Động thái lãnh đạo giữa cơn bão giá: Trong khi hầu hết các bên chi tiền tỷ mua vào, vẫn có đơn vị bán ra hàng chục triệu cổ phiếu

Tri Túc | 24-06-2022 - 07:08 AM

(Tổ Quốc) - Không chỉ việc bán ra, nhiều đơn vị lên kế hoạch phát hành cũng gây chú ý, khi mà động thái chia tách, phát hành mới giai đoạn này cũng một phần tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.

Thị trường chứng khoán tiếp tục trong xu hướng giảm điểm mạnh. Trong bối cảnh tâm lý vẫn chưa lạc quan, động thái mua vào bán ra lượng lớn cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng đáng kể lên thị giá. Ghi nhận, nhiều lãnh đạo đã bắt đầu đăng ký mua vào cổ phiếu Công ty, vừa hỗ trợ đà rơi đồng thời cũng mua được ở vùng giá đã chiết khấu đáng kể. Phản ứng nhanh chóng, thị giá các mã này trên thị trường có những phiên phục hồi mạnh, thậm chí tăng hết biên độ để chạm mức trần.

Đơn cử có DIG của DIC Corp, là một trong những mã giảm mạnh trước sự kiện Tân Hoàng Minh và sau đó là loạt thông tin kém tích cực từ thị trường, DIG ghi nhận giảm 70% thị giá, từ mức 120.000 đồng/cp hồi đầu năm xuống chỉ còn 36.000 đồng/cp.

Trấn an cổ đông đà giảm cổ phiếu chỉ là trong ngắn hạn, mới đây lãnh đạo DIG cũng đã có động thái mua vào cổ phiếu Công ty. Cụ thể, ông Nguyễn Hùng Cường, Phó Chủ tịch DIG vừa đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu DIG để tăng sở hữu từ 51,4 triệu đơn vị (chiếm tỷ lệ gần 10,3% vốn) lên 61,4 triệu đơn vị (chiếm tỷ lệ 12,3% vốn). Mục đích giao dịch để nâng sở tỷ lệ sở hữu. Thời gian thực hiện từ 30/6 đến 29/7 bằng phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Thông tin trên giúp DIG tăng trần 2 phiên gần nhất sau đợt giảm sâu, chốt ngày 23/6/2022, DIG dừng tại mức 36.050 đồng/cp.

Động thái lãnh đạo giữa cơn bão giá: Trong khi hầu hết các bên chi tiền tỷ mua vào, vẫn có đơn vị bán ra hàng chục triệu cổ phiếu - Ảnh 1.

Hay Xây dựng Hoà Bình (HBC), Chủ tịch là ông ông Lê Viết Hải cũng vừa đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu HBC theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ 23/6 đến 22/7/2022. Mục đích nhằm bình ổn giá cổ phiếu trên thị trường và cũng để đầu tư.

Ngay khi thông tin được công bố, giá cổ phiếu HBC bật tăng trần 7% lên 16.500 đồng/cp vào ngày 21/6 và tiếp tục vọt lên hơn 17.000 đồng/cp trong hôm nay 22/6. Với thị giá này, ước tính ông Lê Viết Hải có thể chi ra hơn 170 tỷ đồng để thực hiện thương vụ này.

Về HBC, Công ty ghi nhận loạt tín hiệu mới từ năm 2021, bất chấp đại dịch. Sang năm 2022, HBC tự tin đặt kế hoạch đột biến với 17.500 tỷ doanh thu và 350 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; tăng lần lượt 54% và 261% so với năm 2021. Đây cũng là năm nền tảng cho chiến lược 10 năm tới của HBC: hướng tới mốc doanh thu 20 tỷ USD và lợi nhuận tỷ USD đến năm 2032. Trong đó, động lực chủ đạo Công ty xác định chính là "đem quân đánh xứ người".

Trên thị trường, cổ phiếu HBC cũng phản ứng và tăng trưởng tích cực, cụ thể có bước tăng vọt từ vùng 15.000 đồng/cp lên hơn 30.000 đồng/cp trong năm 2021.

Động thái lãnh đạo giữa cơn bão giá: Trong khi hầu hết các bên chi tiền tỷ mua vào, vẫn có đơn vị bán ra hàng chục triệu cổ phiếu - Ảnh 2.

Tương tự, Chứng khoán VIX (VIX), doanh nghiệp có liên quan đến lãnh đạo Tập đoàn Gelex (GEX) cũng đã đăng ký mua vào 15 triệu cổ phiếu GEX trong thời gian từ 24/6 đến 22/7. Được biết, ông Nguyễn Văn Tuấn, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc GEX đồng thời là cổ đông lớn nhất của VIX. Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Tuyết - chị gái ông Tuấn - hiện đang đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc của VIX.

Động thái mua vào của Công ty liên quan diễn ra trong bối cảnh GEX giảm mạnh. Cũng là cổ phiếu gây nhiều chú ý với thanh khoản lớn, GEX đã giảm từ hơn 50.000 đồng/cp xuống chỉ còn khoảng 17.000 đồng/cp, tức mất hơn 70% giá trị trong cơn bão chung của thị trường quý vừa qua. Ngay sau thông tin giao dịch lượng lớn, VIX và GEX ghi nhận sự hồi phục đáng kể.

Trước đó, bà Nguyễn Bích Hà - con gái ông Nguyễn Hoa Cương, Chủ tịch HĐQT GEX - cũng đăng ký mua 850.000 cổ phiếu GEX trong thời gian từ 23/6 đến 22/7. Tháng 5, ông Nguyễn Văn Tuấn còn chi tiền mua 10 triệu cổ phiếu GEX, trị giá khoảng 220 tỷ đồng.

Động thái lãnh đạo giữa cơn bão giá: Trong khi hầu hết các bên chi tiền tỷ mua vào, vẫn có đơn vị bán ra hàng chục triệu cổ phiếu - Ảnh 3.

Loạt lãnh đạo các doanh nghiệp khác như LDG, Lienvietpostbank (LPB)… cũng đăng ký mua vào, dù là hành động gom giá tốt tuy nhiên cũng là tín hiệu tích cực "đỡ đau" cho cổ phiếu. Trong khi ngược lại, phía Hoa Sen muốn bán ra lượng lớn cổ phiếu Công ty.

Cụ thể, Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen vừa đăng ký bán toàn bộ hơn 17,74 triệu cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen, giảm tỷ lệ sở hữu từ 3,6% xuống 0%. Thời gian giao dịch dự kiến là 23/6-22/7 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh với mục đích giải quyết nhu cầu tài chính của Công ty.

Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen kiêm Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen, hiện đang sở hữu 84,3 triệu cổ phiếu HSG, tương đương tỷ lệ nắm giữ 17,09%.

Kết phiên giao dịch ngày 20/6, cổ phiếu HSG có giá 14.750 đồng/cổ phiếu, giảm 70% so với mức đỉnh gần 50.000 đồng/cp vào tháng 10/2021 và xuống thấp nhất kể từ cuối năm 2020.

Không chỉ việc bán ra, nhiều đơn vị lên kế hoạch phát hành cũng gây chú ý, khi mà động thái chia tách, phát hành mới giai đoạn này cũng một phần tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Đa dạng lựa chọn TV Samsung 98 inch: Màn hình cực đại cho trải nghiệm Tết cực đỉnh

Đón đầu xu hướng TV màn hình siêu lớn, Samsung với vị thế là thương hiệu TV đứng hàng đầu thế giới 18 năm liên tiếp đã nhanh chóng xác lập thị phần áp đảo ở phân khúc sản phẩm trên 90 inch, đặc biệt là 98 inch. Những thiết bị nghe nhìn đẳng cấp này chính là khởi đầu lý tưởng cho trải nghiệm Tết đỉnh năm nay.