Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê, tuổi thọ của người Việt ngày càng cao với số lượng người trên 60 tuổi tăng rất nhanh. Trong giai đoạn 2009 - 2019, số lượng người cao tuổi tăng từ 7,45 triệu (8,68% dân số) lên 11,41 triệu (11,86% dân số). Dự báo, con số này sẽ tăng lên 17,28 triệu người (16,53% dân số) vào năm 2029.
Mặc dù tuổi thọ tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh của người Việt lại thấp hơn rất nhiều so với các nước khác. Theo thông tin từ Hội nghị lão khoa quốc gia lần 2 do Hội Lão khoa Việt Nam tổ chức năm 2021, 96% người cao tuổi nước ta có bệnh, chủ yếu là bệnh mạn tính không lây và bình quân mỗi người từ 65 tuổi có 3 bệnh.
Người cao tuổi thường gặp phải 6 vấn đề về sức khỏe đó là các bệnh về xương khớp, tim mạch, tiêu hoá, rối loạn giấc ngủ, suy giảm sức đề kháng, thường xuyên mệt mỏi.
Nhận thức được tình trạng này, rất nhiều người đã bắt đầu có ý thức ‘lo cho một tuổi già ngay từ khi còn trẻ’. Không chỉ thay đổi lối sống, người dân cũng đã chú trọng hơn tới dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe.
Dinh dưỡng hợp lý là nền tảng của sức khỏe và trí tuệ. Việc có được chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học sẽ không chỉ giúp những người đang bước vào ngưỡng ‘xế chiều’ sống khỏe, mà còn phòng tránh được nhiều bệnh tật để sống thọ.
Thế nhưng, ở người lớn tuổi, nhu cầu dinh dưỡng có nhiều điều cần lưu ý hơn vì các chức năng của cơ thể cũng như hệ miễn dịch đang dần lão hoá. Thêm vào đó, việc bổ sung dinh dưỡng như thế nào để người lớn tuổi có sức khỏe bền vững cũng chưa được hiểu đúng và đủ.
Buổi giao lưu trực tuyến về chủ đề “Dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khoẻ tổng thể cho người lớn tuổi” được Soha.vn tổ chức từ 14h đến 16h ngày 11/08/2022 với mong muốn cung cấp những thông tin về cách bổ sung các dưỡng chất để nâng cao sức khỏe cho người lớn tuổi.
Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến “Dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khoẻ tổng thể cho người lớn tuổi”
Tham gia buổi giao lưu trực tuyến có các chuyên gia:
● GS.TS.BS Lê Thị Hợp, Nguyên Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Nguyên Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, hiện là Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam.
● Thầy thuốc Ưu tú Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ Trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế, hiện là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam.
● Th.S Nguyễn Quỳnh Vân, Viện Phó – Viện Dinh dưỡng TH.
Dưới đây là nội dung của buổi giao lưu trực tuyến:
Thực trạng tuổi cao đi đôi với bệnh tật
Hỏi: Đâu là những yếu tố có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ tổng thể của người cao tuổi?
GS.TS.BS Lê Thị Hợp, Nguyên Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Từ trước đến nay sức khỏe vẫn được xem là trình trạng không có bệnh tật, đau yếu. Tuy nhiên, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khái niệm về sức khỏe bao hàm ý nghĩa rộng hơn – đó là “một trạng thái thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay tật”.
Chúng ta biết rằng có sức khỏe là có tất cả. Sức khỏe là nguồn lực giá trị giúp cho con người làm chủ bản thân mình, xã hội và đời sống kinh tế, cho họ sự tự do làm việc, học tập và tham gia tích cực vào hoạt động gia đình, đời sống cộng đồng.
Chúng ta biết rằng, tình trạng sức khỏe của một người nói chung bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố cá nhân của người đó (tuổi và giới), các yếu tố môi trường và xã hội. Các yếu tố này được xem như là các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe và được phân loại khái quát như sau:
(1) Các yếu tố di truyền: Đóng vai trò ít nhiều ảnh hưởng đến tuổi thọ, thể trạng, cũng như việc hình thành một số bệnh tật của người cao tuổi. Ví dụ, gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường thì thế hệ sau cũng có nguy cơ mắc cao hơn nhóm gia đình không có yếu tố nguy cơ.
(2) Môi trường: Là những yếu tố bên ngoài cơ thể, mà con người khó kiểm soát hay thậm chí không kiểm soát được.
Các yếu tố môi trường bao gồm:
- Môi trường xã hội, tổ chức xã hội, các nguồn lực…
- Môi trường tự nhiên như: nhiệt độ, ánh sáng, không khí, đất nước, thiên tai, thảm họa
- Môi trường sống, làm việc: Tình trạng khó khăn về nhà ở, nơi làm việc, trong gia đình và cộng đồng dễ dẫn đến những vấn đề về sức khỏe tâm thần,…
(3) Yếu tố xã hội: Là tất cả các yếu tố và hoàn cảnh không thuận lợi cho con người sinh sống và làm việc, như: chiến tranh, sự bất ổn về kinh tế - xã hội, tình hình an ninh trật tự,… ảnh hưởng tới thể chất, tâm thần
(4) Dịch bệnh và Hệ thống chăm sóc sức khỏe: Dịch bệnh như đại dịch Covid-19, dịch cúm A, dịch sốt xuất huyết ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người cao tuổi. Việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe: chất lượng điều trị và chăm sóc như thế nào, tình trạng thuốc men có đầy đủ hay không; khả năng tiếp cận với các dịch vụ của người dân (chi phí, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, thời gian chờ đợi…); thái độ của cán bộ y tế đối với người bệnh; .... Và các dịch vụ y tế dự phòng bệnh tật. Đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm, các bệnh mạn tính không lây nhiễm…
(5) Yếu tố hành vi và lối sống: Rất rõ ràng với các nam giới: hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần và thể chất. Lối sống không lành mạnh, ít vận động thể lực cũng ảnh hưởng tới sức khỏe người cao tuổi.
(6) Yếu tố dinh dưỡng: Dinh dưỡng hợp lý đặc biệt quan trọng với người cao tuổi, chế độ dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi, tình trạng bệnh lý kết hợp với hoạt động thể lực, thói quen sinh hoạt điều độ sẽ giúp cho người cao tuổi được khoẻ mạnh tăng cường sức đề kháng để phòng chống bệnh tật.
GS.TS.BS Lê Thị Hợp, Nguyên Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết tình trạng sức khỏe của một người nói chung bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố cá nhân của người đó (tuổi và giới), các yếu tố môi trường và xã hội.
Hỏi: Người cao tuổi tại Việt Nam đang phải đối diện với nhiều nguy cơ bệnh tật? Các nguy cơ ấy là gì?
GS.TS.BS Lê Thị Hợp, Nguyên Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Người cao tuổi Việt Nam đang phải đối diện với gánh nặng "kép" về dinh dưỡng: Thiếu và thừa dinh dưỡng hay suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì; hiện nay thêm một vấn đề dinh dưỡng nữa là thiếu vi chất và khoáng chất dinh dưỡng. Ước tính trung bình mỗi người mắc 3 bệnh phải điều trị suốt đời như: Tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, xương khớp…
- Trong đó có 6 vấn đề sức khỏe thường gặp ở người cao tuổi:
Xương khớp có thể dẫn tới tình trạng liệt, tàn phế
Tim mạch với biến chứng đột quỵ
Tiêu hoá kém dẫn tới tình trạng kém hấp thu các chất dinh dưỡng.
Miễn dịch kém tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và các dịch bệnh nói chung.
Giấc ngủ kém (ngủ không đủ và ngon giấc) sẽ ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần.
Sức khoẻ tổng thể kém ( mệt mỏi, dễ mắc các bệnh…) Đây là hệ quả của tất cả các vấn đề ảnh hưởng tới sức khoẻ tổng thể của người cao tuổi.
Hỏi: Bố mẹ tôi đều ngoài 50 tuổi, cả hai ông bà thường xuyên kêu đau mỏi xương khớp trong thời gian gần đây. Cách đây 2 - 3 năm, hầu như không bao giờ ông bà phàn nàn quá nhiều đến tình trạng này. Chuyên gia cho tôi hỏi, lão hóa xương khớp thường bắt đầu ở độ tuổi nào?
Thầy thuốc Ưu tú, BS. Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ Trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế:
Xương khớp là một loại bệnh lý mà người già hay gặp. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh lý về xương khớp thì càng nhiều. Đối với trường hợp của độc giả, bố mẹ bạn đã ngoài 50 tuổi, thoái hóa xương khớp là chuyện bình thường.
Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ loãng xương trong dân số trên 50 tuổi vào khoảng 20 - 25% ở nam giới và 30 - 40% ở nữ giới.
Nguy cơ bị loãng xương có thể xuất hiện từ nhóm tuổi 35 - 40 và tăng dần theo tuổi.
Khi còn trẻ, tốc độ tạo xương lớn hơn tốc độ huy động chất khoáng từ xương. Sự tạo xương thường đạt tới đỉnh điểm ở khoảng 25 - 30 tuổi.
Sau thời kỳ này quá trình phân hủy cấu trúc xương cũ (hủy xương) diễn ra mạnh hơn quá trình tạo mô xương mới (tạo xương) làm mất dần cấu trúc xương. Khi đó, quá trình gây loãng xương, thoái hóa khớp gây ra bệnh lý xương khớp bắt đầu xảy ra.
Vì vậy, nếu chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, không hợp lý, ít vận động thể lực, lạm dụng thuốc... sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương.
Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có 4 nhóm chất chính gồm chất đạm, tinh bột, chất béo và vi chất dinh dưỡng. Việc bổ sung cân đối, đầy đủ 4 nhóm chất này sẽ giúp sản xuất các mô, tế bào, nội tiết tố… từ đó giúp tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Chúng ta có thể bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như cá, đặc biệt là cá biển, cá ngừ, cá thu…, trứng và đặc biệt là sữa tươi (vì sữa tươi chứa nhiều vitamin và dưỡng chất) để ngăn chặn nguy cơ loãng xương.
Thầy thuốc Ưu tú, BS. Phạm Hưng Củng giải đáp các thắc mắc của độc giả về dinh dưỡng cho người lớn tuổi.
Hỏi: Bệnh tim mạch phổ biến thế nào ở người cao tuổi? Đây là bệnh xảy ra do quá trình lão hoá hay có cộng hưởng của những vấn đề gì khác?
Thầy thuốc Ưu tú, BS. Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ Trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế:
Bệnh tim mạch liên quan đến hệ thống tuần hoàn, tim và mạch máu. Đây là bệnh lý rất quan trọng với người già. Các bệnh lý tim mạch có thể kể đến như tình trạng cao huyết áp, nhịp tim thay đổi, lượng máu đến tim kém…
Theo những thống kê gần đây, một trong những bệnh lý có tỷ lệ cao nhất ở người già là huyết áp cao, chiếm từ 40 - 42 % (cứ 10 người sẽ có 4 - 5 người mắc). Cao huyết áp có thể dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể kiểm soát được nếu chúng ta tầm soát sớm.
Ngoài ra, người già cũng hay gặp tình trạng xơ vữa động mạch do các loại axit béo xấu bị lắng đọng ở thành mạch. Tình trạng này có thể làm tăng huyết áp, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim… Hiện nay, có nhiều vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, khiến bệnh lý tim mạch tăng cao hơn như ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm (thực phẩm chứa nhiều dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng…), lối sống (thói quen ăn uống, ít vận động,…)
Hỏi: Mẹ tôi năm nay 50 tuổi. Dạo gần đây mẹ tôi hay kêu chán ăn, không muốn ăn mặc dù mẹ tôi không có bệnh lý nền gì cả. Có phải mẹ tôi đang bị giảm chức năng hệ tiêu hoá. Điều này có nguy hiểm không?
GS.TS.BS Lê Thị Hợp, Nguyên Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Giảm chức năng tiêu hóa thường gặp ở người lớn tuổi có các biểu hiện thường thấy là mệt mỏi, chán ăn, bỏ ăn,...
Ở người cao tuổi, chức năng của hệ tiêu hóa – cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, bị suy giảm theo tuổi tác, nhu động thực quản, dạ dày, ruột yếu, số lượng và chất lượng enzym của nước bọt, dịch dạ dày, mật cũng suy giảm,…
Giảm chức năng tiêu hoá ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ tổng thể, bởi thức ăn là nguồn năng lượng, là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như các vitamin, khoáng chất. Nguy hiểm hơn là nhiều người cao tuổi mắc chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài, mất cảm giác thèm ăn và đói, sẽ ảnh hưởng đến hấp thu các chất dinh dưỡng dẫn tới suy kiệt cơ thể.
Nếu để tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài quá lâu ngoài những đau đớn phiền toái người bệnh còn gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn đường hô hấp, các bệnh về tiết niệu,...
Hỏi: Tôi năm nay 56 tuổi, đã nghỉ hưu. Nhưng không hiểu sao dạo này tôi thường xuyên bị mất ngủ. Tôi không uống cà phê hay uống thuốc gì cả. Vì sao tôi lại có tình trạng này? Mất ngủ lâu có nguy hiểm không thưa chuyên gia?
Thầy thuốc Ưu tú, BS. Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ Trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế:
Mất ngủ là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, lượng melatonin trong cơ thể họ suy giảm khiến chất lượng giấc ngủ không tốt. Hơn nữa, hoạt động giữa các trung khu của não bộ người cao tuổi không hoạt động nhịp nhàng, mất sự kết dính… làm cho quá trình hưng phấn và kích thích của vỏ não bị rối loạn, gây mất ngủ.
Ngoài ra, người cao tuổi thường có nhiều mối lo, mối bận tâm về gia đình, ví dụ như lo cho con cháu, khiến họ bị stress (căng thẳng). Điều này cũng khiến người cao tuổi dễ bị mất ngủ hơn.
Chưa kể người già thường mắc các bệnh lý nền mạn tính. Theo WHO, người cao tuổi thường dễ mắc một số bệnh mạn tính như viêm loét dạ dày, viêm phế quản, đái tháo đường… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh mạn tính có thể trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ.
Thời gian ngủ của người bình thường là 7 - 8 tiếng. Tuy nhiên, thời gian ngủ của người cao tuổi sẽ ngắn hơn, có thể dưới 6 tiếng. Giấc ngủ cần đảm bảo cả hai yếu tố về số giờ ngủ và chất lượng giấc ngủ. Do đó, tình trạng mất ngủ kéo dài cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Thiếu ngủ kéo dài có thể gây suy nhược thần kinh, làm việc không tập trung, suy nhược cơ thể, chất lượng cuộc sống giảm.
Vậy làm sao để cải thiện chất lượng giấc ngủ của người cao tuổi? Chúng ta cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ, mối bận tâm trong cuộc sống. Đồng thời cần phải chú trọng bổ sung chất dinh dưỡng trong các bữa ăn. Xây dựng các thói quen tốt: Ăn vừa đủ vào bữa tối; Uống đủ nước (ít nhất 2 lít nước/ngày); Hạn chế uống trà vào buổi tối; Xem các phương tiện thông tin đại chúng vừa phải để đảm bảo sức khỏe và chất lượng giấc ngủ.
Thầy thuốc Ưu tú, BS. Phạm Hưng Củng tư vấn người cao tuổi cần phải chú trọng bổ sung chất dinh dưỡng trong các bữa ăn, xây dựng các thói quen tốt, ăn vừa đủ vào bữa tối, uống đủ nước (ít nhất 2 lít nước/ngày).
Hỏi: Tôi có nghe tới thuật ngữ ‘lão hoá miễn dịch’. Điều này có nghĩa là gì? Có gây hậu quả gì đối với sức khoẻ không?
GS.TS.BS Lê Thị Hợp, Nguyên Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Lão hóa cơ thể ở người cao tuổi nói chung cũng dẫn đến những thay đổi rõ rệt trong thành phần, chức năng và năng lực của cả hệ thống miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch đáp ứng. Sự suy giảm dần khả năng miễn dịch của một con người do quá trình lão hóa được gọi là "Lão hóa miễn dịch".
Lão hóa làm giảm sức đề kháng của cơ thể đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng.
Đồng thời, hệ thống miễn dịch bị lão hóa có liên quan đến tình trạng viêm mạn tính, làm tăng nguy cơ mắc hầu hết các bệnh liên quan đến tuổi già.
Khả năng miễn dịch không chỉ suy yếu khi lớn tuổi, nó cũng trở nên mất cân bằng.
Như vậy, lão hóa làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng.
Mối liên hệ giữa dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe tổng thể cho người lớn tuổi
Hỏi: Từ những phân tích ở trên tôi thấy càng lớn tuổi thì càng có nguy cơ đối diện với các vấn đề về sức khỏe. Vậy có thể làm gì để chủ động phòng tránh các vấn đề đó?
GS.TS.BS Lê Thị Hợp, Nguyên Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Theo WHO, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và là một trong những quốc gia già hóa dân số nhanh.
Tuổi càng cao, sức đề kháng càng suy yếu, người cao tuổi phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe liên quan tới hệ thống miễn dịch, tim mạch, tiêu hoá, xương khớp. Do đó, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp kéo dài tuổi thọ và độ dẻo dai các bộ phận trong cơ thể là một trong những cách quan trọng làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể.
Vì vậy, để tăng cường sức khỏe tổng thể, người lớn tuổi cần áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung kịp thời đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam như canxi, ma-giê, kẽm, selen… đồng thời, chú trọng thêm các thành phần khác đã được nghiên cứu có chức năng bổ trợ như sterol esters thực vật (chất béo thực vật tốt cho sức khỏe tim mạch), beta – glucan nấm men (tốt cho đề kháng), đặc biệt những chất chống lại gốc tự do độc hại đối với cơ thể: bổ sung những vitamin khoáng chất “Anti- oxidant” như vitamin C, E, D, Beta-caroten…
Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Đảm bảo đầy đủ, cân đối và đa dạng thực phẩm; Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất; Tăng cường chất xơ, hạn chế chất kích thích; Tiêu thụ đủ nước, thực hiện “3 giảm”: giảm muối, giảm đường, giảm mỡ.
Chế độ ăn uống cân đối cần kết hợp với hoạt động thể lực phù hợp để nâng cao sức khỏe tổng thể ở người lớn tuổi.
Hỏi: Thị trường bán rất nhiều thuốc bổ, thực phẩm chức năng tăng miễn dịch? Có phải người cao tuổi nào cũng cần sử dụng các loại thuốc này?
Thầy thuốc Ưu tú, BS. Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ Trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế:
Thực phẩm chức năng là sản phẩm đặc biệt, được nhiều người sử dụng. Về công năng, công dụng, thực phẩm chức năng giúp bổ sung các chất dinh dưỡng mà cơ thể chúng ta thiếu, giúp chống, làm chậm quá trình lão hóa, góp phần nâng cao tuổi thọ của con người.
Thực phẩm chức năng giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn; cung cấp các hoạt chất sinh học để cơ thể dự phòng ứng phó, hỗ trợ một số các bệnh lý, đem lại một số lợi ích cho cơ thể, đặc biệt là đối với người già - những người có sức đề kháng và hệ miễn dịch suy giảm.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng với nhiều thành phần khác nhau. Vì vậy, người dùng nói chung và người lớn tuổi nói riêng cần lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chức năng phù hợp với tình trạng sức khỏe và nên có khuyến cáo, tư vấn của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.
Hỏi: Tập đoàn TH vừa tung một sản phẩm TH true MILK GOLD ra thị trường. Sản phẩm này được giới thiệu là đặc biệt dành cho người lớn tuổi. Lý do nào mà TH cho ra đời sản phẩm dành cho lứa tuổi này?
Th.S Nguyễn Quỳnh Vân, Viện Phó – Viện Dinh dưỡng TH:
Tỷ lệ người trên 60 tuổi trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang gia tăng hơn bất cứ nhóm tuổi nào và sẽ tiếp tục tăng tốc trong những thập kỷ tới. Dự báo đến năm 2050, 26% dân số Việt Nam là người cao tuổi. Nhóm đối tượng này có nguy cơ suy dinh dưỡng cao, tỷ lệ 10% trong cộng đồng và có thể đến 50% khi nằm viện.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi là khẩu phần ăn hàng ngày không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của cơ thể, trong khi thể trạng sức khỏe yếu, chức năng hệ tiêu hóa giảm, sa sút trí tuệ, mắc bệnh lý nền,... Đồng thời, đây cũng là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và khó hồi phục khi mắc bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt để nâng cao thể trạng, tăng tối đa sức đề kháng, phòng tránh các vấn đề bệnh lý thường gặp như: Tim mạch, trí não, tiêu hóa, xương khớp...
Việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý, tốt cho sức khỏe của người cao tuổi là nhu cầu hết sức thiết yếu. Theo đó, việc này cần bắt đầu càng sớm càng tốt, không phải đợi tới khi chạm đến ngưỡng cao tuổi (60 tuổi trở lên, theo luật Người cao tuổi của Việt Nam), mà nên tiến hành từ nhiều năm trước đó. Xuất phát từ thực tế này, TH đã cho ra đời sản phẩm sữa tươi sạch với công thức dinh dưỡng cho người lớn tuổi đầu tiên tại Việt Nam, nhằm hỗ trợ nâng cao sức khoẻ tổng thể. Sản phẩm được sản xuất hoàn toàn từ sữa tươi sạch tách béo của Trang trại TH, có hàm lượng lactose thấp, bổ sung bộ công thức dưỡng chất tối ưu.
Đây là sản phẩm có tính đột phá trên thị trường thực phẩm dinh dưỡng Việt, đem lại cơ hội thưởng thức vị ngon và bổ sung dưỡng chất từ sữa tươi sạch và bộ công thức đa lợi ích cho người lớn tuổi.
Th.S Nguyễn Quỳnh Vân, Viện Phó – Viện Dinh dưỡng TH trả lời câu hỏi của độc giả quan tâm đến sản phẩm TH true MILK GOLD.
Hỏi: Là sản phẩm dành cho người lớn tuổi, sản phẩm này chắc hẳn phải có điều gì khác biệt so với các sản phẩm trước đó?
Th.S Nguyễn Quỳnh Vân, Viện Phó – Viện Dinh dưỡng TH:
Giống như tất cả các sản phẩm thực phẩm khác thuộc Hệ sinh thái TH, TH true MILK GOLD đảm bảo tiêu chuẩn Hoàn toàn từ thiên nhiên:
- Sản phẩm được làm từ 100% các nguyên liệu từ thiên nhiên.
- Không phụ gia tổng hợp, không chất bảo quản.
