Trong hơn 5000 năm lịch sử lâu đời của Trung Quốc, xã hội phong kiến cổ đại kéo dài suốt hơn 2000 năm luôn được nhiều người chú ý. Trong hơn 2000 năm đó, Trung Quốc dưới sự cai trị của gần 400 Hoàng đế, có thể nói chính họ là người nối liền xuyên suốt cả chặng đường lịch sử cổ đại Trung Hoa.
Trong số họ, dù là vị Hoàng đế đầu tiên – Tần Thủy Hoàng hay vị Hoàng đế cuối cùng – Phổ Nghi, chắc chắn đều sẽ để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng mọi người, nhưng nếu so với tất cả, có lẽ Nữ Hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử - Võ Tắc Thiên sẽ càng khiến người ta ngạc nhiên hơn cả.
Chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, Trung Quốc cổ đại vẫn luôn có quan niệm trọng nam khinh nữ.
Địa vị của người phụ nữ trong xã hội đều rất thấp kém, cuộc đời người phụ nữ có lẽ cũng có thể khái quát qua hai việc, bị gả đi sớm, thay chồng dạy con, dù có là phụ nữ trong chốn hậu cung thì cũng chỉ là công cụ sinh đẻ cho hoàng thất.
Duy chỉ có riêng Võ Tắc Thiên không chịu khuất phục vận mệnh, bà đã làm được chuyện mà chỉ đàn ông mới làm được - đó là làm Hoàng đế.
Thời cổ đại, đàn ông có thể tam thê tứ thiếp, riêng Hoàng đế còn có phi tần lục cung, ba nghìn giai lệ kề bên. Sau khi Võ Tắc Thiên lên ngôi Hoàng đế, tất nhiên cũng chẳng cam tâm chịu phòng không gối chiếc, bà đã tự tìm cho mình rất nhiều nam sủng.
Bấy giờ, việc này không hợp lễ giáo, vấp phải sự phản đối của rất nhiều đại thần trong triều, trong đó có cả Địch Nhân Kiệt. Nhưng Võ Tắc Thiên lại chỉ dùng một câu nói để bác bỏ lời khuyên can của Địch Nhân Kiệt, vậy Võ Tắc Thiên đã nói những gì?
TUNG HOÀNH KHẮP HẬU CUNG 2 ĐỜI HOÀNG ĐẾ, CUỐI CÙNG TRỞ THÀNH NỮ HOÀNG
Tin chắc rằng những bạn đọc từng đọc tài liệu về Võ Tắc Thiên hoặc xem các bộ phim cải biên về Võ Tắc Thiên đều biết, đây là người phụ nữ có cuộc đời vô cùng truyền kỳ trong lịch sử Trung Quốc.
Điều này không phải sau này khi lên ngôi Hoàng đế mới có người biết mà ngay từ khi Võ Tắc Thiên còn nhỏ đã có người nói về nó.
Võ Tắc Thiên từ nhỏ đã xinh đẹp, thông minh hơn người, có một thầy xem tướng từng phán bà là người có mệnh "Thiên tử chi tướng" (có tướng làm vua), song lúc ấy, mọi người cũng chỉ coi đó như lời nói đùa.
Võ Tắc Thiên ban đầu nhập cung làm phi tần của Lý Thế Dân, song dù bà có dung mạo hơn người, biết ca hát, nhảy múa nhưng lại không có được sự sủng ái của Lý Thế Dân.
Ngược lại, Lý Thế Dân còn từng nói với Võ Tắc Thiên rằng, nội tâm của người phụ nữ quan trọng hơn vẻ bề ngoài rất nhiều. Sau khi nghe lời nói như vậy, Võ Tắc Thiên bắt đầu học tập, đây cũng là nền móng cơ sở giúp bà có thể xử lý chuyện triều chính sau này. Đồng thời, cùng lúc ấy, Võ Tắc Thiên cùng con trai Lý Thế Dân là Lý Trị lén đã lút nảy sinh quan hệ tình cảm.
Sau khi Lý Thế Dân qua đời, bởi vì chưa sinh được con nên Võ Tắc Thiên bị đưa đến chùa xuống tóc đi tu. Bấy giờ, Lý Trị sau khi lên ngôi vua cũng đã quên hẳn Võ Tắc Thiên. May mắn là nhờ sự giúp đỡ của một Thái giám, khiến Lý Trị lần nữa gặp lại Võ Tắc Thiên trong chùa, hai người tình cũ lại cháy, Lý Trị không màng đến ánh mắt thế tục, đưa Võ Tắc Thiên trở lại hậu cung của mình.
Quay lại hậu cung, Võ Tắc Thiên thế như mặt trời đang trưa, còn sinh cho Lý Trị mấy người con.
Về sau, Võ Tắc Thiên lợi dụng cơ hội, thành công quật ngã Vương Hoàng hậu, khiến Lý Trị dù đối mặt với áp lực từ các vị đại thần, vẫn không màng lễ pháp đưa Võ Tắc Thiên lên ngôi Hoàng hậu.
Song, ngôi vị Hoàng hậu vẫn chưa phải mục đích cuối cùng của Võ Tắc Thiên, điều mà bà thực sự muốn chính là địa vị với quyền lực cao nhất kia.
Trong thời gian Lý Trị bệnh nặng, Võ Tắc Thiên vẫn luôn giúp đỡ chuyện triều chính, nhằm giúp bản thân tích lũy thêm nhân mạch và thế lực. Cuối cùng, khi Lý Trị qua đời, Võ Tắc Thiên quét sạch mọi trở ngại, thành công đăng cơ, trở thành Nữ Hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử.
TRẦM MÊ TRONG SẮC DỤC, HỨNG CHỊU CHỈ TRÍCH
Không thể phủ nhận, tuy chỉ là một người phụ nữ, nhưng Võ Tắc Thiên rất có tài trị quốc. Một trong những công lao to lớn trong thời gian bà trị vì đất nước đó chính là cải cách chế độ khoa cử.
Bấy giờ, Võ Tắc Thiên đặt ra những tiêu chuẩn vô cùng khắt khe nhưng cũng rất rõ rằng, công bằng trong việc tuyển chọn nhân tài. Võ Tắc Thiên trọng dụng người hiền tài, xây dựng chế độ thi văn thi võ, chọn ra một lớp người xuất sắc cho quốc gia. Chế độ khoa cử do bà xây dựng vẫn còn được sử dụng cho đến thời nhà Thanh.
Có lẽ trong ấn tưởng của nhiều người, việc mang binh đánh trận, giành lại lãnh thổ là việc mà chỉ nam giới mới làm được, những sự thực là, dưới thời Võ Tắc Thiên cai trị, bản đồ quốc gia Đại Đường không ngừng được mở rộng.
Bấy giờ không chỉ diện tích lãnh thổ tăng lên mà còn thu phục thêm được hai dân tộc thiểu số là Thổ Phồn và Khương Tộc. Thời gian Võ Tắc Thiên trì vì, dân số Đại Đường không ngừng tăng lên, điều này cũng chứng tỏ công lao của Võ Tắc Thiên.
Song con người không phải là bậc thánh nhân, làm gì có ai không có lỗi lầm? Võ Tắc Thiên tuy có nhiều cống hiến, thành tựu về trị quốc, song đời tư của bà lại bị người đời chỉ trích, đây cũng là nguyên nhân chính gây nhiều tranh cãi khi các thế hệ sau đánh giá về bà.
Trên con đường trở thành Hoàng đế, Võ Tắc Thiên không ngại ủy thân cho hai người đàn ông, hơn nữa hai người này còn có quan hệ cha con.
Sau khi trở thành Hoàng đế, Võ Tắc Thiên cũng muốn xây dựng hậu cung của mình giống với hậu cung của các nam Hoàng đế, cho nên đã lập nên một cơ quan chuyên để tìm kiếm những người đàn ông trẻ tuổi, đẹp trai, đưa vào trong cung làm nam sủng cho mình.
Bấy giờ, hành động này của Võ Tắc Thiên đã làm thiên hạ chấn động. Từ xưa đến nay, thân phận của người phụ nữ luôn vô cùng thấp kém, cả đời cũng chỉ có thể kết hôn với một người đàn ông, chỉ có đàn ông mới được quyền có tam thê tứ thiếp. Hành động này của Võ Tắc Thiên chính là hành động thách thức lễ giáo của xã hội. Song việc Võ Tắc Thiên cho công khai mở rộng tìm kiếm nam sủng ngoài mục đích hưởng thụ cuộc sống cá nhân thì đa phần chính là muốn có được địa vị và uy quyền giống như các đời nam Hoàng đế.
ĐỊCH NHÂN KIỆT KHUYÊN CAN, VÕ TẮC THIÊN MỘT CÂU BÁC BỎ
Việc Võ Tắc Thiên tìm nam sủng đã dấy lên bàn tán trong khắp dân chúng, đối với các vị đại thần, việc này làm tổn hại nghiêm trọng đến thể diện của Hoàng thất, cho nên thay phiên ra mặt, khuyên can Võ Tắc Thiên.
Thực tế, lo lắng của họ cũng không phải không có căn cứ, bởi vì nam sủng của Võ Tắc Thiên không thể ngoan ngoãn nghe lời như phi tần của Hoàng đế. Tuy rằng trở thành nam sủng, nhưng họ vẫn là một người đàn ông, trong lòng ắt sẽ có khát vọng theo đuổi quyền lực.
Bấy giờ, trong số nam sủng của Võ Tắc Thiên, có ba người vô cùng nổi tiếng, đó chính là Tiết Hoài Nghĩa và hai anh em Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông.
Trong ba người họ, Tiết Hoài Nghĩa vào cung sớm nhất, ban đầu người này cũng rất được Võ Tắc Thiên yêu quý, song điều đó đã khiến hắn nuôi thành thói cậy thế bắt nạt người.
Sau này khi mất đi sự sủng ái của Võ Tắc Thiên, Tiết Hoài Nghĩa còn dám to gan làm càn đốt một tòa kiến trúc ở Lạc Dương, kết quả, nửa tháng sau liền bị Võ Tắc Thiên xử tội chết.
Hai anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông vào cung sau Tiết Hoài Nghĩa, và cũng thông minh hơn Tiết Hoài Nghĩa rất nhiều.
Họ biết rằng nếu muốn đạt được mục đích của bản thân thì nhất định không được đắc tội với Võ Tăc Thiên, phải thuận theo bà, dùng cách thổi gió bên gối bà (nói lời gièm pha).
Theo lời kể, bấy giờ ba người con của Thái tử vô cùng ghét những nam sủng mà Võ Tắc Thiên nuôi, cho nên đã buông lời bàn tán về hai anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông, hai người này lập tức nói chuyện này với Võ Tắc Thiên, Võ Tắc Thiên thậm chí còn vì họ mà xử chết ba người con của Thái tử.
Nhận thấy tình hình ngày một nghiêm trọng, các vị đại tất nhiên không thể kiềm chế được nữa, người đầu tiên đứng ra can gián là vị đại thần rất được Võ Tắc Thiên trọng dụng – Địch Nhân Kiệt.
Địch Nhân Kiệt cũng thẳng thắn đứng ra khuyên Võ Tắc Thiên không nên vì nam sủng mà làm chậm trễ việc chính sự, lại tổn hại sức khỏe bản thân, song chẳng ngờ Võ Tắc Thiên đã phản bác lại một câu:
Việc này chẳng những chẳng hại thân thể mà còn khiến ta khỏe hơn. Nói xong, bà cho Địch Nhân Kiệt xem tóc và răng mới mọc của mình.
Đến đây Địch Nhân Kiệt chẳng có lời nào để đáp lại nữa.
LỜI KẾT
Là vị Nữ Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử, hành động của Võ Tắc Thiên quả là trước nay chưa từng có. Trên cương vị là một Hoàng đế, bà đã đưa ra đáp án hợp lý cho chuyện này.
Vốn dĩ bà cũng là một vị Hoàng đế tốt, xứng đáng được người đời ca ngợi, nhưng bởi vì chuyện bà nuôi nam sủng nên đã khiến bà trở thành nhân vật gây tranh cãi, những đánh giá về bà tốt xẫu lẫn lộn.
Thực tế, việc Võ Tắc Thiên nuôi nam sủng mục đích cũng chỉ nhằm bảo vệ uy quyền Hoàng đế của bản thân, bởi suy cho cùng nam Hoàng đế có thể có hậu cung ba nghìn giai lệ thì tại sao bà lại không thể.
Song chỉ bởi vì là phụ nữ cho nên hành động của Võ Tắc Thiên không cách nào có được sự ủng hộ của mọi người, nếu như Võ Tắc Thiên là nam thì có lẽ, cách nhìn nhận của mọi người về bà cũng sẽ khác.
*Theo Sohu (Trung Quốc)