Thông thường thì một tuyển thủ giỏi sẽ thi đấu chuyên nghiệp vào những năm 17-18 tuổi, sau đó đạt tới độ chín của sự nghiệp và chinh phục các danh hiệu vào những năm 20 tuổi. Tuy nhiên người ta cũng có câu tài không đợi tuổi và một vài cá nhân xuất sắc của làng Esports đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp ngay từ lúc bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp và cum từ "thần đồng" chính là để ám chỉ những con người như vậy.
Và cách đây ít ngày, chuyên trang về Thể Thao Điện Tử của Mỹ là Thescore Esports đã gửi tới cho game thủ danh sách top 10 thần đồng vĩ đại nhất trong những năm vừa qua. Đáng chú ý là LMHT, bộ môn Esports lớn nhất thế giới, lại chỉ có 1 đại diện duy nhất nhưng ở vị trí số 1, không ai khác ngoài Faker.
Born to Kill: The Top 10 Esports Prodigies
Danh sách cụ thể:
10. Braxton 'Brax' Pierce (CS:GO)
9. Jason "Beaulo" Doty (Rainbow 6 Seige)
8. Kyle "Scrub Killa" Robertson (Rocket League)
7. Leonardo "MkLeo" Lopez (Super Smash Bros)
6. Topias Miikka "Topson" Taavitsainen (DOTA2)
5. Oleksandr "s1mple" Kostyliev (CS:GO)
4. Mathieu "ZywOo" Herbaut (CS:GO)
3. Lee "Flash" Young Ho (Starcraft)
2. Syed Sumail "SumaiL" Hassan (DOTA2)
1. Lee "Faker" Sang-hyeok (LMHT)
Faker được vinh danh là thần đồng vĩ đại nhất của Esports thế giới
Có lẽ khỏi phải bàn cãi về vị trí số 1 của Faker trong danh sách này khi "Quỷ Vương" của chúng ta đã bộc lộ những tố chất thiên bẩm của mình khi mới chỉ 16 tuổi bằng việc lọt top 10 Thách Đấu Hàn vào mùa 2. Sau đó ngay trong năm đầu tiên thi đấu chuyên nghiệp, Faker đã có cho mình danh hiệu OGN mùa hè 2013 (tương đương với LCK hiện tại) và đặc biệt nhất là chức vô địch thế giới cùng năm.
Faker lên ngôi vô địch thế giới ngay trong năm đầu tiên thi đấu chuyên nghiệp
Nhiều fan của DOTA2 có thể không hài lòng và nói rằng chẳng phải Sumail cũng vô địch DAC 2015, The International 2015 trong năm đầu tiên thi đấu chuyên nghiệp, thậm chí khi đó cậu nhóc này mới 15 tuổi. Đúng là nếu chỉ so năm đầu tiên thi đấu chuyên nghiệp, Sumail và Faker được tính là ngang nhau về mặt danh hiệu nhưng nhưng năm tiếp theo của sự nghiệp, khi vẫn còn là một tuyển thủ trẻ thì Faker lại có phần vượt trội hơn hẳn so với Sumail.
Sumail cung với Evil Geniuses nâng cao "khiên thánh" sau khi vô địch TI5
Trong những năm sau đó, Faker có thêm 2 danh diệu CKTG, 2 chức vô địch MSI và hàng loạt cúp LCK, trong khi đó Sumail không giành thêm danh hiệu Major hay TI nào cả. Có thể tài năng là thứ khó để mang ra đong đếm, tuy nhiên danh hiệu lại hữu hình và có thể đếm ra ngay lập tức nên chuyện SumaiL có vị trí thứ 2 và nhường ngôi vị số 1 cho Faker cũng là điều dễ hiểu mà thôi.
Faker với 3 lần vô địch thế giới vẫn đang là kỷ lục khó ai có thể xô đổ được