Điểm khác biệt so với các sản phẩm trước đó của TH, cũng như khác biệt với tất cả các sản phẩm khác hiện có trên thị trường:
- Là sản phẩm sữa tươi tiệt trùng với công thức dinh dưỡng, bổ sung các dưỡng chất dành cho người lớn tuổi đầu tiên tại Việt Nam.
- Công thức ít béo, không bổ sung đường: Sản phẩm có vị thơm ngon tự nhiên của sữa tươi tách béo, không sử dụng đường. Có thể sử dụng cho người mắc bệnh đái tháo đường dưới sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
- Sản phẩm được bổ sung các dưỡng chất quan trọng nhằm nâng cao sức khỏe tổng thể và dự phòng các vấn đề về sức khỏe thường gặp ở người lớn tuổi bởi quá trình lão hóa liên quan tới: Xương, khớp, tiêu hóa, tim mạch, giấc ngủ, đề kháng…
- Sản phẩm có hàm lượng đường lactose thấp: Một phần đường lactose trong sữa có trong sản phẩm đã được phân cắt, vì vậy cơ thể có thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thu hơn, giúp tránh hoặc giảm thiểu được các vấn đề về tiêu hóa khi tiêu thụ lactose ở những người bất dung nạp lactose.
Hỏi: Sản phẩm TH true MILK GOLD phù hợp cho người lớn tuổi, vậy từ bao nhiêu tuổi mới có thể sử dụng được TH True Milk Gold? Lượng sữa nên dùng mỗi ngày là bao nhiêu thì phù hợp?
Th.S Nguyễn Quỳnh Vân, Viện Phó – Viện Dinh dưỡng TH:
Như chúng ta đã biết, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, tốt cho sức khỏe của người cao tuổi là yếu tố rất quan trọng. Theo đó, việc này cần bắt đầu càng sớm càng tốt, không phải đợi tới khi chạm đến ngưỡng cao tuổi, mà nên tiến hành từ nhiều năm trước đó.
Sữa Tươi Tiệt Trùng Vị Tự Nhiên TH true MILK GOLD phù hợp sử dụng cho người trưởng thành, quan tâm đến chăm sóc sức khỏe bản thân ở các độ tuổi (trưởng thành, trung niên, cao tuổi) đều có thể tìm thấy vị ngon và dưỡng chất cần thiết từ sản phẩm.
Chúng ta có thể sử dụng 1 - 2 hộp Sữa Tươi Tiệt Trùng Vị Tự Nhiên TH true MILK GOLD 180ml mỗi ngày và kết hợp với chế độ ăn hợp lý. Lượng dùng này có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với thể trạng, chế độ dinh dưỡng hàng ngày và thói quen sử dụng sản phẩm của người dùng.
Lưu ý, giống với tất cả các sản phẩm được làm từ sữa tươi, sản phẩm không sử dụng cho người dị ứng với đạm sữa.
Sữa Tươi Tiệt Trùng Vị Tự Nhiên TH true MILK GOLD là sản phẩm sữa tươi tiệt trùng với công thức dinh dưỡng, bổ sung các dưỡng chất dành cho người lớn tuổi đầu tiên tại Việt Nam.
Hỏi: Có nhiều người có quan niệm càng ăn nhiều sẽ càng khoẻ, điều này có đúng?
GS.TS.BS Lê Thị Hợp, Nguyên Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Tôi khẳng định rằng quan niệm này không đúng và không có cơ sở khoa học. Người cao tuổi phải ăn uống điều độ, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của từng cơ thể.
Khi ăn nhiều thực phẩm nhiều chất béo bão hoà, nhiều đường, có thể gây rối loạn chuyển hóa, béo phì, đái tháo đường…
Như vậy, người cao tuổi không nên ăn nhiều mà cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý (đủ về số lượng và cân đối về chất lượng).
Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần dung nạp hằng ngày phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, hoạt động thể lực và tình trạng bệnh lý, theo đó mà lượng thức ăn mà cơ thể cần tiêu thụ hằng ngày sẽ khác nhau.
Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm dẫn đến dư thừa năng lượng, nếu kéo dài sẽ dẫn đến tích lũy năng lượng thừa dưới dạng mỡ gây thừa cân và béo phì – là yếu tố tăng nguy cơ mắc một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường, xương khớp, …
Vì vậy, để cơ thể khỏe mạnh, mỗi chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng kết hợp với vận động phù hợp với lứa tuổi.
Hỏi: Nhưng cũng có những người có chế độ ăn rất nghiêm ngặt, cắt giảm nhiều chất như chất béo, tinh bột… với mong muốn phòng ngừa bệnh tật. Điều này có đúng với người cao tuổi không?
GS.TS.BS Lê Thị Hợp, Nguyên Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Trước tiên, việc kiêng khem quá mức là không cần thiết và không tốt cho sức khỏe. Người cao tuổi cũng cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp với tuổi và tình trạng sức khoẻ.
Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của con người cần phải đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng chính (chất đường bột, chất đạm, chất béo), đó là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.
Những chất dinh dưỡng này lại có vai trò, chức năng quan trọng đối với cơ thể. Người lớn tuổi có thể lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa để việc hấp thụ được tốt hơn.
Việc kiêng khem quá mức có thể gây thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng hoặc làm trầm trọng các vấn đề sức khỏe.
Ví dụ, đối với người có bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp không nên cắt giảm hoàn toàn khẩu phần lipid/mỡ (không nên ăn mỡ động vật nhưng vẫn phải sử dụng dầu thực vật không có cholesterol) giúp cho hoà tan và hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin E, D, K)…
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý nhằm giải quyết 6 vấn đề thường gặp ở người lớn tuổi
Hỏi: Đâu là các dưỡng chất quan trọng nhất với sức khỏe xương khớp?
Thầy thuốc Ưu tú, BS. Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ Trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế:
Canxi có giá trị cần phải đi kèm với các chất dinh dưỡng khác. Đó là vitamin D3 và vitamin K2. Thực tế, khi chúng ta sử dụng các sản phẩm bổ sung canxi, canxi không trực tiếp tiến vào máu và trong cơ thể mà cần phải có yếu tố xúc tác là vitamin D3. Vitamin D3 giúp vận chuyển canxi vào trong máu.
Canxi có trong 99% xương và răng. Vitamin D3 thúc đẩy sự hấp thu canxi ở ruột, duy trì nồng độ canxi và phosphat trong máu để quá trình khoáng hóa xương diễn ra bình thường.
Ngoài ra, cơ thể cần có vitamin K2. Bởi vitamin K2 tham gia vào hoạt động chuyển hóa xương, thúc đẩy quá trình liên kết canxi vào xương, tác động đến quá trình khoáng hóa xương hoặc chu chuyển xương. Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin K2 có tác dụng cải thiện mật độ khoáng xương, giúp xương chắc khỏe, góp phần giảm nguy cơ gãy xương.
Bộ ba dưỡng chất Canxi, Vitamin (D3, K2) cần đồng bộ với nhau và đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe xương, đặc biệt ở người lớn tuổi, giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, góp phần giúp giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương.
Sản phẩm từ sữa chứa nhiều dưỡng chất như vitamin B1, B2, bộ ba dưỡng chất trên… giúp cung cấp năng lượng, dưỡng chất giúp người già nâng cao sức khỏe. Chẳng hạn như sản phẩm TH true MILK GOLD, với 2 hộp mỗi ngày có thể đáp ứng hơn 50% nhu cầu Canxi, D3 mỗi ngày của người từ 50 – 60 tuổi trở lên.
