Esports Việt và hành trình tìm chỗ đứng trong ngành giải trí: Từ những buổi Off Game trong “bóng tối” tới Đại hội 360mobi hơn 70.000 người tham dự

Quang Vũ | 26-03-2020 - 09:25 AM

(Tổ Quốc) - Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games 30) lần đầu tiên những tựa game giải trí tưởng vô thưởng vô phạt lại là những bộ môn tranh huy chương, gánh sứ mệnh đem vinh quang về cho tổ quốc...

Và cứ nhìn Đại hội 360mobi 2020 vừa qua thì sẽ hiểu vì sao bạn trẻ Việt nói "vũ trụ sao Việt quy tụ ở sự kiện Game lớn nhất Việt Nam" – Một sân chơi thu hút đến 70.000 lượt khách tham dự.

After Movies | Đại Hội 360mobi 2020 - Sự Kiện Game Lớn Nhất Việt Nam

Game thủ, tuyển thủ, hay vận động viên… đã có rất nhiều cách gọi khác nhau về một kẻ mê game, chơi game online. Nhưng ở hiện tại, điều quan trọng nhất không phải ở tên gọi ấy, mà đó chính là cái nhìn của gia đình, xã hội hướng về game và những người sử dụng nó. Người chơi game không còn bị quở trách, kẻ chơi game hay không có nghĩa là học hành bết bát, ham chơi, bỏ bê những giá trị hữu ích khác trong cuộc sống thường nhật, người mê game cũng không phải là những kẻ lêu lổng, chẳng làm nên trò trống gì! Nhìn ngang, ngó dọc mà xem… nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia cũng là tay mê game thứ thiệt, hay hàng loạt game thủ với thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng và số tiền thưởng từ đánh giải lên đến hàng trăm triệu.

Nhưng lớn hơn hết, ý nghĩa hơn hết chính là họ đã tự mình đón nhận và gánh lên vai sứ mệnh quốc gia, nuôi đam mê cùng với niềm tự hào cho dân tộc tại các đấu trường eSports khu vực cũng như thế giới. Vậy đấy, giờ đây game thủ không cần trốn học, lén nhà đi net cày game nữa mà họ đã có thể chơi game đường hoàng và ngẩng cao đầu, tự hào về những gì mình đam mê, gắn bó.

Chưa kể, khi công nghệ lên ngôi, nền tảng giải trí di động ngày càng đa dạng, từ môi trường game online ấy đã sản sinh ra một ngành nghề - streaming game. Đây đang được xem là nghề thời thượng trong ngành game, thu hút nhiều bạn trẻ không chỉ có kiến thức game mà còn có những kỹ năng như giao tiếp, bề dày kiến thức xã hội, ứng biến linh hoạt… Nhiều streamer, gamer trở thành những cái tên hot hạng khủng trên mạng xã hội nói chung và cộng đồng game nói riêng. Chắc chắn họ cũng không ngờ rằng, chính nhờ tài năng, đam mê game lại có thể cho họ một sự nổi tiếng đến thế. Game từ vị trí "kẻ không được thừa nhận" giờ đã cho thấy sức hút quá lớn, nó đang trở thành ngành công nghiệp trăm tỷ đô trên thế giới, thu hút hàng trăm triệu người, tạo ra hàng triệu công việc và đồng thời xây dựng chỗ đứng vững chắc trong ngành giải trí nói chung. Trận chung kết giải đấu esports hấp dẫn nhất năm 2019 từng thu hút 99,6 triệu người xem cùng lúc, tức gần 1,5% dân số thế giới ngồi trước màn hình xem trực tiếp một trận đấu game.

