Những ngày gần đây, Hoài Linh đang là nghệ sĩ được nhắc đến nhiều nhất với vấn đề giải ngân hơn 14 tỷ tiền từ thiện. Trong ngày 5/6, Hoài Linh đã đăng video với tiêu đề "Hoài Linh giải trình công tác từ thiện" lên kênh YouTube với hơn 1 triệu người đăng kí.
Rất nhanh chóng, video này đã có hơn 1,3 triệu lượt xem dù dài gần 50 phút, và có gần 1K comment, 65K like và hơn 7K lượt dislike.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là khi gõ lên thanh tìm kiếm từ khoá "Võ Nguyễn Hoài Linh" kết quả trả về rất nhiều video đưa thông tin giả mạo, thậm chí ác độc như Hoài Linh "đột ngột ra đi", phá dỡ nhà thờ Tổ hay thậm chí như việc công an khám xét nhà thờ...
Tất cả đều chỉ là "fake news" nhưng lại thu hút lượt xem cực khủng, từ vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu lượt xem cho mỗi video.
Với những thumbnail bắt mắt, những câu tiêu đề giật gân... đã có rất nhiều người netizen bị lừa mà bấm vào video. Thực tế thì những thông tin trên đều là những thông tin giả mạo, gây ảnh hưởng xấu đến uy tin, danh dự của Hoài Linh và còn gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Căn cứ Điều a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
Và Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020: Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.