Dũng cảm thoát khỏi vòng lặp mang tên bạo hành gia đình

Quang Vũ | 10-11-2021 - 07:50 AM

(Tổ Quốc) - Vòng lặp của bạo hành không bao giờ kết thúc nếu người trong cuộc không dũng cảm thừa nhận mình là nạn nhân thay vì là nguyên nhân, không nghiêm túc nhìn nhận đó là mối quan hệ độc hại, không thể nào khiến họ bình an và hạnh phúc. Ngược lại, họ chỉ đang níu kéo một kẻ bạo hành.

Bạo hành ở khắp mọi nơi

Câu chuyện một hoa hậu là nạn nhân của bạo hành, bị tước quyền đi làm và sống trong một cuộc hôn nhân ngột ngạt, nhận nhiều thương tổn về thể chất lẫn tinh thần từ chính người chồng đã một lần nữa cho chúng ta thấy bạo hành gia đình có thể thấy ở bất kỳ nơi đâu.

Từ những vùng nông thôn cho đến thành thị, từ những hộ khó khăn đến dư dả, từ gia đình lao động đến trí thức, đều có thể là nơi xuất hiện bạo lực gia đình. Có một lầm tưởng trong công tác phòng chống bạo lực gia đình lâu nay, đó là chỉ chú trọng đến những vùng nông thôn nghèo mà bỏ quên giới trí thức. Thực tế thì phụ nữ trí thức là nạn nhân, thậm chí là đối tượng khó thoát khỏi bạo lực và phải chịu nhiều hình thức bạo lực tinh thần rất tinh vi.

Không giống như những đòn roi ồn ào và có hình dạng, bạo lực tinh thần phổ biến nhưng khó nhận dạng hơn. Nạn nhân phải chịu các kiểu hành hạ như chửi bới, hạ nhục với những lời nặng nề, thô thiển. Nghiêm trọng hơn, nó còn tồn tại dưới dạng đe dọa tinh thần, khủng bố tâm lý… đẩy phụ nữ sống trong trạng thái lo lắng, bất an và phẫn uất.

Cả bạo lực thể chất và tinh thần thì đều mang đến những nỗi đau cho nạn nhân. Nếu một cái xương gãy cần vài tuần để lành lặn, thì một tâm trí bị tổn thương cần nhiều năm để chữa lành. Quan trọng hơn, nếu người trong cuộc không dũng cảm đứng lên cất tiếng nói, vòng lặp đau đớn ấy sẽ mãi mãi tồn tại.

Cần bao nhiêu "cái tát" để dũng cảm từ bỏ?

Để đi tới quyết định lên tiếng và dũng cảm ly hôn, cô hoa hậu kia đã phải trải qua hơn một năm sống trong mối hôn nhân ngột ngạt chỉ để giữ cho con có một gia đình trọn vẹn, và bừng tỉnh sau một cái bạt tai của chồng vì suy nghĩ "bây giờ là bạt tai, sau đó không biết có thể là gì". Những người phụ nữ vẫn còn đang lặng im nhẫn nhịn cho bạo hành leo thang, điều gì là cú "bạt tai" để họ dũng cảm lên tiếng?

Dũng cảm thoát khỏi vòng lặp mang tên bạo hành gia đình - Ảnh 2.

Hình cắt từ phim ngắn "Vòng lặp bạo lực gia đình" của ENAT

Điểm chung của những phụ nữ bị bạo hành gia đình nhưng không lên tiếng dù không ít người trong số họ có học thức, có hiểu biết xã hội là vì họ luôn có tâm lý bảo vệ tổ ấm và con cái của mình, muốn cho con cái có đủ cha mẹ và không phải xấu hổ với bạn bè.

Bên cạnh đó, phụ nữ trí thức khó mở lời hơn trước những nỗi đau bạo lực. Càng có nhiều thành tựu trong cuộc đời, lại càng có nhiều rào cản để cất lên tiếng nói rằng họ đang là nạn nhân của bạo lực gia đình. Sợ bị dị nghị, sợ ảnh hưởng đến công việc, đến vị thế hiện tại, sợ bố mẹ lo lắng… Những lo ngại này tạo điều kiện cho bạo lực gia đình leo thang, trở thành một vòng lặp không hồi kết.

Trên thực tế, bạo lực gia đình không chỉ gây tổn thương trực tiếp đến nạn nhân, mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của toàn bộ các thành viên, đặc biệt là trẻ em. Lớn lên trong môi trường bạo hành, trẻ có xu hướng sống khép kín, tự ti về bản thân và gia đình, sinh ra tâm lý sợ tiếp xúc với người lạ. Lúc trưởng thành, trẻ em nữ có thể có xu hướng hoài nghi người khác giới, không tin tưởng vào hôn nhân; trẻ em nam có thể bắt chước người bố của mình.

Dũng cảm thoát khỏi vòng lặp mang tên bạo hành gia đình - Ảnh 3.

Hình cắt từ phim ngắn "Vòng lặp bạo lực gia đình" của ENAT

Vaccine để ngừa vấn đề tâm lý tốt nhất cho trẻ nhỏ là sức khoẻ tinh thần của cha mẹ họ, là một tuổi thơ được yêu thương, một mái ấm an toàn về thể chất, thư thái về tinh thần. Điều hoàn toàn không có được nếu trẻ sống trong một môi trường có bạo lực. Do đó, hơn bao giờ hết, phụ nữ cần phải lên tiếng để cứu bản thân ra khỏi cuộc hôn nhân độc hại, cứu con cái của mình ra khỏi ngục tù vây hãm bởi tiếng la mắng và những tổn thương dưới hình hài một mái ấm.

Nhằm giúp phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình có thêm động lực và sức mạnh, ENAT mang đến chiến dịch bảo vệ phụ nữ khỏi bạo lực gia đình qua các phim ngắn "Vòng lặp bạo lực gia đình" năm 2020 và phim "Bạo hành tinh thần không phải là tình yêu" năm 2021. Chiến dịch với thông điệp mạnh mẽ, khuyến khích phụ nữ hãy đứng lên để tự giải thoát mình khỏi bạo hành và nhớ rằng bạo lực tinh thần không phải là tình yêu, nên thứ bạn đang níu kéo không phải tình yêu, mà chỉ là một kẻ bạo hành.

Chiến dịch của ENAT cũng một lần nữa nhắc nhở phụ nữ rằng, trước khi yêu một người, chọn kết hôn với một người, bạn có cả cuộc đời dài sau lưng và trước mặt. Bạn lớn lên với gia đình, trải qua thời đi học với bạn bè, làm việc với đồng nghiệp. Cuộc đời tươi sáng ấy vẫn luôn chờ bạn dũng cảm đón lấy.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tết an vui với ưu đãi miễn phí bảo dưỡng từ Panasonic

Dịp cuối năm là thời điểm mỗi gia đình đều chú trọng tân trang cho ngôi nhà của mình cũng như quan tâm đến sức khỏe cho các thành viên. Hiểu được mong muốn đó, Panasonic triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường niên 2024 với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn và cả nhà chuẩn bị một mùa Tết khỏe mạnh và an lành.