Với những game thủ chuyên nghiệp, họ trở thành thần tượng của hàng triệu người trẻ khắp thế giới: Faker có mặt trong danh sách 30 nhân vật trẻ tuổi nổi tiếng nhất châu Á – Forbes 2019; game thủ gốc Việt Anathan Phạm mới chỉ 20 tuổi, mỗi năm "làm part time" vài tuần đã kiếm hơn 100 tỉ đồng nhờ vô địch 2 giải đấu. 16 tuổi bạn làm được gì - ở tuổi đó "con nhà người ta" Kyle Giersdorf giành chức vô địch ở thể thức chơi đơn (solo) với phần thưởng trị giá 70 tỉ đồng. Những streamer đình đám ngày nay cũng không hề thua kém những siêu sao bóng đá, Hollywood… về độ nổi tiếng và sức ảnh hưởng tới giới trẻ thế giới. Felix Kjellberg (PewDiePie) sở hữu 1 trong 2 kênh Youtube có hơn 100 triệu theo dõi; Tyler Blevins (Ninja) cũng lọt vào danh sách Forbes 30 Under 30 với thu nhập hàng chục triệu đô nhờ làm streamer mỗi năm.

Không cần nhìn đâu xa, ngay tại Việt Nam, từ game thủ chuyên nghiệp tới streamer cũng dần gây dựng tầm ảnh hưởng của mình. Những game thủ như Sofm, Levi, Chim Sẻ Đi Nắng, Xuân Bách, ADC… có thu nhập hàng tỷ đồng trong năm qua; xuất hiện dày đặc trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng. Độ Mixi, PewPew, ViruSs, MisThy, Thầy giáo Ba… biến streamer trở thành nghề hot và đáng mơ ước của giới trẻ thời 4.0. Kênh MixiGaming của Độ Mixi luôn thu hút xấp xỉ 100.000 người xem trực tuyến mỗi khi livestream; ViruSs nhận hàng trăm triệu donate từ một người trong một buổi stream. Việc có thu nhập cả chục triệu đồng từ donate mỗi buổi stream đã trở thành "chuyện trong tầm tay" với những streamer top đầu tại Việt Nam.

Esports Việt và hành trình tìm chỗ đứng trong ngành giải trí: Từ những buổi Off Game trong “bóng tối” tới Đại hội 360mobi hơn 70.000 người tham dự - Ảnh 3.

Chính nhờ sự phát triển vượt bậc của hệ sinh thái Game/eSports mà những sự kiện eSports cũng ngày càng được chú trọng đầu tư với quy mô lớn hơn, hoành tráng hơn. Những sự kiện ngày nay không chỉ còn là sân chơi của riêng những người mê game mà dành cho tất cả mọi người, sẽ không khó để ta bắt gặp những gia đình bố mẹ con cái cùng tham gia… Đó như là minh chứng cho sự thay đổi, một cách xã hội hóa góc nhìn tích cực về game, về eSports và về nhu cầu giải trí đa dạng của giới trẻ.

Esports Việt và hành trình tìm chỗ đứng trong ngành giải trí: Từ những buổi Off Game trong “bóng tối” tới Đại hội 360mobi hơn 70.000 người tham dự - Ảnh 4.

Khoảng thời gian hơn một thập kỷ qua cũng đánh dấu hành trình nền Game Việt Nam bước ra ánh sáng ở mọi góc cạnh của nó. Esports dần có chỗ đứng trong ngành giải trí, game thủ chuyên nghiệp và streamer đã là những nghề nghiệp được thừa nhận, là mục tiêu, ước mơ của hàng triệu bạn trẻ. Và những sự kiện eSports cũng bước ra ánh sáng, trở thành những lễ hội dành cho tất cả mọi người, quy mô và thu hút không thua kém bất kỳ sự kiện giải trí nào khác. Thủa sơ khai của sự kiện Esports có lẽ chính là những buổi tụ tập chỉ vài chục người off game Võ Lâm Truyền Kỳ, Kiếm Thế, Audition, Gunny… từ chục năm về trước. Những buổi off bị gắn với những đứa trẻ hư hỏng, ăn chơi lêu lổng, vô công rỗi nghề - cái thời mà cả xã hội còn giữ cái nhìn kỳ thị với thế giới game… Tới ngày nay, khi những sự kiện eSports xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia, trở thành những lễ hội thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, là nơi giới trẻ thể hiện cá tính, đam mê, ước mơ chính đáng của mình… Đó là một quãng đường dài, và Đại hội 360mobi là cái tên tiên phong trong việc hình thành những sự kiện Esports chuyên nghiệp và quy mô tại Việt Nam.

Tại sao lại là Đại hội 360mobi? Như trên đã nói, sự kiện này chính là biểu tượng của ngành game nói chung và cộng đồng eSports Việt nói riêng. Nơi đầu tiên quy tụ của tất thảy những gì mà giới trẻ yêu thích: game, âm nhạc, idol, thời trang, đam mê streaming game… và sự gặp gỡ, giao lưu, tương tác cộng đồng. Có thể nói, với sự thay đổi định hướng tích cực và tập trung xây dựng, gìn giữ cộng đồng, đây sự kiện tiên phong mang không khí của một siêu lễ hội giải trí chuyên nghiệp phục vụ đời sống giải trí cho game thủ nói riêng và bạn trẻ Việt nói chung.

Không nói quá khi Đại hội 360mobi đã trưởng thành cùng eSports Việt – đó là vào năm 2013, khoảng thời gian mà eSports tại thị trường Việt đang có sự lớn lên. Sau đó, mỗi năm Đại hội 360mobi đều diễn ra, với những cái tên khác nhau như Đại hội Lẩu Hành, 360Play… Gần đây nhất, Đại hội 360mobi đầu năm 2020 đã chào đón hơn 70.000 lượt khách, một kỷ lục mới được thiết lập, một dấu ấn mới của ngành game và ngành giải trí Việt. So với mặt bằng chung các sự kiện ngành game từ 2010 đến nay thì Đại hội 360mobi vẫn giữ vững vị thế là sự kiện game lớn nhất, thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia nhất. Quy mô từ 5.000 người tham gia trong năm đầu tiên đến kỳ vọng con số 100.000 người góp mặt tại một sự kiện game tại Việt Nam hoàn toàn có thể thành hiện thực trong năm tới.

Esports Việt và hành trình tìm chỗ đứng trong ngành giải trí: Từ những buổi Off Game trong “bóng tối” tới Đại hội 360mobi hơn 70.000 người tham dự - Ảnh 5.

Đại hội 360mobi cũng là sự kiện tiên phong tạo xu hướng Gamebiz hòa nhập với Showbiz; mô hình không chỉ trên thế giới mà ngay các sự kiện eSports tại Việt Nam cũng đều hướng tới. Chúng ta không còn xa lạ với những sự kiện eSports có sự xuất hiện của những ca sĩ, diễn viên nổi tiếng. Họ đồng thời còn trở thành gương mặt đại diện cho tựa game, ra mắt những MV ca nhạc kết hợp cùng game, thậm chí tham gia các trận đấu biểu diễn trong vai trò một game thủ. Tại những sự kiện eSports như thế, khoảng cách giữa idol và game thủ trở nên rất gần, khi họ có thể chơi game, trò chuyện cùng nhau như những người có cùng sở thích. Tại Đại hội 360mobi, fans được tham gia các mini game ngập tràn quà tặng, được đắm chìm trong thế giới âm nhạc, thời trang đa màu sắc và được tận hưởng giây phút bùng cháy nhất cùng idol của mình. Xuyên suốt các mùa, Đại hội 360mobi mang hình bóng của một đại nhạc hội với sự góp mặt của loạt ca sĩ hàng đầu V-Pop: năm 2014 là Đông Nhi; 2015 là Bảo Anh, Phan Mạnh Quỳnh; 2016 là Bích Phương, Lou Hoàng, Miu Lê, Soobin Hoàng Sơn; 2018 Đen Vâu, Kimmese, Tóc Tiên; 2019 Sơn Tùng, Hồ Ngọc Hà, Thiều Bảo Trâm; 2020 - Touliver, Tóc Tiên, Hoàng Thuỳ Linh, Binz, Amee, Karik, Orange, BB Trần, Hải Triều, Chấn Quốc & Linh Đan, K-ICM…. Những cái tên đình đám của showbiz Việt lần lượt góp mặt vào sự kiện là bảo chứng cho sức hút, tầm cỡ của một sân chơi ngành game đang dần được công chúng đón nhận rộng rãi hơn, hào hứng hơn. Những sự kiện eSports đã không còn là sân chơi của riêng game thủ, mà dần trở thành một sự kiện đại chúng giúp mọi người thêm hiểu về thế giới game thủ hơn.

