Ngoài ra, tập đoàn Mỹ cũng rút Chevrolet khỏi Thái Lan và bán lại nhà máy lắp ráp của họ tại đây cho đối tác Trung Quốc là Great Wall Motors. Đây là động thái tiếp theo trong kế hoạch rút lui khỏi các thị trường không mang lại lợi nhuận cua CEO Mary Barra kể từ khi bà đảm nhiệm chức vụ này vào năm 2014.
Trong 6 năm qua, tập đoàn từng giữ vị thế số 1 toàn cầu trong hơn 70 năm đã rút lui khỏi hàng loạt quốc gia và thậm chí khu vực lớn như Nga, Nam Phi và thậm chí là cả châu Âu khi bán đứt 2 thương hiệu con Opel và Vauxhall cho tập đoàn PSA.
Về phần Holden, thương hiệu từng là "xe quốc dân" tại Australia (từng chiếm tận 21,6% thị phần nước nay vào đỉnh điểm là 2002) đã tụt dốc không phanh. Tới 2013, tỉ lệ trên chỉ còn 9,9% và khi GM đóng cửa nhà máy nội địa vào năm 2017 là 7,6%. Năm ngoái cũng là thời điểm thê thảm nhất với Holden khi chỉ còn nắm giữ 4,1% thị phần xe mới bán ra. Không phải người dân Australia quay lưng với Holden mà chính việc GM không chấp nhận nâng cấp xe mới giàu tính cạnh tranh hơn khiến họ bị đào thải.
Trong khi đó tại Thái Lan, quốc gia Đông Nam Á từng được dự đoán là mang lại lợi nhuận bền vững cho GM nhờ mảng xe chuyên dụng này lại chứng minh "khó nhằn" hơn tập đoàn Mỹ tưởng bởi sự cạnh tranh khốc liệt từ Ford và Mazda.
Ấn Độ và Hàn Quốc, 2 thị trường xe cũng thuộc diện lớn trên toàn cầu có vẻ như sẽ là các quốc gia tiếp theo chứng kiến các thương hiệu GM biến mất trong bối cảnh họ muốn đẩy mạnh hình ảnh của mình tại các khu vực còn hy vọng như Mỹ Latin, Trung Đông và Trung Quốc bên cạnh sân nhà Bắc Mỹ.
Tham khảo: Autonews