Game thủ - Nghề hot, "hái ra tiền", nhưng con đường không chỉ có màu hồng!

Gia Minh | 14-05-2020 - 11:28 AM

(Tổ Quốc) - Game thủ chuyên nghiệp có thể mang lại tiền tài hay danh tiếng, nhưng đằng sau đó là những bất cập mà nhiều người phải đối mặt.

Trong thời gian gần đây, thể thao điện tử (eSports) đang bùng nổ mạnh mẽ. "Game thủ chuyên nghiệp" đã và đang được coi là một nghề chính thống.

Từ công việc có tương lai đầy hứa hẹn...

Trên thực tế, nghề được gọi là "game thủ" này lại đem đến rất nhiều lợi ích. Có thể thấy ngay đầu tiên đó là về mặt tài chính. Nếu một người sở hữu kĩ năng và niềm đam mê với thể thao điện tử, các nhà tài trợ sẽ chú ý và đưa ra nhiều hợp đồng "béo bở" giành cho họ. Đơn cử, "quỷ vương" Faker của LMHT đang sở hữu khối tài sản kếch sù với thu nhập lên tới hàng triệu USD/năm.

Nghề game thủ - công việc hái ra tiền nhưng khó trụ vững được trong môi trường đầy tính cạnh tranh - Ảnh 1.

Tuyển thủ Faker của LMHT đang có thu nhập cực "khủng" lên tới hàng triệu USD/năm.

Ngoài ra, thu nhập khủng sẽ tỉ lệ thuận với độ nổi tiếng. Tên tuổi của họ sẽ dễ dàng được nhiều người trong cộng đồng biết đến. Tương lai của tuyển thủ chắc chắn sẽ rộng mở hơn so với game thủ nghiệp dư.

Không chỉ có vậy, môi trường thi đấu chuyên nghiệp còn là nơi giúp con người cọ sát và cạnh tranh. Mục tiêu khác còn có thể là tìm kiếm cá nhân chung sở thích hay rèn luyện tính phối hợp đồng đội.

...cho đến nhiều bất cập còn tồn tại

Thoạt nhìn, game thủ là công việc "hái ra tiền", thu hút rất nhiều bạn trẻ theo bước khởi nghiệp. Nhưng cũng như nhiều ngành nghề khác, đâu đó vẫn còn những bất cập tồn tại.

Cụ thể, dù tuyển thủ chuyên nghiệp đã được coi là một nghề chính thống, nhưng ở vài nơi gia đình và xã hội vẫn chưa chấp nhận điều này. Dưới con mắt của họ, game thủ chỉ là kẻ suốt ngày dán mắt vào màn hình máy tính, "không có tương lai". Thậm chí, nhiều người còn có tư tưởng tiêu cực, ngăn cấm con em của mình theo đuổi con đường này.

Nghề game thủ - công việc hái ra tiền nhưng khó trụ vững được trong môi trường đầy tính cạnh tranh - Ảnh 2.

Game thủ PDD từng bị gia đình đập tan chiếc máy tính của mình.

Theo nhiều người chia sẻ, họ đã từng đấu tranh tư tưởng rất vất vả với gia đình khi quyết định rẽ lối và con đường tuyển thủ chuyên nghiệp. Chẳng hạn như tuyển thủ Dota 2 Matthew "Akaadian" Higginbotham, hay Peter "PDD" Dager. Với quyết tâm nỗ lực "cứu vớt" cậu con trai của mình khỏi việc nghiện game, gia đình đã từng đập tan chiếc máy tính của anh ra làm đôi, tháo rời ổ cứng.

"Nếu nó dành thời gian chơi đá bóng nhiều như chơi game thì tôi sẽ chẳng bao giờ phàn nàn", bố của PDD nói.

Thêm vào đó, tuyển thủ không phải là những người chỉ có ăn và chơi game như nhiều người lầm tưởng. Lịch làm việc của họ có thể dày đặc lên tới 12h/ngày tiếp xúc với màn hình máy tính.

Nghề game thủ - công việc hái ra tiền nhưng khó trụ vững được trong môi trường đầy tính cạnh tranh - Ảnh 3.

Nhiều game thủ có lịch làm việc lên đến 12h/ngày.

Các tuyển thủ thường có rất ít thời gian nghỉ ngơi cũng như giải tỏa căng thẳng. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.

Cụ thể, cường độ chơi game dày đặc cộng với tiếp xúc màn hình máy tính cự li gần dễ gây các bệnh lý về mắt. Chơi game là nguyên nhân chủ yếu gây ra khô mắt, mờ mắt, cận thị hoặc thậm chí là mù loà.

Ngoài đôi mắt bị ảnh hưởng, việc đau khớp tay, khớp vai hay đau lưng vẫn luôn là chứng bệnh thường gặp của mọi game thủ. Uzi - xạ thủ huyền thoại của LMHT Trung Quốc cũng phải đối mặt với chứng đau vai và và cổ khi tập luyện quá mức, dẫn đến việc anh phải nghỉ thi đấu một thời gian.

Nghề game thủ - công việc hái ra tiền nhưng khó trụ vững được trong môi trường đầy tính cạnh tranh - Ảnh 4.

Tuyển thủ Uzi mắc phải căn bệnh đau khớp vai và cổ.

Nhưng những bệnh lí trên vẫn không là gì so với chấn thương cổ tay - cơn ác mộng của mọi game thủ.

Nghề game thủ - công việc hái ra tiền nhưng khó trụ vững được trong môi trường đầy tính cạnh tranh - Ảnh 5.

C9 Hai - Game thủ phải giải nghệ vì mắc chấn thương cổ tay.

Chấn thương cổ tay xảy ra khi có một lực bất ngờ tác động vào cổ tay hoặc khi có những vận động lặp đi lặp lại thường xuyên hoặc nhiều nguyên nhân khác. Game thủ cần đặc biệt chú ý đến loại chấn thương này bởi họ cần phải cầm và điều khiển chuột.

Loại chấn thương này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến phong độ lúc thi đấu, thậm chí là phải giải nghệ. Như tuyển thủ C9 Hai của LMHT đã "treo bàn phím" sớm dù anh đang ở thời đình cao do chấn thương cổ tay. Hay ở đấu trường Dota 2, Clinton "Fear" Loomis, cựu tuyển thủ của Evil Geniuses cũng suýt phải giã từ sự nghiệp vĩnh viễn vì vấn đề này.

Vấn đề về "tuổi thọ" của nghề và tương lai phía trước

Hầu hết, "tuổi đời" của nghề game thủ tương đối ngắn. Bởi vì phong độ sẽ tụt dần theo thời gian. Nếu không cố gắng và nỗ lực hết sức mình, thì chuyện bị đào thải và thay thế bởi lớp người chơi trẻ và tài năng hơn là chuyện không sớm thì muộn.

Đơn cử, sự tụt dốc trình độ của Crown - người đi đường giữa đã từng sánh ngang với "quỷ vương" Faker bị sa thải chỉ sau 3 tháng chơi cho đội CLG của giải đấu LCS.

Nghề game thủ - công việc hái ra tiền nhưng khó trụ vững được trong môi trường đầy tính cạnh tranh - Ảnh 6.

Crown bị đội tuyển CLG thanh lí hợp đồng vì phong độ yếu kém.

Ngoài ra, nhiều người sau khi đã kiếm đủ số tiền mình mong muốn, họ sẽ rút khỏi đấu trường chuyên nghiệp và chuyển sang lĩnh vực khác. Như tuyển thủ Misaya - người được mệnh danh "Thần bài của LMHT" sau khi giải nghệ đã chuyển hướng sang con đường kinh doanh.

Nếu vẫn còn đam mê với Esports, thì game thủ có thể theo nghề HLV hoặc streamer. Baroibeo - Thầy Giáo Ba cũng xuất phát từ con đường game thủ, sau đó chuyển sang làm HLV cho đội tuyển FFQ, rồi nghỉ thi đấu rẽ sang con đường streamer như ngày nay.

Nghề game thủ - công việc hái ra tiền nhưng khó trụ vững được trong môi trường đầy tính cạnh tranh - Ảnh 7.

Baroibeo cũng xuất phát từ game thủ và hiện tại đang là streamer.

Nếu thường xuyên theo dõi đấu trường chuyên nghiệp LMHT Việt Nam vào mùa 3, chắc hẳn nhiều người sẽ không thể không biết đến vụ chuyển nhượng đình đám của Chướng Viễn "Navy" Long từ đội tuyển Saigon Fantastic Five sang thi đấu cho Bangkok Titans tại Thái Lan. Khoảng 2 tháng sau đó, anh đã phải về lại Việt Nam để phục vụ cho việc học hành và giã từ thi đấu chuyên nghiệp không lâu sau.

Nghề game thủ - công việc hái ra tiền nhưng khó trụ vững được trong môi trường đầy tính cạnh tranh - Ảnh 8.

Navy - game thủ Việt Nam đầu tiên xuất ngoại.

Thêm vào đó, còn có Auzeze - cái tên từng "làm mưa làm gió" một thời của nền LMHT Việt Nam. Game thủ sinh năm 1994 này có đang có phong độ đỉnh cao nhưng lại quyết định giải nghệ, về Đà Nẵng mở quán ốc tên là "Ốc Zè Zè". Như vậy, ta mới có thể thấy được nghề game thủ thực sự không kéo dài được lâu.

Nhìn chung, tuyển thủ chuyên nghiệp đang là xu hướng hot, thu hút nhiều bạn trẻ "khởi nghiệp" với tham vọng kiếm được tiền bạc và danh tiếng. Tuy nhiên, cần phải biết được mặt lợi - hại, có ý chí nỗ lực và biết nắm bắt cơ hội thì mới có thể trụ vững trên môi trường đầy tính cạnh tranh này.

Nghề game thủ - công việc hái ra tiền nhưng khó trụ vững được trong môi trường đầy tính cạnh tranh - Ảnh 9.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Khám phá "Thế giới trang sức" lộng lẫy của Lộc Phúc tại triển lãm Jewelry Fair 2024

Sau 9 ngày diễn ra sôi nổi, Triển lãm Jewelry Fair 2024 với chủ đề "Tôn vinh phụ nữ - Tỏa sáng vẻ đẹp vượt thời gian" đã chính thức khép lại vào ngày 07/11/2024 tại Aeon Mall Tân Phú. Sự kiện do Lộc Phúc Fine Jewelry phối hợp cùng các đối tác uy tín tổ chức đã thực sự mang đến một không gian trang sức đầy màu sắc,