Phải thừa nhận rằng, việc Đại hội 360mobi liên tục lọt top sự kiện nổi bật, xuất hiện dày đặc trên truyền hình, báo chí … đã góp phần làm thức tỉnh ngành game nói riêng và thay đổi cái nhìn từ xã hội nói chung. Đặc biệt, Đại hội 360mobi đã bước lên một tầm cao mới khi nằm trong top 3 sự kiện nổi bật nhất trên Social Media tháng 1/2019 - bảng xếp hạng của BuzzMetrics chính là bằng chứng thuyết phục cho sự hấp dẫn và ý nghĩa của một sân chơi. Chắc chắn, xã hội sẽ ngày càng có cái nhìn thân thiện, đánh giá đúng hơn với người chơi game – những người đang sống hết mình vì đam mê tưởng chẳng ra gì này!

Esports Việt và hành trình tìm chỗ đứng trong ngành giải trí: Từ những buổi Off Game trong “bóng tối” tới Đại hội 360mobi hơn 70.000 người tham dự - Ảnh 7.

Không phải tự nhiên mà nhiều sự kiện eSports luôn lọt top các sự kiện ảnh hưởng nhất trên mạng xã hội các tuần/tháng/năm. Với sự đầu tư nghiêm túc của các nhà phát hành, các đơn vị sản xuất đã tạo ra những sự kiện, sân chơi eSports tầm cỡ thu hút hàng tới hàng trăm nghìn thậm chí hàng triệu người tham gia. Với sự phát triển vũ bão của ngành Thể thao Điện tử thế giới, những sự kiện về game ban đầu chỉ là nơi gặp gỡ của cộng đồng nhỏ bé mê game nay đã nâng tầm thành những siêu sự kiện cực lớn và được truyền thông săn đón.

Từ Bắc Mỹ qua châu Âu, châu Á… những siêu sự kiện như vậy được tổ chức với mật độ dày đặc suốt năm và thu hút hàng triệu game thủ từ khắp nơi trên thế giới tham gia. Từ những lễ hội quảng bá game tới những giải đấu eSports ngày càng hoành tráng và được nâng tầm về mặt chất lượng, hình ảnh và số người tham gia. Cả giải thưởng nữa, sương sương cũng vài triệu đến vài chục triệu đô. Năm nay, khi Gamecos Asia (phiên bản châu Á của lễ hội với nhiều trò chơi điện tử và máy tính lớn nhất thế giới Gamescom) lần đầu tiên được tổ chức, nó ngay lập tức được đưa vào danh sách những sự kiện hấp dẫn nhất trong năm tại Singapore nhằm thu hút khách du lịch tới với đảo quốc này. Sự kiện eSports không chỉ giúp thu hút khách du lịch, nó còn giúp quảng bá hình ảnh của thành phố, quốc gia đăng cai với toàn thế giới.

Còn trong nước, các sự kiện giải đấu cũng được các kênh truyền hình lớn như VTV, HTV… đưa tin, khai thác. Đây chính là điều ngược lại của những năm trước - chơi game như "tệ nạn" đã không còn mà thay vào đó là sự giải trí đỉnh cao, văn minh và hiện đại. Tất cả đã đón nhận game như một món ăn tinh thần mới trong đó xen lẫn niềm tự hào của gia đình và sự ngưỡng mộ của xã hội dành cho những người chơi game. Họ theo đuổi đam mê và thành công với đam mê của chính mình.

Cổ vũ đội tuyển quốc gia Mobile Legends: Bang Bang Việt Nam tại Sea Games 30

Các sự kiện eSports tại Việt Nam cũng ngày càng được nâng tầm về quy mô và chất lượng.

Mùa hè 2019, Việt Nam đăng cai 2 giải đấu eSports tầm cỡ thế giới. Cả hai sự kiện đều thành công rực rỡ, cả thế giới phải bất ngờ về sự cuồng nhiệt, thân thiện của các bạn trẻ yêu game tại Việt Nam. Thành công của 2 giải đấu trên là bảo chứng chúng ta hoàn toàn đủ khả năng tổ chức những siêu sự kiện eSports trong tương lai.

Hay Đại hội 360mobi - Sự kiện do VNG tổ chức với phương châm "đặt người chơi, game thủ, cộng đồng làm trung tâm". Đại hội 360mobi 2020 được nâng tầm khác biệt hẳn với những lần tổ chức trước đó. Sự kiện diễn ra tại sân vận động Hoa Lư thu hút hơn 70.000 người tham gia, cùng với đó là một ngày hội giải trí tổng hợp với sự góp mặt của nhiều gamer, streamer đình đám, thậm chí là các VĐV eSports quốc tế… Đặc biệt là sự góp mặt của nhiều ca sỹ nổi tiếng đã làm nên thương hiệu một Đại hội 360mobi nổi đình nổi đám. Cũng tại sự kiện đầu năm 2020 vừa qua, cùng với việc vinh danh Đội tuyển quốc gia Mobile Legends: Bang Bang Việt Nam thì NPH này cũng đã mời hai khách mời hàng đầu khu vực Đông Nam Á: EVOS (Singapore) và Impunity Divas (Myanmar) tham gia giao hữu ở bộ môn này. Điều này cho thấy VNG đang định hướng sân chơi ngành game Việt sang cộng đồng khu vực. Ngoài ra, NPH này cũng đã giới thiệu và cho thi đấu giao hữu Call of Duty Mobile trước hàng chục ngàn người xem. Được biết, bom tấn eSports này sẽ vào Việt Nam trong năm 2020 và hứa hẹn khuynh đảo nền Thể thao điện tử nước nhà.

Việc các NPH, các đơn vị tài trợ ngày càng chịu chi hơn cho những sự kiện eSports là điều tất yếu với sự phát triển vũ bão của ngành game trong những năm qua. Nếu thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21 đánh dấu màn chào sân của ngành game với thế giới giải trí, thì bước sang thập kỷ thứ 3 này, nhiều chuyên gia đánh giá đã đến lúc ngành game sẽ tỏa sáng rực rỡ. Và những sự kiện eSports chắc chắn sẽ ngày càng trở nên quy mô, hoành tráng hơn khi nó chính là bộ mặt để cả xã hội thấy ngành công nghiệp game đã phát triển thần kỳ như thế nào!

Esports Việt và hành trình tìm chỗ đứng trong ngành giải trí: Từ những buổi Off Game trong “bóng tối” tới Đại hội 360mobi hơn 70.000 người tham dự - Ảnh 9.
Esports Việt và hành trình tìm chỗ đứng trong ngành giải trí: Từ những buổi Off Game trong “bóng tối” tới Đại hội 360mobi hơn 70.000 người tham dự - Ảnh 10.
Esports Việt và hành trình tìm chỗ đứng trong ngành giải trí: Từ những buổi Off Game trong “bóng tối” tới Đại hội 360mobi hơn 70.000 người tham dự - Ảnh 11.
T.P
Trường Dương

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM