chịu áp suất lớn hơn 40 triệu lần so với áp suất được tìm thấy ở mực nước biển của Trái Đất.

Theo đó, khi tiến hành thí nghiệm theo các điều kiện tương tự với môi trường của sao Hải Vương và sao Thiên Vương. Kết quả cho thấy, các mảnh kim cương rắn bắt đầu xuất hiện trên nền của kim cương lỏng. Chúng thậm chí còn trôi nổi như những tảng băng trôi trên mặt nước.

Và theo ước tính, khoảng 10% sao Hải Vương và Thiên Vương được tạo thành từ carbon. Do đó việc hình thành đại dương kim cương trên hai hành tinh này là điều hoàn toàn có thể. Nhưng trước mắt đó vẫn chỉ là lý thuyết và thực hư chính xác ra sao thì còn phải đợi những nhà khoa học tiếp cận được đến bề mặt của hai hành tinh này mới rõ.

 

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tết an vui với ưu đãi miễn phí bảo dưỡng từ Panasonic

Dịp cuối năm là thời điểm mỗi gia đình đều chú trọng tân trang cho ngôi nhà của mình cũng như quan tâm đến sức khỏe cho các thành viên. Hiểu được mong muốn đó, Panasonic triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường niên 2024 với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn và cả nhà chuẩn bị một mùa Tết khỏe mạnh và an lành.