Tốt nghiệp đại học có nghĩa là nhiều người sẽ ra xã hội và bắt đầu bước chân vào môi trường công sở. Đồng nghĩa với đó, họ sẽ đối mặt với vô số kiểu tình huống khác nhau trong hành trình tìm kiếm việc làm.
Các buổi phỏng vấn tuyển dụng của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đang cạnh tranh càng ngày khắc nghiệt hơn. Để lựa chọn những ứng viên vừa giỏi về chuyên môn, vừa có các kỹ năng mềm cần thiết với nhu cầu công việc, các HR đã áp dụng nhiều câu hỏi tình huống “độc lạ”. Thông qua đó, họ có thể kiểm tra năng lực phản ứng và tư duy của ứng viên có đủ nhanh nhạy hay không.
Trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng nhân viên truyền thông, HR của một công ty đầu ngành đã đưa ra câu hỏi: “Dùng 1 phút để khiến tôi xấu hổ, bạn có thể làm gì?”
Ứng viên đầu tiên được gọi trả lời khá bất ngờ trước câu hỏi này. Anh ta cố gắng để không tỏ thái độ hoảng loạn và trả lời: “Anh là chú hề tấu hài tới để đùa tôi đấy à? Phỏng vấn kỳ cục thế?”
Người phỏng vấn nghe vậy, khó chịu ra mặt. Ứng viên hoảng loạn giải thích: “Tôi không có ý xấu, câu nói đó chỉ để trả lời yêu cầu mà công ty đưa ra thôi.”
HR không nhận xét gì thêm mà chỉ lạnh lùng mời anh ta ra về.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tới lượt ứng viên thứ hai, sau khi nghe câu hỏi, anh ta suy nghĩ vài giây rồi nói: “Hôm trước tôi nhìn thấy vợ anh vào khách sạn với người khác.”
Người phỏng vấn lắc đầu, cũng bảo anh ta về nhà đợi thông báo.
Ứng viên thứ ba là một người phụ nữ. Sau khi suy ngẫm về câu trả lời của 2 người trước đó, cô đã nhận ra rằng: Tuy đề bài yêu cầu phải khiến HR xấu hổ, nhưng không thể vượt quá mức độ, làm tâm trạng của họ trở nên tiêu cực.
Người phụ nữ do dự một hồi, sau đó đưa ra đáp án của mình: “Ngoại hình của anh thật nhàm chán, để ngồi vào vị trí này, chắc hẳn tài năng của anh phải nổi trội lắm.”
Vị quản lý nghe vậy, khẽ nhíu mày, sau đó tiếp tục bảo nữ ứng viên về nhà đợi thông báo kết quả.
Tới lúc này, buổi phỏng vấn chỉ còn 1 ứng viên duy nhất là nam sinh mới tốt nghiệp đại học. Anh ta nhanh trí đáp luôn: “Không cần đến 1 phút đâu, tôi chỉ dùng 1 giây cũng có thể làm được yêu cầu này.”
HR ngạc nhiên: “Cậu sẽ làm gì?”
“Đơn giản thôi, câu trả lời của tôi chính là…” Nam ứng viên đang nói thì dừng lại, sau đó mở lớn mắt, “Ơ, anh quên kéo khóa quần!”
Vị quản lý giật mình nhìn xuống để kiểm tra. Anh ta càng ngạc nhiên hơn nữa khi thấy quần áo của mình vẫn vô cùng chỉnh tề, không có bất cứ sai sót nào. Khi ngẩng đầu lên, nhìn nam ứng viên trước mặt đang mỉm cười tự tin, nhà tuyển dụng mới hiểu ra.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Các nhà quản lý có mặt trong buổi tuyển dụng đều bật cười, gật gù khen hay. Họ đánh giá câu trả lời của ứng viên cuối cùng khá khéo léo. Cho dù có thể khiến người nghe xấu hổ nhưng vẫn mang theo thiện ý, thể hiện trong tình huống muốn giúp đỡ người khác nên không đem lại cảm giác tiêu cực cho đối phương.
Câu trả lời thể hiện EQ cao, rất phù hợp với vị trí của một nhân viên truyền thông, yêu cầu sự sáng tạo và khéo léo, phải nắm bắt được tâm lý của khách hàng, của thị trường một cách chuẩn xác. Đây cũng là lý do mà nhà tuyển dụng đưa câu hỏi hóc búa này.
Họ muốn ứng viên không chỉ xem xét bản thân vấn đề, mà còn phải đứng nhìn sự việc từ nhiều quan điểm, tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau. Như thế, bạn mới trở thành một người chu toàn và thấu đáo trong công việc.
Nam ứng viên cuối cùng nhanh chóng giành được sự chú ý của mọi người. Họ đồng ý cho anh ta cơ hội thử việc trong 2 tháng với mức lương khá “hậu hĩnh”, là cơ hội để anh ta chứng minh năng lực của mình. Nếu thích nghi tốt với công việc, thời hạn thử việc có thể kết thúc sớm và công ty sẵn sàng ký hợp đồng chính thức luôn.
Có thể thấy, EQ là một nhân tố rất quan trọng khi bước chân vào xã hội. Nếu là bạn, khi gặp được câu hỏi tình huống như vậy, bạn sẽ giải quyết thế nào?
*Theo Knews