Gan là bộ phận đảm nhận vai trò tổng hợp, chuyển hóa và giải độc cho cơ thể. Vì thế, một khi gan gặp trục trặc sẽ ảnh hưởng mọi cơ quan cũng như sức khỏe tổng thể. Bệnh gan có thể do di truyền hoặc từ các yếu tố bên ngoài như virus, béo phì hay uống nhiều bia rượu. Theo thời gian sẽ làm hỏng gan và dẫn đến nhiều tình trạng bệnh lý nguy hiểm.
Với phụ nữ nói riêng, gan xấu còn là tác nhân gây nổi mụn nhiều, da dẻ thô ráp xấu xí và làm da sạm đen thấy rõ. Để phát hiện sớm gan tốt hay xấu thì hãy chú ý bản thân khi ngủ, nếu xuất hiện 3 phản ứng sau đồng nghĩa gan đang "kêu cứu", cần tiến hành thải độc ngay.
3 dấu hiệu gan yếu, dễ mắc nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm
1. Thường xuyên mất ngủ, không ngủ được
Mất ngủ thường đến từ nhiều nguyên do khác nhau, trong đó bao gồm cả dấu hiệu bệnh gan. Cụ thể, gan yếu sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết melatonin – một hormone tạo cảm giác buồn ngủ, khiến bạn cả ngày thì uể oải còn ban đêm thì "tỉnh như cú".
Mặt khác, gan xấu còn ảnh hưởng đến quá trình tạo máu và giải độc của cơ thể. Lâu ngày độc tố sẽ tích tụ nhiều, làm khí huyết trong người bất ổn và khiến cơ thể suy nhược, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ. Nếu bạn thường xuyên mất ngủ, ngủ chập chờn, thức giấc sớm… thì nên xem xét khả năng mắc bệnh gan.
2. Chân bị chuột rút khi ngủ
Nghe có vẻ không liên quan nhưng thực tế, chân bị chuột rút khi ngủ là một trong những dấu hiệu rõ nhất của gan xấu. Theo tiến sĩ Atif Zaman - giám đốc Khoa Gan tại Đại học Khoa học và Y tế Oregon (Mỹ), những bệnh nhân bị xơ gan thường có 22-28% khả năng gặp phải chứng này khi ngủ.
Nguyên do là vì, gan không chỉ điều khiển các cơ và tĩnh mạch mà còn dự trữ máu cho cơ thể. Khi gan có vấn đề, lượng máu chuyển đến các cơ sẽ giảm đi, tĩnh mạch không được máu nuôi dưỡng dẫn đến co thắt cơ. Lâu ngày sẽ xuất hiện tình trạng chuột rút ở bắp chân khi ngủ.
3. Đau bụng khi đang ngủ
Một số loại bệnh như viêm gan, xơ gan thường có chung một tình trạng đau bụng khi đang ngủ. Theo đó, gan có mối liên hệ mật thiết với dạ dày và lá lách, nếu gan xấu sẽ khiến chức năng của 2 bộ phận kia bị ảnh hưởng. Lâu ngày còn làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây nên chứng đau bụng khi ngủ.
Nếu bệnh gan trầm trọng hơn, nó sẽ gây đau ở khu vực vùng hạ sườn phải cả ngày lẫn đêm. Lúc đầu cảm giác sẽ đau nhẹ âm ỉ, nhưng khi diễn tiến nặng thì cường độ đau cũng tăng theo thời gian. Nếu các cơn đau thường xuyên xuất hiện, kéo dài, tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.
5 việc cần làm để "hồi sinh" gan
Một ngày gan thực hiện tới 5000 nhiệm vụ để duy trì hoạt động của cơ thể, cho nên khi gan suy yếu, việc cần phải làm ngay chính là thải độc gan để giúp sức khỏe ổn định lại. Sau đây là những cách thải độc gan tại nhà đơn giản, hiệu quả mà lại rẻ tiền:
- Uống nhiều nước: Việc này nhằm hỗ trợ cơ thể bài độc thông qua đường mồ hôi và nước tiểu. Bạn nên uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày trong điều kiện bình thường, nếu vận động nhiều thì nên tăng lên.
- Sử dụng trà xanh: Trà xanh có đặc tính chống oxy hóa mạnh, nhờ vậy mà giúp bảo vệ gan khỏi các tác động xấu. Bên cạnh đó, loại nước này còn thúc đẩy hoạt động của gan và ngăn ngừa tình trạng tích tụ mỡ trong gan.
- Ăn uống cân bằng, đặc biệt cần ăn nhiều rau xanh: Việc ăn uống khoa học sẽ giúp cơ thể ít nạp độc tố vào, nhờ vậy mà giảm tải gánh nặng cho gan. Ngoài ra, rau xanh còn nhiều nước và chất xơ, hỗ trợ gan bài độc nhanh chóng.
- Ăn các loại trái cây có múi: Bưởi, cam, chanh… chứa nhiều vitamin C hỗ trợ quá trình làm sạch tự nhiên của gan và giúp gan khỏe mạnh. Các loại trái cây này cũng chứa enzyme thải độc gan, tăng cường chức năng bài độc của cơ thể.
- Hạn chế thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo: Những món ăn này sẽ làm gan phải tăng áp lực hoạt động để tiêu hóa, gây ra thương tổn và ảnh hưởng tới chức năng bài đọc. Vậy nên cần phải hạn chế ăn, giảm đồ xào rán và đồ ngọt.
Theo Bestchinanews, Healthline