‘‘Giao" con cho iPhone, iPad và sự ân hận muộn màng của single mom có con bị nhược thị

Quang Vũ | 19-05-2021 - 07:50 AM

(Tổ Quốc) - Từng lao mình vào công việc để trở thành một người mẹ bản lĩnh, kiêm nóc nhà vững chãi cho con, giờ đây chị Lan Anh sững sờ khi nhận kết quả chẩn đoán con trai bị nhược thị.

Không giống những đứa trẻ khác, Bi lớn lên mang họ mẹ và để trống dòng tên bố trên giấy khai sinh. Đây cũng chính là điều làm chị Lan Anh, 30 tuổi, một single mom tại TP. Hồ Chí Minh dằn vặt, trăn trở trong suốt 8 năm qua.

‘‘Giao’ con cho iPhone, iPad và sự ân hận muộn màng của single mom có con bị nhược thị - Ảnh 1.

Bi lớn lên không có tình thương của cha, nên chị Lan Anh luôn cố gắng cho con những điều tốt nhất

Kể từ khi thất bại trong hôn nhân, chị đã cố gắng hết sức mình, nỗ lực trong sự nghiệp để vừa làm mẹ vừa làm cha, và hơn hết, để con trai chị đủ sức khoẻ và có điều kiện học tập tốt nhất.

Tuy vậy, chỉ mới học đến lớp 2, Bi đã không còn nhìn rõ những vật ở khoảng cách xa hơn 1m và thường xuyên đau, mỏi mắt. Khi được đến khám tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán em mắc chứng nhược thị do bị cận thị đã lâu mà không được phát hiện, điều trị hay đeo kính.

Điều này đồng nghĩa với việc Bi sẽ phải thực hiện hàng loạt can thiệp y tế để khôi phục thị lực và nếu kết quả điều trị không thành công, một mắt của em có thể sẽ mất thị lực vĩnh viễn. Hồ sơ khám bệnh trên tay chị Lan Anh lúc này cũng chính là "giấy chứng tử" cho ước mơ trở thành phi công của cậu bé.

‘‘Giao’ con cho iPhone, iPad và sự ân hận muộn màng của single mom có con bị nhược thị - Ảnh 2.

Sử dụng nhiều thiết bị điện tử như tivi, Ipad sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của trẻ

Sau khi nghe bác sĩ giải thích các nguyên nhân, triệu chứng cận thị ở trẻ em, chị Lan Anh mới bừng tỉnh và ân hận nhận ra sai lầm của bản thân. "Vì quá bận việc kinh doanh, tôi đã không dành nhiều thời gian để vui chơi và học tập cùng con. Tôi thường bật tivi hoặc các kênh youtube kids trên Ipad cho con xem thay vì để con tham gia các hoạt động ngoài trời, tôi đã bỏ qua những lần con phải nheo mắt, dụi mắt khi nhìn…" chị nghẹn ngào chia sẻ.

Nhược thị là một trong những biến chứng của tật khúc xạ, bên cạnh xuất huyết võng mạc, giãn lồi, thoái hoá hay teo hắc võng mạc. Đây đều là những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn tới mù lòa hoặc những thương tật thị giác vĩnh viễn khác. Ước tính ở Việt Nam có khoảng 3 triệu em trong độ tuổi từ 6 - 15 tuổi mắc tật khúc xạ cần được chỉnh kính, trong đó có tới 2/3 bị cận thị.

Đáng buồn hơn là tình trạng cận thị học đường đang ngày càng phổ biến với tỷ lệ mắc khoảng 15 - 20% ở học sinh nông thôn và 30 - 40% ở thành phố. Trường hợp của chị Lan Anh là chỉ một trong số rất nhiều những câu chuyện buồn khác giữa bối cảnh cuộc sống bận rộn, ba mẹ không có nhiều thời gian để quan sát, chăm sóc đôi mắt con trẻ một cách đúng đắn, kịp thời.

Phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến việc "chặn đứng" các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cận thị học đường. Cụ thể là: tạo môi trường học tập đầy đủ ánh sáng, hình thành thói quen ngồi học đúng tư thế và hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử một cách tối đa.

Về dinh dưỡng, cần bổ sung nhiều hơn các dưỡng chất như Vitamin A và Beta Caroten vào khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển hoá của các tế bào quang học. Các chất này có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm như việt quất, cà rốt, khoai lang, ớt chuông…Ngoài ra, các phương pháp vật lý như massage vùng mắt, bấm huyệt hay tập nhắm mắt mở mắt xen kẽ trong 4-5 giây hằng ngày... cũng sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng thị lực của trẻ.

Tin vui cho các bậc phụ huynh bận rộn, khi y học ngày càng phát triển, có càng nhiều những sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng tiện dụng có thể chăm sóc sức khỏe thị lực cho trẻ một cách hiệu quả, trong đó điển hình là siro hỗ trợ cải thiện thị lực Myopic.

‘‘Giao’ con cho iPhone, iPad và sự ân hận muộn màng của single mom có con bị nhược thị - Ảnh 3.

TPBVSK Myopic Saman đồng hành cùng các bậc phụ huynh giữ gìn đôi mắt trẻ

Giống như chiếc phao cứu sinh được quăng ra đúng lúc, TPBVSK Myopic Saman là cái tên đầu tiên mà chị Lan Anh được bạn bè giới thiệu, ngay khi biết đến tình trạng của bé Bi. Bởi, dù biết điều trị nhược thị hay cận thị là một quá trình kéo dài, đòi hỏi nhiều can thiệp y tế, nhưng đôi mắt trẻ thì luôn cần được bổ sung, cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, và Myopic luôn là lựa chọn hàng đầu được nhiều bậc phụ huynh tin dùng để giải quyết vấn đề này.

Sau khi sử dụng Myopic được 2 tháng, kết hợp các phương pháp điều trị của bác sĩ, tình trạng thị lực của bé Bi đã được cải thiện, em cũng không thường xuyên bị đau mắt, mỏi mắt như trước nữa. Điều này đã giúp chị Lan Anh vực lại được tinh thần, tiếp tục cùng con điều trị để "giành" lại đôi mắt sáng.

Myopic là một sản phẩm tâm huyết của Công ty cổ phần Y Tế Quốc Tế Vicofa nhờ việc ứng dụng các bài thuốc y học cổ truyền, dựa trên các thành phần thảo mộc thiên nhiên có sẵn trong nước.

‘‘Giao’ con cho iPhone, iPad và sự ân hận muộn màng của single mom có con bị nhược thị - Ảnh 4.

Thành phần thảo mộc có trong TPBVSK Myopic Saman

Ngoài ra, các thảo mộc khác như Hoa cúc, Việt quất với hàm lượng Vitamin A dồi dào; Sơn thù, Hoài sơn, Trạch tả, Đan bì, Kỷ tử, Thục địa, Phục linh có trong Myopic cũng bổ trợ cho nhau, giúp phát huy hiệu quả việc cải thiện thị lực cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi.

‘‘Giao’ con cho iPhone, iPad và sự ân hận muộn màng của single mom có con bị nhược thị - Ảnh 5.

Myopic thắp sáng hi vọng cho trẻ em cận thị Việt Nam

Là sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP, được Bộ y tế Việt Nam cấp phép lưu hành, Myopic được bào chế dưới dạng siro nên rất tiện dụng và dễ uống, giúp trẻ dễ dàng hấp thu các dưỡng chất bổ dưỡng có trong sản phẩm. Đây cũng là "trợ thủ đắc lực" của các bậc phụ huynh trong hành trình giữ gìn đôi mắt tinh anh, vì tương lai con trẻ.

Chi tiết xin liên hệ: 

Công ty cổ phần Y Tế Quốc Tế Vicofa

Email: info.myopic@gmail.com

Website: https://www.myopic.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/myopic.vn

Địa chỉ: Số 27 ngõ 131 Thái Hà, P.Trung Liệt, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội

Hotline:0912 666 879

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM