Dở khóc dở cười chuyện Đại học: Con 'nói gà' - Người nhà 'nói vịt', đâu mới là sự thật?

Đông | 20-07-2023 - 20:39 PM

Bạn đã bao giờ rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười này chưa?

Giáo dục Việt Nam ngày càng hiện đại và đi theo đó là sự mở rộng của một số ngành mới chưa từng có hoặc những chuyên ngành mới được phát triển thêm khiến cho sự giao tiếp về vấn đề học tập giữa phụ huynh và học sinh trở nên khó khăn. Đôi khi từ sự hiểu nhầm này đã khiến cho gia đình bối rối khi lựa chọn ngành học cho con. Cùng Đại học Phương Đông tìm hiểu xem những ngành nghề này là gì và các cơ hội nghề nghiệp rộng mở như thế nào nhé.

01.

Học Kiến trúc là làm Kiến trúc sư thôi đúng không?

Dở khóc dở cười chuyện Đại học: Con nói gà - Người nhà nói vịt? Đâu mới là sự thật? - Ảnh 1.

Đa phần phụ huynh có suy nghĩ "ngành sao thì nghề vậy", tính chất công việc sẽ thể hiện rõ ra thông qua cái tên của nó. Học Kiến trúc thì chắc chắn ra làm Kiến trúc sư để thiết kế những công trình, những dự án mang tầm cỡ và đạt giải này giải kia cực "oách xà lách".

Tuy nhiên, suy nghĩ trên của các bậc phụ huynh đôi khi không hẳn… chính xác đâu nhé. Bởi khi theo học ngành này, sinh viên còn được trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng về kiến trúc mỹ thuật như: Công tác quy hoạch - thiết kế đô thị, khả năng lĩnh hội nghệ thuật kiến trúc, phương pháp luận sáng tạo, phương pháp sáng tác kiến trúc…

Do đó cơ hội việc làm của ngành này cực rộng mở như: Thiết kế đa phương tiện, Thiết kế đồ họa, Trang trí nội thất,... chứ không chỉ bó hẹp lại ở mỗi Kiến trúc sư đâu nhé!

02.

Ngôn ngữ Anh học xong kiểu gì ra trường cũng thất nghiệp, bây giờ ai chẳng biết tiếng Anh!

Dở khóc dở cười chuyện Đại học: Con nói gà - Người nhà nói vịt? Đâu mới là sự thật? - Ảnh 2.

Khi ngỏ ý muốn theo đuổi ngành Ngôn ngữ Anh, chắc hẳn nhiều phụ huynh sẽ phản ứng: "Ôi xời học ngành đấy làm gì con ơi, bây giờ ai chẳng biết và nói tiếng Anh như gió. Học xong thất nghiệp như chơi".

Đúng là hiện tại nhiều bạn trẻ có thể nói tiếng Anh tốt, nhưng để hiểu sâu, hiểu rõ về ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới này thì phải học chuyên sâu về ngành Ngôn ngữ Anh. Không chỉ được học nghe, nói, đọc, viết như thông thường, các bạn còn được đào tạo chuyên sâu về những kiến thức hàn lâm như: Âm vị học, Dẫn luận ngôn ngữ, Văn học các nước nói tiếng Anh… nên sẽ hiểu rất rõ về nó.

Còn về cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên học ngành Ngôn ngữ Anh sau ra ra trường cựu rộng mở như: Giáo viên tiếng Anh, Biên - Phiên dịch, Hướng dẫn viên du lịch… Với kỹ năng ngoại ngữ tốt, bạn có thể dễ dàng xin được việc.

03.

Học Kinh tế và Quản lý xây dựng là đi làm thợ hồ sao?

Dở khóc dở cười chuyện Đại học: Con nói gà - Người nhà nói vịt? Đâu mới là sự thật? - Ảnh 3.

Suy nghĩ của mọi người về ngành Kinh tế và Quản lý xây dựng mới "oái oăm" này, bởi đa phần cho rằng sau ra trường, các bạn sinh viên chỉ có thể làm… thợ hồ quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà thôi.

Nhưng từ từ hẵng đi đến kết luận như vậy nha, bởi Kinh tế và Quản lý xây dựng là ngành học dành cho các bạn năng lực quản lý, làm việc cho các dự án xây dựng, quản lý dòng tiền, tiến độ,... vô cùng "ngầu" đó nha!

Có thể nói để dễ hình dung nhất, quản lý xây dựng là công việc "chạy vòng ngoài" trong việc tìm kiếm các dự án, lập hồ sơ,…giúp các kỹ sư thi công, thiết kế, tư vấn giám sát thực hiện tốt vai trò của mình. Ở bất kỳ công trình nào, bên cạnh đội ngũ kỹ sư thi công và tư vấn giám sát thì chắc chắn phải có kỹ sư quản lý xây dựng.

Còn Kinh tế xây dựng là một ngành kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng tham gia thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực kinh tế, đầu tư trong các dự án xây dựng như: Tham mưu chiến lược, giải pháp phát triển của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng; Xây dựng kế hoạch, tổ chức, điều hành hoạt động tại công trường xây dựng; Lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng…

04.

Theo học Quản trị kinh doanh là ra trường auto làm CEO

Dở khóc dở cười chuyện Đại học: Con nói gà - Người nhà nói vịt? Đâu mới là sự thật? - Ảnh 4.

"Nhà không có công ty riêng thì học ngành đấy làm gì, kiến thức phủ rộng mênh mông chỉ phù hợp với ai định hướng ra trường làm CEO thôi!", chắc hẳn là câu nói nhiều bạn trẻ nhận được mỗi khi ngỏ ý muốn theo học ngành Quản trị kinh doanh với phụ huynh.

Đúng với tên gọi của nó, một khi đã dấn thân vào Quản trị kinh doanh, trong suốt 4 năm đại học bạn sẽ dần quen mặt với các môn liên quan đến "Quản trị" và "Kinh doanh". Nói một cách dễ hiểu Quản trị kinh doanh chính là tập hợp kiến thức kinh tế của rất nhiều ngành nghề liên quan bao gồm: Tài chính, Kế toán, Luật, Marketing, Logistics, Nhân sự…

Đúng là học rộng thật, nhưng yên tâm là lên năm 3, năm 4 các bạn được chia nhỏ thành cách chuyên ngành để học. Sinh viên ngành này ra trường hoàn toàn có thể làm Sale, Marketing… chứ không phải ra trường cái là được làm CEO luôn đâu nha!

05.

Học Quản trị văn phòng ra trường chỉ có đi photo - copy văn bản

Dở khóc dở cười chuyện Đại học: Con nói gà - Người nhà nói vịt? Đâu mới là sự thật? - Ảnh 5.

Trong suy nghĩ của nhiều người, học Quản trị văn phòng ra trường suốt ngày làm mấy công việc vặt như: pha nước chè, in sao giấy tờ… Tuy nhiên, không phải học Quản trị văn phòng là suốt ngày làm mấy việc vặt như trên đâu nhé, bởi khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn trẻ đã được cung cấp các kiến thức về lý luận thực tiễn trong công tác văn thư, nhân lực quản lý, nhân lực phụ trách và các nhân viên trong văn phòng đáp ứng được nhu cầu tất yếu của các công ty, doanh nghiệp.

Dù vẫn còn suy nghĩ chưa đúng về những ngành nghề kể trên, nhưng đó vẫn là ngành học được nhiều bạn trẻ quan tâm. Nếu muốn theo học những ngành này, thì bạn có thể tham khảo trường Đại học Phương Đông. Đây là môi trường có chất lượng giảng dạy tốt với điểm đầu vào hợp lý, mở cho bạn cơ hội khám phá kiến thức ở môi trường Đại học cùng đa dạng ngành nghề, thoải mái cho các bạn được vẫy vùng cùng đam mê của mình.

Dở khóc dở cười chuyện Đại học: Con nói gà - Người nhà nói vịt? Đâu mới là sự thật? - Ảnh 6.

Yên tâm một điều là sau khi học những ngành học này của trường Đại học Phương Đông, thì cơ hội việc làm vô cùng rộng mở. Nếu không tin thì cứ nhìn vào kết quả khảo sát sinh viên có việc làm trong khoảng 12 tháng kể từ khi công nhận tốt nghiệp mới đây nhất của trường: Quản trị văn phòng (100%); Kinh tế xây dựng (100%); Ngôn ngữ Anh (100%); Kiến trúc 92,31%); Kỹ thuật xây dựng (90,91%); Quản trị kinh doanh (90,41%). Yên tâm gửi gắm 4 năm thanh xuân tại trường Đại học Phương Đông nhé!

Tựu chung lại, những lầm tưởng đến "dở khóc dở cười" đến từ vị trí các bậc phụ huynh về ngành học của chính con em mình là chuyện như cơm bữa. Vào tình huống này, các bạn nên giải thích kỹ càng cho phụ huynh hiểu vì chỉ có các bạn mới thực sự hiểu ngành mà mình đã, đang và sẽ học mà thôi.

Ngưỡng cửa đại học là một trong những cột mốc quan trọng với cả học sinh cuối cấp. Và nếu bạn muốn tìm một môi trường học tập tuyệt vời, nơi bạn được trải nghiệm quãng thời gian tuổi trẻ quý giá, nơi mở ra nhiều cánh cửa giúp bạn có thể vững bước vào tương lai, thì Đại học Phương Đông sẽ là một lựa chọn đáng để cân nhắc.

Để tìm hiểu thêm về Trường Đại học Phương Đông cũng như các ngành học tại trường, bạn có thể liên hệ và tham khảo thêm các thông tin tại đây.


CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Marketing - ngành học chưa bao giờ hạ nhiệt

Trong nền kinh tế hội nhập, doanh nghiệp nào cũng cần đến bộ phận Marketing để định vị chỗ đứng trên thị trường kinh doanh và kết nối khách hàng rộng rãi. Một nhãn hàng mỹ phẩm mới ra mắt hay một thương hiệu trà sữa muốn giới thiệu món uống mới thành công đều cần từng bước phân tích đến xây dựng chiến lược khéo léo, sáng tạo.