Hỏi: Khi nhắc tới sức khỏe xương khớp, người ta chỉ hay nhắc tới canxi và vitamin D3 và gần đây là K2, ít người biết collagen cũng rất quan trọng. Vậy collagen có nhiều ở đâu? Người lớn tuổi nên bổ sung thế nào cho phù hợp để có hệ xương khớp khỏe mạnh trước mắt và lâu dài?
GS.TS.BS Lê Thị Hợp, Nguyên Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Collagen là loại protein quan trọng được sản xuất bởi cơ thể con người, chủ yếu được tìm thấy trong mô liên kết như sụn, xương, gân, dây chằng, da.
Mô xương được cấu tạo bởi hai thành phần chính là protein và các chất khoáng (canxi, phốt – pho, ma-giê.,..). Trong đó, protein chiếm 1/3 trọng lượng xương và 90% protein là collagen, các sợi collagen có tính đàn hồi tốt, khả năng chịu lực mạnh.
Cơ thể bắt đầu mất collagen từ 18–29 tuổi, sau 40 tuổi, tốc độ mất collagen trung bình là 1% mỗi năm và vào khoảng 80 tuổi, sản xuất collagen trong cơ thể có thể giảm đến 75% so với người trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, collagen có vai trò tích cực đối với chứng viêm xương khớp, có khả năng bảo vệ sụn khớp. Một số thực phẩm giàu collagen là trứng, nước hầm xương, cá, gà, sữa…
Vì vậy, để chăm sóc cho xương khớp chắc khỏe, giảm tình trạng thoái hóa, giúp xương khớp hoạt động tốt hơn, không gây đau nhức, chế độ dinh dưỡng cần lưu ý đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng duy trì cân nặng hợp lý. Người thừa cân béo phì cần kiểm soát về mức cân nặng phù hợp để giảm áp lực lên xương khớp.
Đồng thời chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp tăng sinh collagen trong cơ thể, cùng các vitamin khoáng chất cần thiết tốt cho xương khớp (Vitamin D3, Vitamin K2, Canxi).
Sữa tươi TH true MILK GOLD sử dụng collagen peptide có hoạt tính sinh học cao, được thủy phân từ collagen tự nhiên nên có trọng lượng phân tử rất thấp nên có khả năng được cơ thể hấp thu tốt. Collagen peptit có thể dễ dàng hấp thu hơn trong ruột non, làm tăng khả năng phân phối đến các khu vực khác trong cơ thể như các khớp.
Hỏi: Vì sao TH true MILK GOLD lại sử dụng 100% sữa tươi và thêm các thành phần dinh dưỡng khác để điều chế ra sản phẩm?
Th.S Nguyễn Quỳnh Vân, Viện Phó – Viện Dinh dưỡng TH:
Sữa tươi là nguồn dinh dưỡng tự nhiên tuyệt vời có chứa các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, trong đó có thể kể đến như:
- Protein trong sữa tươi được đánh giá là nguồn protein có chất lượng tốt do chứa đầy đủ các acid amin cần thiết (Histidine, Isoleucine, Leucine, Lysine, Methionine, Phenylalanine, Threonine, Tryptophan và Valine).
- Sữa tươi cũng là nguồn cung cấp canxi có giá trị sinh học cao.
Bổ sung mỗi ngày bộ dưỡng chất TH true MILK GOLD giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, nhằm dự phòng các vấn đề đa bệnh lý mà người lớn tuổi có nguy cơ mắc phải.
Hơn 10 năm qua, kiên định với mục tiêu “từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch”, Tập đoàn TH - đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK là doanh nghiệp tiên phong tại Việt Nam về sản xuất sản phẩm sữa tươi sạch nói riêng, chuỗi thực phẩm sạch nói chung, với khát khao cải thiện chế độ dinh dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của các nhóm đối tượng, trong đó có người lớn tuổi, đã tiếp tục mang đến phục vụ người tiêu dùng một sản phẩm được làm từ sữa tươi sạch hoàn toàn tự nhiên. Cùng với sữa tươi sạch, tách béo, chúng tôi cũng nghiên cứu bổ sung bộ dưỡng chất cần thiết, mang lại giá trị dinh dưỡng phù hợp với người lớn tuổi, gồm:
1. Sterol esters thực vật – tốt cho tim mạch
2. GABA – giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
3. Canxi, Vitamin D3, K2 và Collagen – tốt cho xương khớp
4. Chất xơ Inulin – tốt cho tiêu hóa
5. Kẽm, Beta-glucan – nâng cao sức đề kháng
6. Các Vitamin và Khoáng chất – tốt cho sức khỏe tổng thể.
Cùng với chế độ ăn và vận động hợp lý, bổ sung mỗi ngày bộ dưỡng chất TH true MILK GOLD giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, nhằm dự phòng các vấn đề đa bệnh lý mà người lớn tuổi có nguy cơ mắc phải.
Hỏi: Xin hỏi BS Phạm Hưng Củng, người lớn tuổi nên có chế độ ăn uống như thế nào để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch?
Thầy thuốc Ưu tú, BS. Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ Trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế:
Vấn đề ăn uống có liên quan trực tiếp đến bệnh tim mạch. Những người thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch như huyết khối, cao huyết áp, mỡ lắng đọng ở thành mạch… cao hơn. Điều này là do người thừa cân, béo phì có lượng mỡ xấu nhiều hơn mức bình thường. Do đó, vấn đề ăn uống là yếu tố vô cùng quan trọng đối với người cao tuổi.
Người lớn tuổi cần cân đối 4 nhóm chất dinh dưỡng một cách khoa học. Chẳng hạn, người già cần hạn chế sử dụng chất béo, nên dùng dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật. Đồng thời, hạn chế sử dụng các loại chất béo không lành mạnh, các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều muối…
Ngoài ra, người cao tuổi cũng nên chế biến thực phẩm theo dạng hấp, luộc, hạn chế tối đa các món chiên, rán, xào chứa nhiều dầu mỡ.
Người cao tuổi cần ăn nhiều trái cây và rau xanh hơn. Theo WHO, một người cần sử dụng 400 - 500 gram rau tươi mỗi ngày. Bởi các loại rau xanh cung cấp nhiều vitamin, vi khoáng, chất xơ. Bộ máy tiêu hóa của người cao tuổi thường bị suy giảm, dẫn đến khả năng tiêu hóa kém, dễ bị táo bón. Lượng chất xơ phong phú từ rau xanh và trái cây sẽ giúp nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý tim mạch.
Đặc biệt, người cao tuổi cũng có thể bổ sung thêm các sản phẩm từ sữa tươi sạch để nâng cao sức khỏe.
Ngoài ra, người cao tuổi cần duy trì vận động, nên lựa chọn các hoạt động thể chất phù hợp với tình trạng sức khỏe như đi bộ, chạy bộ với cường độ trung bình thấp, bơi lội. Mỗi ngày nên dành ít nhất 60 phút để hoạt động cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe.
Hỏi: Lý do nào mà TH true MILK GOLD lại thêm một thành phần nghe khá lạ lẫm với người tiêu dùng, đó là Phytosterol?
Th.S Nguyễn Quỳnh Vân, Viện Phó – Viện Dinh dưỡng TH:
Theo báo cáo “Hướng tới chính sách quốc gia toàn diện thích ứng với già hóa dân số ở Việt Nam” của Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), người cao tuổi chủ yếu mắc các bệnh không lây nhiễm (BKLN), chiếm khoảng 87 - 89% các ca có chỉ số năm sống điều chỉnh theo bệnh tật. Trong đó, đứng đầu danh sách các BKLN thường gặp nhất ở người cao tuổi là các bệnh liên quan đến tim mạch.
Sữa Tươi Tiệt Trùng Vị Tự Nhiên TH true MILK GOLD được bổ sung Sterol Ester thực vật, hay còn được gọi là phytosterol. Sterol esters thực vật đã được chứng minh có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, từ đó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Kết hợp sterol esters thực vật cùng một chế độ ăn lành mạnh, ít chất béo bão hòa và ít cholesterol, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngoài thành phần trên, sản phẩm Sữa Tươi Tiệt Trùng Vị Tự Nhiên TH true MILK GOLD có hàm lượng chất béo thấp, không bổ sung đường, rất phù hợp với chế độ ăn giảm đường, ít béo, tốt cho sức khỏe của tim mạch.
Sữa Tươi Tiệt Trùng Vị Tự Nhiên TH true MILK GOLD có hàm lượng chất béo thấp, không bổ sung đường, rất phù hợp với chế độ ăn giảm đường, ít béo, tốt cho sức khỏe của tim mạch.
Hỏi: Lợi khuẩn là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe hệ tiêu hoá. Vậy ăn gì để tốt cho hệ lợi khuẩn trong đường ruột?
GS.TS.BS Lê Thị Hợp, Nguyên Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Lợi khuẩn là những vi khuẩn sống có lợi hoặc các vi sinh vật sống có thể mang lại lợi ích sức khỏe đường ruột. Lợi khuẩn hoạt động bằng cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ đường ruột và tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Chất xơ có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa, có tác dụng nhuận tràng, kích thích khả năng hoạt động của ruột già, tăng khả năng tiêu hóa đồng thời tăng cường thải loại các chất độc ra khỏi cơ thể, giảm được nguy cơ các bệnh ung thư đại tràng…
Trong đó, chất xơ hòa tan là nguồn ‘thức ăn’ cần thiết để giúp hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, từ đó, giúp điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột. Lợi khuẩn đặc biệt yêu thích chất xơ Inulin. Các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như các loại đậu, yến mạch, chuối, …
Hỏi: Người lớn tuổi thường hay bị chán ăn, giảm ăn. Chuyên gia có bí quyết gì để giúp giải quyết vấn đề này cho người lớn tuổi?
GS.TS.BS Lê Thị Hợp, Nguyên Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Người cao tuổi thường đi kèm răng yếu, tiết nước bọt giảm, dạ dầy và ruột nhỏ lại, co bóp kém, giảm dịch vị và men tiêu hoá, nhu động ruột cũng giảm, … dẫn đến chán ăn, kém ăn. Khi có biểu hiện thường xuyên chán ăn, khẩu phần ăn giảm, người lớn tuổi cần đi kiểm tra sức khoẻ để xác định nguyên nhân.
Các bệnh lý phổ biến ở người già, chẳng hạn như bệnh đường tiêu hóa (hấp thu thức ăn kém), nhiễm khuẩn cấp và mạn tính, thiếu một số vi chất dinh dưỡng, … cũng có thể gây ra chứng biếng ăn dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng và không đảm bảo nhu cầu năng lượng của cơ thể.
Thiếu dinh dưỡng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể, giảm khối lượng xương và có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính ở người cao tuổi.
Để cải thiện vấn đề này, người lớn tuổi cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe đồng thời kích thích khẩu vị giúp người già ăn ngon miệng hơn.
Do đó, chế độ ăn cần đa dạng hóa thực đơn, chế biến các thức ăn dễ tiêu hóa (thịt hầm nhừ, cá, trứng chế biến dạng cháo súp, sinh tố trái cây, sản phẩm sữa tươi giàu dinh dưỡng, …), chia nhỏ bữa ăn, tạo không khí vui vẻ thoải mái, ăn đúng giờ, … Bổ sung đa vi chất dinh dưỡng cho người lớn tuổi rất cần thiết vì khẩu phần ăn hàng ngày chỉ đáp ứng khoảng 50-60% nhu cầu các vitamin, khoáng chất dinh dưỡng của cơ thể.
Hỏi: Mẹ tôi 60 tuổi, tiêu hoá kém, thường đầy bụng, khó tiêu, ăn các món nhiều đạm, nhiều dầu mỡ hoặc uống một số loại sữa là sẽ rối loạn tiêu hoá. Tôi rất muốn bồi bổ sức khoẻ cho mẹ vì bà gầy yếu, nhưng lại lo ngại vấn đề tiêu hoá. Xin hỏi loại sữa mới của TH có dễ hấp thu và phù hợp với những trường hợp như mẹ tôi không?
Th.S Nguyễn Quỳnh Vân, Viện Phó – Viện Dinh dưỡng TH:
Sữa Tươi Tiệt Trùng Vị Tự Nhiên TH true MILK GOLD được làm từ sữa tươi sạch của trang trại TH, tách béo một phần, có hàm lượng đường lactose thấp, bổ sung bộ dưỡng chất (Canxi, vitanin D3, Vitamin K2, Magiê, Selen, Kẽm, ….), trong đó có chất xơ Inulin tốt cho cho hệ tiêu hoá. Với những đặc tính này thì mẹ bạn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm.
Tuy nhiên, với những người từng có tiền sử gặp các vấn đề về tiêu hoá như bạn mô tả, thì nên dùng sản phẩm với một lượng nhỏ ở giai đoạn đầu, đồng thời theo dõi phản ứng của cơ thể để đánh giá mức độ phù hợp.
Bạn cũng có thể đưa mẹ đến gặp bác sĩ để thăm khám để xác định nguyên nhân các biểu hiện về rối loạn tiêu hóa ở trên, từ đó xây dựng chế độ ăn phù hợp.
Th.S Nguyễn Quỳnh Vân, Viện Phó – Viện Dinh dưỡng TH cho biết Sữa Tươi Tiệt Trùng Vị Tự Nhiên TH true MILK GOLD được làm từ sữa tươi sạch của trang trại TH, tách béo một phần, có hàm lượng đường lactose thấp, bổ sung bộ dưỡng chất.
Hỏi: Đường lactose là gì? Vì sao TH true MILK GOLD lại cắt giảm lactose trong sữa?
Th.S Nguyễn Quỳnh Vân, Viện Phó – Viện Dinh dưỡng TH:
Lactose là một loại đường tự nhiên có sẵn trong sữa tươi. Bình thường, khi tiêu thụ các các sản phẩm sữa, enzyme lactase có sẵn trong cơ thể sẽ giúp tiêu hóa đường lactose. Nhưng vì nhiều lý do mà ở một số người, cơ thể bị thiếu hụt enzyme lactase dẫn đến đường lactose không được tiêu hóa hoàn toàn, gây ra các triệu chứng bất dung nạp lactose như đau bụng, buồn nôn, chướng bụng, đầy hơi, nôn, tiêu chảy...
Sữa Tươi Tiệt Trùng Vị Tự Nhiên TH true MILK GOLD có hàm lượng lactose thấp có thể giúp giảm thiểu* các vấn đề về tiêu hoá ở người bất dung nạp lactose như buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng...vốn gặp phải khi sử dụng sữa tươi thông thường. Ngoài ra, sản phẩm còn được bổ sung chất xơ Inulin giúp thúc đẩy sự cân bằng vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu hoá và giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
(*) Mức độ giảm tùy thuộc vào tình trạng bất dung nạp lactose.
Hỏi: Người lớn tuổi nên chú trọng bổ sung chất gì để tăng cường sức đề kháng, nhất là trong tình hình dịch bệnh hiện nay?
GS.TS.BS Lê Thị Hợp, Nguyên Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, người lớn tuổi nên chú trọng bổ sung các thực phẩm có chứa các vitamin, khoáng chất, thành phần khác tham gia vào hệ miễn dịch, ví dụ: các vitamin (A, beta- Caroten, C, D, E..), khoáng chất (kẽm, selen,…), thành phần khác (lợi khuẩn, beta-glucan từ nấm men...).
TH true MILK GOLD được bổ sung công thức dinh dưỡng (kẽm, selen, vitamin C và beta- glucan từ nấm men) giúp tăng sức đề kháng.
Beta-glucan nấm men có hoạt tính sinh học cao, có nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh về vai trò hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Selen có tác dụng chống oxi hóa, tăng tạo kháng thể. Vitamin C hỗ trơ kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường tổng hợp kháng thể.
Hỏi: Tôi hay nghe người ta nói nhiều tới gốc tự do, bổ sung các chất chống oxy hóa để ngăn ngừa sự gia tăng gốc tự do, từ đó tăng đề kháng. Vậy, gốc tự do, chất chống oxy hóa là gì? Có ở đâu?
Thầy thuốc Ưu tú, BS. Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ Trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế:
Gốc tự do sản sinh tự nhiên trong cơ thể con người, là phân tử, ion hay một nguyên tử không ổn định, dễ dàng phản ứng với các phân tử khác trong tế bào. Khi gốc tự do tích tụ quá nhiều sẽ phá huỷ màng tế bào cơ thể, gây ra các phản ứng viêm, từ đó dẫn tới các bệnh như tim mạch, ung thư, tiểu đường….
Chất chống oxy hóa là những chất tự nhiên có thể ngăn chặn hoặc hạn chế các tổn thương do gốc tự do gây ra.
Theo các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể người giải phóng trung bình là 11 triệu gốc tự do. Nếu sống tới 70 tuổi, người đó sản xuất khoảng 17 tấn gốc tự do. Các gốc tự do tấn công vào các tế bào mô của cơ thể và gây nên khoảng 60 loại bệnh lý cho cơ thể, đồng thời làm cho quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn, khiến tuổi thọ giảm đi.
Chẳng hạn, gốc tự do tác động vào ADN của nhân tế bào có thể gây nên loạn sản, gây bệnh ung thư….
Do đó, cơ thể chúng ta cũng có thể bổ sung chất chống oxy hóa bằng một chế độ ăn uống lành mạnh.
Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bao gồm trái cây và rau, củ có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C và E, beta-carotene, lutein, lycopene và selen hoặc các sản phẩm sữa tươi công thức có chứa thành phần này.
Thầy thuốc Ưu tú, BS. Phạm Hưng Củng giải thích chất chống oxy hóa là những chất tự nhiên có thể ngăn chặn hoặc hạn chế các tổn thương do gốc tự do gây ra.
Hỏi: Trong chế độ ăn uống, nên và không nên ăn uống những gì để tránh ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ?
Thầy thuốc Ưu tú, BS. Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ Trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế:
Ngủ là một quá trình sinh lý của con người. Trong đó, chế độ dinh dưỡng là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Một số loại thực phẩm và thức uống có thể giúp cải thiện giấc ngủ và ngược lại một số khác sẽ khiến giấc ngủ không được như ý.
Sữa, yến mạch, các loại đỗ (nên sử dụng cả vỏ), gạo lứt nguyên cám... là những thực phẩm giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Một số thực phẩm có chứa các thành phần tốt cho giấc ngủ như các thực phẩm giàu vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B12...) tốt cho hoạt động của hệ thần kinh; Thực phẩm giàu magiê như rau chân vịt, các loại đậu, ngũ cốc...; Thực phẩm có chứa melatonin như trứng, sữa tươi, cá hồi, ...; hay GABA (acide gamma aminobutyric).
Ngoài ra, người cao tuổi bị mất ngủ cũng có thể sử dụng một số thực phẩm đã được chứng minh có tác dụng an thần, giúp cải thiện giấc ngủ như: lá vông, hạt sen, tâm sen, long nhãn, táo đỏ… Đồng thời, chúng ta nên kiêng hoặc hạn chế sử dụng các chất kích thích, thực phẩm nhiều chất béo bão hoà và giảm đường,...
Các yếu tố như ánh sáng và tiếng ồn trong phòng ngủ cũng cần điều chỉnh để nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Hỏi: Tôi có dùng sữa TH true MILK GOLD và thấy sữa có Axit gamma aminobutyric - GABA. Axit này là gì? Có tác dụng như thế nào cho sức khỏe?
Th.S Nguyễn Quỳnh Vân, Viện Phó – Viện Dinh dưỡng TH:
GABA là một axit amin, hoạt động như một chất ức chế dẫn truyền thần kinh chính trong não. Vai trò chính của nó là làm giảm sự kích thích thần kinh trong toàn bộ hệ thống thần kinh.
Đã có nhiều nhiên cứu cho thấy GABA có tác dụng giảm cảm giác lo lắng, căng thẳng, từ đó có giúp cải thiện giấc ngủ.
Một số thực phẩm có chứa GABA: Các loại ngũ cốc, cà chua, các loại rau họ cải hay một số thực phẩm lên men (đậu tương lên men, kim chi,…).
Tính chất đa bệnh lý là một trong những đặc điểm sức khỏe đặc trưng nhất của người lớn tuổi. Kết quả nghiên cứu trên các bệnh nhân cao tuổi của Hà Nội năm 2019 cho thấy trung bình mỗi người cao tuổi mắc 2,7 vấn đề sức khỏe.
Do đó, bên cạnh thành phần Phytosterol như đã đề cập đến trong câu hỏi của một quý độc giả bên trên, trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chúng tôi đã kết hợp GABA và các dưỡng chất khác, thành bộ công thức dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tổng thể, hỗ trợ đồng thời nhiều nhóm chức năng, từ đó, khi sử dụng hằng ngày cùng với chế độ ăn và vận động hợp lý, sẽ dự phòng các bệnh lý mà người lớn tuổi thường gặp.
Hỏi: Các bữa ăn hàng ngày có đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người lớn tuổi?
Thầy thuốc Ưu tú, BS. Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ Trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế:
Rất khó để tính toán hàm lượng dinh dưỡng và hàm lượng calo trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, nhu cầu năng lượng ở người lớn tuổi trung bình từ 1980 -2330 kcal/ngày (đối với nhóm tuổi 50 - 69 tuổi), thấp hơn so với lứa tuổi 20 - 29 tuổi.
Trong khi đó, có một vài chất dinh dưỡng mà người lớn tuổi được khuyến nghị sử dụng ở mức tương đương hoặc cao hơn so với lứa tuổi 20 - 29 tuổi. Đó là các chất như canxi, magie, kẽm, selen, vitamin A, vitamin D, .... Đặc biệt, người lớn tuổi có thể gặp các vấn đề về sức khỏe, khả năng hấp thu kém hơn, do đó, các bữa ăn hàng ngày có thể không đáp ứng đủ dinh dưỡng.
Vì vậy, cần bổ sung thêm nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thân thiện với sức khỏe, trong đó có các sản phẩm từ sữa tươi được bổ sung thêm bộ dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Do người già thường gặp vấn đề về răng, lợi nên cần chế biến thực phẩm mềm và đa dạng hơn. Người già cần ăn phong phú, đa dạng, bổ sung thêm những chất có lợi cho sức khỏe như vitamin A, vitamin D và các loại sữa.
Một ngày uống 2 hộp sữa tươi công TH true MILK GOLD - có thể đáp ứng hơn 50% nhu cầu canxi, Vitamin D3 và hơn 70% nhu cầu selen và kẽm của cơ thể - cũng có thể giúp cho xương của người già chắc khỏe, lão hóa chậm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hỏi: Làm thế nào để biết mình đã có chế độ dinh dưỡng hợp lý?
GS.TS.BS Lê Thị Hợp, Nguyên Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Người cao tuổi có thể nhận biết chế độ dinh dưỡng hợp lý với lứa tuổi khi đã thực hành ăn đa dạng đủ 4 nhóm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, có bổ sung vi chất dinh dưỡng theo lứa tuổi,....
Một người nếu có chế độ ăn dinh dưỡng chưa hợp lý sẽ xảy ra tình trạng táo bón (do thiếu chất xơ và uống chưa đủ nước - người cao tuổi thường không có cảm giác khát nước).
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cho người cao tuổi khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính hoặc giúp các bệnh đang mắc của bản thân tiến triển tốt hơn.
Và điều quan trọng với người cao tuổi là giữ được mức cân nặng, BMI hợp lý với lứa tuổi, không giảm cân và tăng cân quá nhiều. Người ta đã đúc kết 3 yếu tố quyết định sức khỏe người cao tuổi, đó là Tâm hồn thanh thản - luôn sống trong niềm vui để kích thích tăng cường sức sống của cơ thể; Dinh dưỡng hợp lý - tăng cường các chất chống oxy hóa để chống lại các gốc tự do; Năng vận động để lưu thông khí huyết.
Theo GS.TS.BS Lê Thị Hợp, bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, người lớn tuổi nên chú trọng bổ sung các thực phẩm có chứa các vitamin, khoáng chất, thành phần khác tham gia vào hệ miễn dịch.
Hỏi: Có thống kê cho thấy người Việt chỉ uống sữa tươi bằng ½ người Thái. Nhiều người Việt thường hay quan niệm sữa chỉ dành cho trẻ nhỏ hoặc những người ốm yếu. Thói quen này có cần thay đổi? Ai mới là người nên uống sữa?
Thầy thuốc Ưu tú, BS. Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ Trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế:
Sữa là một loại thực phẩm cao cấp và xa xỉ, theo quan niệm của người xưa. Sữa lúc đó chỉ dành cho người bệnh vì giúp nâng cao sức khỏe. Điều này là lý do vì sao người Việt thấp, nhỏ hơn nhiều quốc gia trong cùng khu vực. Quan niệm này dường như vẫn có ảnh hưởng tới bây giờ.
Tuy nhiên, hiện nay, quan niệm này đã thay đổi bởi trên thị trường có rất nhiều thực phẩm phong phú. Sữa là một trong những sản phẩm cần cho tất cả các lứa tuổi và các nhóm đối tượng.
Hiện nay, người dân đã có nhận thức hơn về việc chú trọng các thực phẩm giàu canxi trong đó có sữa tươi và các sản phẩm từ sữa tươi nhằm cải thiện canxi khẩu phần hàng ngày, tốt cho sức khỏe của xương ở tất các các lứa tuổi, không chỉ đối tượng trẻ nhỏ.
Trẻ nhỏ, trẻ con đẻ thiếu tháng, thiếu cân, còi xương, thấp bé… cũng cần phải bổ sung thêm các loại sữa phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.
Ngoài ra, người già, người ốm yếu cũng nên uống sữa tươi sạch và các sản phẩm từ sữa tươi để tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe.
Ngoài ra, người Việt hiện cũng quan tâm hơn tới chất lượng sản phẩm, nguồn gốc sản phẩm. Theo đó các sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên luôn được đánh giá cao.
Hỏi: TH luôn tiên phong trong các sản phẩm phục vụ lợi ích sức khỏe của người Việt. Sắp tới đây, TH có hướng phát triển thêm các sản phẩm khác dành cho nhóm người lớn tuổi không?
Th.S Nguyễn Quỳnh Vân, Viện Phó – Viện Dinh dưỡng TH:
Tuân thủ tôn chỉ “hoàn toàn từ thiên nhiên” mà Madam Thái Hương – nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn đặt ra từ những ngày đầu, TH luôn tìm tòi cách thức hiệu quả để tiếp tục cho ra mắt nhiều sản phẩm mới không chỉ thơm ngon về hương vị mà còn góp phần cân chỉnh thói quen của người tiêu dùng đảm bảo mục tiêu tốt cho sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính không lây… Những giá trị cốt lõi này đã và đang phát huy ưu thế mạnh mẽ trong bối cảnh mà các vấn đề sức khỏe được quan tâm hơn bao giờ hết.
Việc đó đã được cụ thể hóa bằng các dòng sản phẩm không sử dụng đường tinh luyện, như sữa hạt TH true NUT - kết hợp bộ hạt dinh dưỡng và sữa tươi sạch, vị ngọt tự nhiên từ quả Chà là, nước gạo TH true RICE – vị ngọt tự nhiên từ chính hạt gạo; hay các sản phẩm ít đường như sữa chua ăn, sữa tươi tiệt trùng bổ sung ngũ cốc dạng hạt TH true MILK LIGHT MEAL. Mới đây nhất là sản phẩm Sữa Tươi Tiệt Trùng Vị Tự Nhiên TH true MILK GOLD, với công thức đặc biệt sử dụng hoàn toàn sữa tươi sạch tách béo của Trang trại TH, Không bổ sung đường, thành phần nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, bổ sung chất xơ và bộ dưỡng chất mang lại tối đa lợi ích cho sức khỏe.
TH đã ghi dấu trên thị trường thực phẩm với các cuộc cách mạng: Cách mạng sữa tươi sạch, cách mạng không dùng đường tinh luyện, cách mạng hữu cơ, cách mạng dinh dưỡng người Việt,… TH luôn nỗ lực, không ngừng sáng tạo để giữ vị thế tiên phong trên thị trường bằng cách đa dạng hóa danh mục sản phẩm ở các ngành hàng, với tôn chỉ hoàn toàn từ thiên nhiên, tốt cho sức khỏe, phù hợp xu hướng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Cùng với việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới phục vụ người tiêu dùng Việt ở các độ tuổi khác nhau, chúng tôi cũng tiếp tục đồng hành cùng các Bộ/ngành trong các chương trình Quốc gia về sức khỏe, nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe toàn diện để nâng cao sức khỏe, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người Việt nói chung, người Việt cao tuổi nói riêng, từ đó, góp phần đảm bảo thích ứng với già hóa dân số, mang lại “hạnh phúc đích thực” cho con người.
TH true MILK GOLD là sản phẩm sữa tươi tiệt trùng dành cho người lớn tuổi đầu tiên tại Việt Nam, bổ sung dưỡng chất nhằm cải thiện và tăng cường 6 vấn đề sức khỏe điển hình của người lớn tuổi cụ thể là xương khớp, tiêu hóa, tim mạch, giấc ngủ, đề kháng, sức khỏe tổng thể.
Với 100% sữa tươi tách béo, giảm đường lactose và không thêm đường bổ sung, Sữa Tươi Tiệt Trùng Vị Tự Nhiên TH true MILK GOLD là lựa chọn hợp lý, đáp ứng được xu hướng “già hóa khỏe mạnh”, chủ động phòng ngừa bệnh tật của người tiêu dùng.
Sữa Tươi Tiệt Trùng Vị Tự Nhiên TH true MILK GOLD được đóng trong bao bì hộp giấy 180ml nhỏ gọn, tiện lợi cho sử dụng và mang theo hàng ngày. Sản phẩm phù hợp cho người lớn tuổi, có thể sử dụng cho cả gia đình, ngoại trừ trẻ dưới 1 tuổi. Nên dùng từ 1 - 2 hộp mỗi ngày để góp phần tạo sức khỏe bền vững.
Sữa Tươi Tiệt Trùng Vị Tự Nhiên TH true MILK GOLD được đóng trong bao bì hộp giấy 180ml nhỏ gọn, tiện lợi cho sử dụng và mang theo hàng ngày.
*Cảm ơn tập đoàn TH và nhãn hàng TH true MILK GOLD đã tài trợ chương trình!