Dù mặc ấm đến mấy tay chân trẻ vẫn lạnh vào mùa đông, liệu có cần lo lắng? Đây là giải đáp của bác sĩ nhi khoa

Lam Phương | 08-01-2021 - 21:22 PM

(Tổ Quốc) - Vào mùa đông, dù được mặc nhiều quần áo và ấm áp đến mấy thì bàn tay, bàn chân của hầu hết trẻ nhỏ vẫn bị lạnh, vậy nguyên nhân là do đâu và bố mẹ có thể làm gì?

Thông thường, bé bị lạnh tay chân là vấn đề khá phổ biến và không có gì phải quá lo lắng. Bác sĩ Randy Thornton, bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Wolfson (Florida, Hoa Kỳ) cho biết: "Việc bàn tay và bàn chân của trẻ bị lạnh là chuyện bình thường". Ông nói thêm rằng nguyên nhân là do "quá trình tuần hoàn mạch máu" của trẻ đang phát triển, và "cách các mạch máu co lại và phản ứng của một đứa trẻ không được hiệu quả như người lớn". 

Chính vì vậy, bác sĩ Thornton nói rằng điều quan trọng là phải che đầu cho con bạn vào những ngày lạnh giá. "Trẻ em thực sự mất rất nhiều nhiệt qua đầu. Kích thước đầu của người lớn là bằng một phần tám của toàn bộ cơ thể còn đầu của trẻ chiếm khoảng 25% đến 30% phần cơ thể nên có thể mất rất nhiều nhiệt qua đó".

Bác sĩ tiết lộ nguyên nhân khiến tay chân trẻ luôn bị lạnh trong mùa đông và gợi ý giải pháp cho bố mẹ - Ảnh 1.

Việc bàn tay và bàn chân của trẻ bị lạnh là chuyện bình thường và bố mẹ không cần quá lo lắng.

Còn theo bác sĩ nhi khoa và người phát ngôn của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, David Hill, trong những ngày mùa đông, nguyên nhân khiến trẻ bị lạnh tay chân cũng giống với người lớn. Đó là do máu mất nhiều thời gian hơn để đưa xuống tay chân. Trẻ em cũng như người lớn, cố giữ ấm cho phần trong của cơ thể, phần "trọng tâm" khi bị lạnh bằng cách giảm lượng máu xuống những bộ phận ngoại vi, ví dụ như tay và chân.

Vậy nên làm gì nếu muốn giữ ấm chân tay trẻ?

Dù không phải là vấn đề đáng lo ngại nhưng nếu bố mẹ vẫn muốn giữ ấm tay chân cho con để con được ấm áp và thoải mái nhất thì các bác sĩ cho biết có thể đi bao tay tất chân cho trẻ khi cần nhưng cách tốt nhất vẫn là giữ phòng của trẻ ở một nhiệt độ phù hợp và dùng một chiếc áo choàng ngủ an toàn.

Các bác sĩ cũng lưu ý rằng tránh dùng chăn trong năm đầu đời của trẻ để phòng tránh nguy cơ SIDS (Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh). Áo liền quần (onesie) hoặc áo choàng ngủ là đủ ấm và an toàn cho trẻ vào ban đêm. Hoặc nếu đang ở ngoài trời và quên mang tất hay bao tay chân cho con thì bố mẹ cũng có thể thử nhẹ nhàng thổi ấm cho tay của con. Tuy nhiên, cũng nên cản thận không nên mặc đồ cho trẻ quá ấm áp, khiến trẻ bị quá nóng và thậm chí là mất nước.

Dù mặc ấm đến mấy tay chân trẻ vẫn lạnh vào mùa đông, liệu có cần lo lắng? Đây là giải đáp của bác sĩ nhi khoa - Ảnh 3.

Tay trẻ lạnh như thế nào là dấu hiệu nguy hiểm và cần gặp bác sĩ?

"Rất hiếm khi bàn tay lạnh có thể chỉ ra một vấn đề liên quan đến hệ tuần hoàn như bệnh tim bẩm sinh hoặc suy tim nhưng nó có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu, đặc biệt nếu con bạn hay bị trông xanh xao", bác sĩ David nói. Nếu bàn tay của con bạn dường như không tự ấm lên khi đã ở trong môi trường ấm áp hoặc bạn nhận thấy các dấu hiệu khác của bệnh thiếu máu như mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược, hãy đưa con đi gặp bác sĩ nhi khoa ngay.

=> Để chăm sóc con tốt hơn giúp trẻ không bị ốm trong những ngày lạnh, cha mẹ có thể tham khảo thêm những thông tin bổ ích TẠI ĐÂY


CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM