Đối thoại cùng chuyên gia: Giải pháp thanh lọc không khí tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ

Quang Vũ | 10-09-2020 - 07:47 AM

(Tổ Quốc) - Trước tình trạng ô nhiễm không khí như hiện tại, các chuyên gia khuyên rằng, mỗi người chúng ta cần có giải pháp ngay lập tức để cải thiện chất lượng không khí tại nhà, đặc biệt đối với những gia đình có trẻ nhỏ.

Để giải đáp tường tận những thắc mắc xoay quanh ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên sức khỏe trẻ nhỏ và cách phòng chống, Afamily có cuộc chia sẻ ngắn với Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng - BS CKI Bệnh Viện Nhi Đồng 2 – Giảng viên ĐH Y Dược TP.HCM.

Trẻ trong tầm bao nhiêu tuổi thì chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ bụi mịn/bụi siêu mịn?

Sau khi trẻ được sinh ra, phổi tiếp tục hoàn thiện về cấu trúc cũng như chức năng. Các đơn vị hô hấp của phổi đặc biệt là phế nang dần phát triển và tăng lên về số lượng, tăng dần trong vòng 2-3 năm đầu đời và hoàn thiện về mặt chức năng khi trẻ khoảng 7 tuổi. Chính vì vậy, sự phơi nhiễm bụi mịn trong độ tuổi từ sau khi sinh đến 7 tuổi được xem là đáng kể. Nói cách khác, trẻ em dưới 7 tuổi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ tụi mịn và siêu mịn, do vậy mẹ cần phải chú ý.

Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai hay không?

Chắc chắn là có! Khi mang thai, khả năng miễn dịch của người mẹ suy giảm, vì vậy việc tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm có thể gây khó chịu, mệt mỏi. Nếu tiếp xúc với không khí ô nhiễm thường xuyên và trong thời gian dài, phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, khí phế thũng, thậm chí có thể dẫn tới ung thư phổi. Thai nhi tiếp xúc với không khí ô nhiễm từ khi còn nằm trong bụng mẹ có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng hô hấp của trẻ sau này, có thể bị suy yếu sự phát triển của phổi, trẻ có thể bị sinh non và thiếu cân.

Bụi mịn và siêu mịn có làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ sau này hay không?

Nhiều nghiên cứu được thực hiện chứng minh rằng việc phơi nhiễm với bụi mịn nhiều trong những năm đầu đời, khi mà các đơn vị hô hấp của phổi đang dần phát triển, hoàn thiện về số lượng, cũng như chức năng có liên quan mật thiết đến các vấn đề về bệnh lý hô hấp sau này khi trẻ trưởng thành. Không những thế, việc phơi nhiễm bụi PM2.5 và PM1.0 còn làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp dưới (viêm phế quản,viêm phổi); liên quan đến tim mạch, có thể gây ra nhưng cơn đau thắt ngực hoặc rối loạn nhịp tim, suy tim…hoặc nặng hơn có thể dẫn đến ung thư.

Đối thoại cùng chuyên gia: Giải pháp thanh lọc không khí tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ - Ảnh 1.

BS Hoàng Quốc Tưởng khẳng định không gian an toàn, sạch thoáng là nền tảng tốt cho sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ sau này.

Nhiều gia đình hiện nay chọn máy lọc không khí để hút và lọc bụi mịn/siêu mịn trong không gian nhà ở. Sử dụng thiết bị này có ảnh hưởng đến trẻ nhỏ không?

Sử dụng máy lọc không khí hiện nay được xem là giải pháp để lọc các tác nhân có hại cho sức khoẻ như bụi bẩn, nấm mốc, mùi hôi. Mẹ lưu ý chọn máy lọc không khí từ các hãng uy tín, công nghệ tiên tiến, đặc biệt là có thể lọc được bụi mịn PM2.5 và PM1.0. Đây là giải pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho con mình.

Đối thoại cùng chuyên gia: Giải pháp thanh lọc không khí tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ - Ảnh 2.

LG PuriCare 360° là máy lọc không khí lọc được bụi siêu mịn PM1.0 hiệu quả đến 99% sau 12 phút hoạt động.

Sử dụng máy lọc không khí có an toàn cho trẻ sơ sinh không?

Trẻ sơ sinh có hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể còn chưa hoàn thiện, vấn đề tiếp xúc với các tác nhân có hại trong không khí có thể gây nên nhiều rủi ro về bệnh tật cho trẻ. Vậy có thể nói máy lọc không khí vô hình chung là hàng rào bảo vệ đầu tiên hỗ trợ cho trẻ tránh khỏi những tác nhân này.

Đối thoại cùng chuyên gia: Giải pháp thanh lọc không khí tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ - Ảnh 3.

LG PuriCare 360° với chế độ BabyCare hoạt động tầng thấp hoàn toàn phù hợp cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

Vệ sinh mũi cho trẻ thế nào là đúng cách?

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, việc hô hấp chủ yếu thực hiện qua mũi. Mũi của trẻ nhũ nhi (dưới 12 tháng tuổi) thì thường ngắn, đường kính nhỏ, nếu xuất hiện bất kỳ một yếu tố nào gây tắc nghẽn (những yếu tố bệnh lý như viêm, phù nề hay những yếu tố tự nhiên như gỉ mũi) đều có thể làm cho trẻ cảm thấy khó thở, tăng công hô hấp. Chính vì vậy, vệ sinh mũi đúng cách và hợp lý là một cách làm sạch và thông thoáng đường hô hấp:

1. Rửa tay sạch và chuẩn bị nước rửa mũi (dùng nước cất, nước khử trùng, nước muối sinh lý, không được sử dụng nước máy chưa qua xử lý).

2. Nghiêng người và cúi đầu trẻ xuống (trẻ lớn); cho trẻ nằm, đầu nghiêng sang một bên và hơi gập cổ xuống (trẻ nhỏ).

3. Bơm rửa với một lực nhẹ nhàng (phương pháp waterpik), sử dụng một dụng cụ bơm rửa mũi, bóp nhẹ nhàng cho dung dịch rửa mũi chảy vào một bên mũi và thải ra ngoài qua lỗ mũi còn lại hoặc qua đường miệng.

4. Vệ sinh lại dụng cụ bơm rửa mũi bằng nước sạch hoặc hấp tiệt trùng nếu có thể, sử dụng dụng cụ riêng cho từng trẻ.

Cảm ơn Bác sĩ với những chia sẻ hữu ích trên!

Đối thoại cùng chuyên gia: Giải pháp thanh lọc không khí tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ - Ảnh 4.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM