Giữa lúc căng thẳng, Trung Quốc âm thầm "đi đêm" với một quốc gia - Bất ngờ bị lộ tất cả!

Mạnh Kiên | 21-04-2022 - 16:11 PM

(Tổ Quốc) - Trong lúc tình hình căng thẳng rối ren, Trung Quốc đã có động thái chiến lược ngay sát ngưỡng cửa nhà đồng minh của Mỹ. Lập tức mọi tính toán đằng sau bị vạch trần.

Trung Quốc gây chấn động

Trong 20 năm qua, Mỹ luôn là quốc gia mở rộng và chi phối ảnh hưởng trên toàn cầu nhằm mang lại những lợi ích về quân sự, thương mại. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt đối với Washington.

Theo Eurasia Reviews, để hướng tới những mục tiêu này, Bắc Kinh đang sử dụng mô típ của chính người Mỹ, bao gồm cung cấp "viện trợ" dưới nhiều hình thức khác nhau cho các quốc gia để đổi lấy một mối quan hệ quân sự mở rộng.

Điều này đã được thể hiện ngay trong thỏa thuận an ninh mới của Bắc Kinh với Quần đảo Solomon, một chuỗi đảo ở tây nam Thái Bình Dương, mà nhiều người ví rằng là một cơn địa chấn về chính trị-quân sự.

Đây là thỏa thuận an ninh song phương đầu tiên được biết đến giữa Trung Quốc và một quốc gia ở Thái Bình Dương.

Theo các nguồn tin, hiệp ước an ninh cho phép Trung Quốc cử cảnh sát và quân nhân đến quần đảo Solomon "để hỗ trợ duy trì trật tự xã hội", đồng thời mở cửa cho các tàu chiến Trung Quốc dừng lại cảng để "bổ sung hậu cần".

Điều này làm dấy lên lo ngại về những nguy cơ an ninh có thể xảy ra, khi một cơ sở hải quân Trung Quốc có thể nằm ngay trước ngưỡng cửa Úc và New Zealand.

Thủ tướng Quần đảo Solomon xác nhận đã ký một thỏa thuận an ninh mới với Trung Quốc, nhưng trấn an rằng bước đi này sẽ "không phá hoại hòa bình và hòa hợp của khu vực" giống như Mỹ và Úc lo ngại.

Wang Wenbin, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết thỏa thuận dựa trên nguyên tắc "bình đẳng và cùng có lợi".

"Mục đích của hợp tác an ninh Trung Quốc-Quần đảo Solomon là thúc đẩy ổn định xã hội và ổn định lâu dài ở Quần đảo Solomon, vì lợi ích chung của Quần đảo Solomon và khu vực Nam Thái Bình Dương".

Quần đảo Solomon chỉ cách Úc khoảng hơn 1.000km về phía đông bắc, được giới phân tích mô tả là có tác động lớn về mặt địa chính trị đối với Mỹ. Canberra đã tuyên bố rằng họ "thất vọng" với thỏa thuận này.

Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên khi chính quyền Solomon ngụ ý rằng Mỹ và Úc có thể gây áp lực buộc họ phải từ bỏ thỏa thuận.

Giữa lúc căng thẳng, Trung Quốc âm thầm đi đêm với một quốc gia - Bất ngờ bị lộ tất cả! - Ảnh 2.

Mỹ ứng phó thế nào

Thỏa thuận hiện tại không ngay lập tức tạo ra một căn cứ quân sự chính thức của Trung Quốc ở quần đảo Solomon, nhưng chắc chắn đặt nền tảng cho một viễn cảnh tương tự trong tương lai.

Không quốc gia nào có các căn cứ quân sự ở nước ngoài nhiều bằng Mỹ, nhưng Trung Quốc đang tăng dần số lượng khi hiện có các cơ sở liên kết ở Djibouti, Myanmar và Tajikistan.

Nhiều khả năng, Washington sẽ đáp trả bằng thái độ đối đầu với Trung Quốc sau động thái mới nhất.

"Có lý do chính đáng để hoài nghi rằng Trung Quốc có thể tìm cách sử dụng sự hiện diện kinh tế của mình để tạo cơ hội hiện diện quân sự lâu dài hơn tại đây", Bonnie Glaser, chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc và là giám đốc Chương trình Châu Á tại Quỹ Marshall nói với Grid News.

"Úc và Mỹ đã cảnh giác với khả năng nói trên vì họ coi khu vực này là rất chiến lược".

Quần đảo Solomon bao gồm 900 hòn đảo nằm trên các tuyến đường hàng hải kết nối Mỹ với các khu vực rộng lớn hơn. Trong tuyên bố mới nhất, Nhà Trắng cho biết họ lo ngại về "sự thiếu minh bạch và bản chất không xác định" của hiệp ước.

Để tháo gỡ tình hình, giới quan sát cho rằng Washington sẽ phải tức tốc chuyển sang tăng cường quan hệ với quốc đảo này.

Có một số điều mà Hoa Kỳ có thể làm. Một là cung cấp một số biện pháp bảo vệ để giúp Solomon đối phó với việc đánh bắt bất hợp pháp, bao gồm cung cấp các tàu cảnh sát biển để giúp nước này giám sát những gì đang diễn ra bên trong vùng đặc quyền kinh tế vốn rất rộng lớn.

Về cơ bản, người Solomon cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Lý do khiến người Trung Quốc hợp tác thành công với Solomon đến từ lời đề nghị cung cấp cơ sở hạ tầng cho quốc đảo.

Chính vì vậy, Mỹ cũng sẽ phải tham gia vào cung cấp cơ sở hạ tầng cùng với Nhật Bản, Úc, thậm chí bao gồm cả người châu Âu.

Điều đáng nói là Mỹ còn chưa có đại sứ quán ở Solomon trong gần 30 năm qua và chỉ mới có kế hoạch mở gần đây.

"Có rất nhiều phương án, nhưng phương Tây thực sự phải sử dụng tài nguyên của các chương trình này một cách có mục tiêu để cạnh tranh hiệu quả hơn với Trung Quốc", chuyên gia Glaser nhấn mạnh.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM