Dung tích bao bì và dung tích thực, điều ít ai biết khi mua sơn

Quang Vũ | 30-12-2024 - 15:00 PM

Để tối ưu chi phí sơn sửa nhà cuối năm, gia chủ nên chọn sơn chất lượng cao với độ phủ vượt trội và dung tích thực chuẩn công bố.

Mùa xây sửa nhà cuối năm, chỉ riêng bước lựa chọn các vật liệu xây dựng cũng đủ khiến gia chủ đau đầu, đặc biệt là hạng mục sơn ngoại thất và nội thất cho tổ ấm. Dù lần đầu tiên sơn nhà mới hay tu sửa lại bức tường cũ, gia chủ cũng phải đắn đo "đặt lên nhấc xuống" nhiều lần để chọn được sơn chất lượng cao mà không lo vượt ngân sách.

Anh Tân Thanh (42 tuổi), một nhà thầu sơn lành nghề ở Hà Nội cho hay: "Chủ nhà thường mong muốn đội thầu dùng sơn chất lượng để tránh rạn nứt, bong tróc, bạc màu, rêu mốc, song họ cũng bày tỏ lo ngại chi phí quá cao so với ngân sách ban đầu. Thay vì bảo khách phải đánh đổi, tôi thường tư vấn cho gia chủ hiểu sơn cao cấp thực chất không đắt như vẫn nghĩ. Thay vì chỉ nhìn vào giá tiền trên đầu thùng, chủ thầu lâu năm trong nghề khuyên gia chủ nên định lượng "giá trị thực" của sơn, thể hiện qua độ phủ và dung tích chuẩn.

Dung tích bao bì và dung tích thực, điều ít ai biết khi mua sơn - Ảnh 1.

Gia chủ nên đặc biệt lưu ý đến vấn đề độ phủ và dung tích thực khi lựa chọn sơn

Độ phủ cao

Độ phủ được hiểu là số m2 tường mà 1 lít sơn có thể che phủ được, thường được ghi trên thùng sơn. Cùng một lượng sơn, sơn cao cấp che phủ được diện tích lớn hơn và tiết kiệm sơn hơn, giảm được đáng kể số lượng sơn cần mua.

Lý giải kỹ về điều này, chủ thầu lấy ví dụ sơn cao cấp trong nhà Dulux với độ phủ lên tới 16m2/lít/1 lớp. Anh cho hay: "Gần đây, anh thi công sơn một căn nhà 1 trệt 2 lầu, tổng diện tích gần 400m2. Dù sơn 2 lớp kỹ lưỡng, song chỉ hết chưa đến 60 lít sơn Dulux, tức 4 thùng 15 lít".

Theo anh Thanh, nếu sử dụng sơn có chi phí rẻ hơn nhưng độ phủ thấp hơn, lượng sơn chắc chắn sẽ đội lên 70-80 lít sơn, tức 5-6 thùng sơn. Thành thử, khi sử dụng sơn cao cấp Dulux, chi phí không chênh lệch nhiều khi tính trên tổng diện tích căn nhà, mà chất lượng vượt trội hơn hẳn, mang lại nhiều giá trị lợi ích cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.

Đặc biệt, lớp sơn Dulux phủ bền đẹp theo thời gian, giá trị vòng đời cao góp phần tiết kiệm cả chi phí bảo dưỡng lẫn sơn sửa sau nhiều năm.

Dung tích bao bì và dung tích thực, điều ít ai biết khi mua sơn - Ảnh 2.

Sơn cao cấp với độ phủ cao và chất lượng vượt trội là khoản đầu tư "có lời" cho gia chủ

Anh Thanh cho biết, bản thân từng gặp không ít trường hợp sử dụng sơn chất lượng kém, chỉ sau một mùa mưa nồm ẩm, gia chủ đã liên hệ thuê sơn sửa lại từ đầu và đổi sơn mới, dẫn đến tốn kém 2 lần chi phí cho sơn và thợ thi công, chưa kể tâm sức và thời gian dọn dẹp.

Dung tích chuẩn

Để tránh phát sinh ngân sách, anh Thanh lưu ý gia chủ khi mua sơn cần kiểm tra dung tích thực, bởi đôi khi dung tích trên thực tế của một số nhãn sơn có thể thấp hơn so với dung tích ghi trên bao bì.

Dung tích thực là con số dùng để chỉ số lít sơn thực tế ở bên trong mỗi thùng, còn dung tích bao bì là để chỉ sức chứa của thùng sơn. Gia chủ thường có tâm lý so sánh giá trên đầu thùng song nếu nhìn vào thể tích thực, trong nhiều trường hợp, thùng sơn "tưởng là đắt" lại không hề đắt hơn nhờ dung tích chuẩn.

Anh Thanh lấy ví dụ, nếu thùng sơn có dung tích bao bì là 15 lít nhưng lượng sơn thực tế trong thùng chỉ khoảng 13 – 14 lít, gia chủ sẽ phải mua đến 11 - 12 thùng để có đủ lượng sơn cần dùng thay vì 10 thùng như dự kiến. Số tiền chênh lệch sẽ là con số đáng kể nếu tính cho cả căn nhà.

Dung tích bao bì và dung tích thực, điều ít ai biết khi mua sơn - Ảnh 3.

Cân nhắc kỹ dung tích thực có thể giúp gia chủ tiết kiệm được chi phí sơn nhà

Xuất phát từ lý do này, anh Thanh thường tư vấn khách hàng lựa chọn Dulux, thương hiệu sơn mà anh tin dùng cho hàng trăm công trình trong suốt nhiều năm làm nghề. Bởi, mỗi thùng sơn Dulux mở ra đều đúng thể tích thực, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và nhà thầu cũng dễ dàng dự toán được chuẩn xác số thùng sơn cần mua. Chi phí của mỗi lít sơn cũng hợp lý, khi làm thêm phép chia đơn giản "giá tiền cho thể tích thực".

Tu sửa nhà sau gần 5 năm sinh sống, anh Minh Luân (36 tuổi, TP.HCM) cũng lựa chọn sơn dựa trên giá trị thực, sau bài học "vỡ ngân sách" phát sinh thêm 8 thùng sơn 15 lít vào thời điểm mới xây nhà. Anh kể: "Khi chọn sơn, đừng chỉ nhìn vào dung tích trên vỏ thùng, mà hãy tìm hiểu kỹ cả về độ phủ và số lít sơn thực tế là bao nhiêu. Mình mắc cả 2 lỗi này, nên số tiền phải bỏ ra thêm lên đến cả chục triệu đồng".

Sau khi tham khảo nhiều loại sơn trên thị trường, anh Luân lựa chọn Dulux bởi: "Thương hiệu lớn và uy tín, nên dung tích luôn đảm bảo rõ ràng và minh bạch. Chi phí chia ra trên mỗi lít sơn vừa túi tiền, mà chất lượng sơn cao cấp Dulux thì không cần bàn cãi thêm. Cùng xây nhà năm 2019 với mình, mà nhà đồng nghiệp sơn Dulux đến giờ vẫn đẹp như mới".

Đối với khoản đầu tư sơn nhà cuối năm, gia chủ vẫn có thể khéo chọn được sơn chất lượng cao, mang lại lớp "áo giáp" bền đẹp lâu dài cho ngôi nhà. Trong đó, sơn Dulux là một trong những lựa chọn hàng đầu cho các chủ nhà lẫn chủ thầu đang cân đo kỹ lưỡng về chất lượng và giá cả.

Để trụ vững trên thị trường, sơn Dulux ngoài độ phủ vượt trội và cam kết dung tích chuẩn công bố, còn tối ưu khả năng chống chọi thời tiết nắng gắt và độ ẩm cao, dễ rửa sạch bụi bẩn, thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe. Đây cũng là những điểm cộng để các gia chủ chọn Dulux điểm tô sắc màu cho "nhà - nơi gắn bó cả đời".

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM