Đông Y ví phổi như "lá chắn" của cơ thể, nắm chắc 3 nguyên tắc dưỡng sinh này, biến chúng thành thói quen hàng ngày thì cả đời không lo ốm

Phương Thúy | 19-08-2020 - 05:51 AM

(Tổ Quốc) - Theo y học cổ truyền, mùa thu là thời điểm thông khí của phổi, đồng thời cũng là giai đoạn chuyển mùa khiến các bệnh mãn tính của hệ thống hô hấp dễ bộc phát. Nếu không nắm giữ nguyên tắc dưỡng sinh, sức đề kháng suy giảm sẽ khiến cơ thể dễ sinh bệnh hơn.

Đông y ví Phổi như “lá chắn” của cơ thể, làm nhiệm vụ bao phủ các cơ quan nội tạng bên dưới vị trí của nó, nắm giữ vị trí cốt yếu, quyết định sức đề kháng cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể của một người. Thế nhưng, Phổi lại rất dễ bị tổn thương, chỉ một tấn công nhẹ cũng có thể suy yếu, thậm chí là sinh bệnh nặng.

Mùa thu vừa có khí trời hanh khô, lại vừa thay đổi thời tiết nhanh chóng, nên dẫn đến viêm họng, viêm mũi, cảm lạnh, bệnh đường tiêu hóa, và các bệnh về tim mạch, mạch máu não.

Thế nhưng, mùa thu cũng nhuận Phổi, chúng ta phải tranh thủ giai đoạn chuyển mùa này để điều dưỡng, củng cố thêm sức mạnh cho lá chắn quan trọng này nếu nắm được các nguyên tắc dưỡng sinh sau đây.

1. Ngủ sớm dậy sớm, tập hít thở thanh lọc lá phổi

Y học cổ truyền Trung Quốc dạy rằng, thức khuya sẽ làm tổn thương âm khí khiến máu bị khô, dễ cáu kỉnh. Vì vậy, vào mùa thu, điều đầu tiên bạn cần phải làm là đi ngủ và dậy sớm, nuôi dưỡng một tinh thần thoải mái, đầy đủ sức sống, không rơi vào trạng thái căng thẳng hay bồn chồn.

Bạn có thể thường xuyên đến những nơi có không khí trong lành để hít thở và thải nạp cơ thể, trút bỏ năng lượng cũ và tiếp nhận năng lượng mới từ thiên nhiên.

Đông Y ví phổi như lá chắn của cơ thể, nắm chắc 3 nguyên tắc dưỡng sinh này, biến chúng thành thói quen hàng ngày thì cả đời không lo ốm - Ảnh 1.

Nếu có thể kết hợp với các bài tập hít thở đơn giản để thanh phổi sau đây vào mỗi sáng và tối, tác dụng dưỡng sinh sẽ rất tốt:

Hô hấp thu môi:

Nhanh chóng hít đầy một miệng khí, khi thở ra thổi từ từ giống như thổi sáo. Thông qua động tác này, không khí sẽ dừng lại trong phổi lâu hơn, trao đổi được nhiều khí thể hơn. Phương pháp này có lợi cho người bị viêm phế quản, có thể áp dụng thường xuyên.

Hô hấp dạng bụng:

Giơ hai tay lên, cố gắng giãn nở vùng ngực, sau đó dùng phần bụng để thu khí. Thực hiện động tác này lâu dài sẽ giúp phổi tăng thêm dung tích, có tác dụng tốt với những ai đang mắc chứng tắc phổi và sưng khí phổi.

Hít khí nước

Rót nước nóng vào trong ly, chú ý độ nóng của nước, để mũi chính ngang tầm trên ly và hít vào trong khoảng 5 - 10 phút. Khí ấm sẽ giúp phổi dễ chịu hơn. Tuy nhiên, phương pháp này không nên áp dụng với người bị viêm khí quản.

2. Vận động vừa phải để thư giãn khí huyết

Tập thể dục là một trong các thói quen bắt buộc phải nhắc đến khi đề cập tới nguyên tắc dưỡng sinh. Muốn nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ thống miễn dịch, chống lại sự tấn công của bệnh tật thì mỗi người chúng ta phải luôn chú trọng việc rèn luyện thường xuyên, liên tục, với tần suất thích hợp.

Đặc biệt, trong giai đoạn giao mùa giữa hạ và đông, tiết trời không còn quá nóng mà hơi se lạnh thì mọi người không nên tập quá sức, khiến khí huyết trong người xao động, không có lợi với việc dưỡng sinh. Ngược lại, nên chọn những môn thể thao nhẹ nhàng, ví dụ như: đi bộ, chạy, yoga, thái cực quyền, bơi…

Khi luyện tập, nên chọn thời điểm rảnh rỗi và địa điểm yên tĩnh để thư giãn tinh thần, chẳng hạn như đi bộ chậm sau bữa ăn 1-2 giờ đồng hồ.

Ví dụ, có thể mỗi ngày sau bữa tối khoảng 1-2 tiếng, đầu tiên đi bộ chậm từ 10-15 phút, sau đó tìm một nơi yên tĩnh, thông thoáng, sau khi đứng vững thả lỏng toàn thân, hai mắt nhìn về phía trước, hai chân đứng dạng ra và vai mở rộng, đặt hai tay vào vị trí cách lỗ rốn khoảng 3cm. Khi hít khí co bụng, sau đó từ từ thở ra và thả lỏng, mỗi ngày luyện tập khoảng nửa tiếng, rất có ích cho phổi.

Đông Y ví phổi như lá chắn của cơ thể, nắm chắc 3 nguyên tắc dưỡng sinh này, biến chúng thành thói quen hàng ngày thì cả đời không lo ốm - Ảnh 2.

3. Ăn uống thanh đạm, nhuận phổi ích khí

Trong thời điểm mùa thu hanh khô và se lạnh, nên tránh các loại thực phẩm cay nóng và thực phẩm chiên rán, dễ làm phổi bị “ khô” hơn, có thể gây ra hóa nhiệt sinh hỏa.

Bù lại, bổ sung các món ăn sạch sẽ, tươi mát, chế biến thanh đạm, ít dầu mỡ sẽ đem lại tác dụng nhuận phổi ích khí tốt hơn. Nên thường dùng các loại thực phẩm mà phổi yêu thích như là: Tỏi, gừng, súp lơ, trà xanh, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ màu cam, cá hồi, chuối, táo…

Một số món ăn mà chúng ta có thể sử dụng trong mùa thu để bổ phổi, dưỡng sinh:

- Súp ngân nhĩ (hay còn gọi là mộc nhĩ trắng) chưng cách thủy với đường phèn, giúp bồi bổ cơ thể, trị các bệnh phổi thể âm hư có ho khan, ho ra máu

Theo Đông y, ngân nhĩ vị ngọt, tính bình, có công dụng cường tinh, bổ thận, nhuận phế, sinh tân, chỉ khái, thanh nhiệt, dưỡng vị, là một loại thực phẩm bổ dưỡng có tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng, thích hợp cho người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mắc các chứng bệnh đường hô hấp, tăng huyết áp, vữa xơ động mạch…

- Uống nước quả sung với đường đỏ, giúp tiêu đờm, dưỡng ẩm, giảm ho do phế nhiệt.

Quả sung có công dụng dưỡng ẩm giúp đường ruột trơn tru, có lợi cho đại tiểu tiện, tiêu đờm, giúp ngăn chặn và điều trị triệu chứng ho do tích nhiệt, ho lâu ngày không khỏi, hen suyễn, ngoài ra còn có các công dụng như tiêu viêm giảm đau, chữa kiết lỵ...

- Nước đường phèn và chuối, giúp dưỡng ẩm phổi và chữa bệnh ho do phế nhiệt

Khí hậu khô hanh, nóng… đều dẫn tới dễ bị viêm phế quản, Trung y gọi là ho phế nhiệt. Chuối có tác dụng dưỡng ẩm giảm khô, ngăn ngừa ho do phế nhiệt hiệu quả, làm sạch dạ dày, kết hợp giúp loại bỏ đờm ra ngoài.

- Cháo bách hợp (hay còn gọi là tỏi rừng) hầm với hạt sen giúp tư âm nhuận phế, dưỡng tâm an thần; tốt cho các trường hợp ho kéo dài, người mệt, ăn ngủ kém.

Theo Đông y, bách hợp có vị ngọt nhạt, tính mát, vào kinh tâm và phế, có công năng nhuận phế, chỉ khái, dưỡng tâm, an thần, giải độc, nhuận tràng, lợi đại, tiểu tiện,... thường dùng làm thuốc bổ, chữa ho, ho khan hoặc ho có đờm quánh, viêm phế quản, mất ngủ..

- Ngoài ra, có thể ăn nhiều loại hoa quả như chanh, khế, xoài, bưởi, kiwi, táo, lựu, nho… để vừa chống lại sự thâm nhập của khí phổi quá vượng, ngăn chặn chức năng gan, lại vừa gia tăng độ ẩm, chống sự hanh khô do vị chua ngọt trong hoa quả hóa âm mà thành.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tết an vui với ưu đãi miễn phí bảo dưỡng từ Panasonic

Dịp cuối năm là thời điểm mỗi gia đình đều chú trọng tân trang cho ngôi nhà của mình cũng như quan tâm đến sức khỏe cho các thành viên. Hiểu được mong muốn đó, Panasonic triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường niên 2024 với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn và cả nhà chuẩn bị một mùa Tết khỏe mạnh và an lành.