Không rõ thế mạnh của mình, làm sao chọn được phương hướng?
Chọn sai ngành sẽ khiến học hành chán nản, rồi ra trường tìm việc làm mà không có tự tin và động lực. Dù làm nhiều năm, nhiều người vẫn không thấy niềm vui trong công việc và không rõ sự nghiệp mình sẽ đi về đâu. Chọn sai ngành có thể vì rất nhiều lý do. Có người vì thiếu thời gian suy nghĩ, có người chọn theo ý kiến người thân, có người dù cảm thấy mình đã chọn sai nhưng vẫn đành làm việc để kiếm sống. Nhưng đó là câu chuyện của những thế hệ trước, khi thông tin còn giới hạn và thị trường việc làm chưa đa dạng như ngày nay. Ngày nay, Gen Z hiểu rõ bản thân mình, các bạn biết khai thông tin và công nghệ để xem xét thực tế, làm chủ lựa chọn của mình. Gen Z có đầy đủ tự tin và thông tin để đưa ra những quyết định hợp lý, logic và rất phù hợp với nguyện vọng của họ.
Nguyễn Tiến Đạt - sinh viên năm hai tại Arena Multimedia tại Cần Thơ cho biết: "Trước đây, mình có hai lựa chọn là theo học ngành công nghệ ô tô hoặc ngành kiến trúc. Từ nhỏ, mình rất thích vẽ và cũng từng đạt một số giải thưởng về mỹ thuật khi còn học tiểu học. Đó là thế mạnh và sở thích nên mình muốn theo đuổi một lĩnh vực có thể đáp ứng được hai điều này."
Tuy nhiên Đạt tìm hiểu thì thấy các ngành trên đào tạo khá nặng về lý thuyết và mất nhiều thời gian nên bạn còn khá phân vân. Chỉ cho đến khi biết đến ngành thiết kế Mỹ Thuật Đa Phương Tiện (MTĐPT) tại Arena Multimedia, Đạt nhận ra đây mới chính là ngành học phù hợp với sở thích và đam mê của mình. Đạt chia sẻ: "Mình thực sự hứng thú với lĩnh vực này vì được thực hành nhiều và cơ hội nghề nghiệp khá rộng mở".
Đam mê của Gen Z cần được thấu hiểu và tôn trọng, để hướng đến thành công
Những bạn trẻ Gen Z biết rõ họ muốn gì và hình dung được họ muốn phát triển trong sự nghiệp ra sao. Thử thách của họ chính là sự đồng tình - ủng hộ của gia đình và người thân.
Trở lại với câu chuyện của Tiến Đạt, ban đầu bạn ấy đã không được gia đình hoàn toàn đồng thuận. Đạt tâm sự, tuy gia đình không áp đặt ngành nào và cũng không ngăn cản kiên quyết, nhưng gia đình khuyên bạn cân nhắc kĩ hơn. Bởi trong mắt phụ huynh của Đạt, ngành MTĐPT lúc ấy còn khá mới lạ.
Chia sẻ về câu chuyện này, chị Phạm Ngọc Mai, phụ huynh của bạn Tiến Đạt, cho biết mình đã rất lo lắng. Chị Mai đã băn khoăn khi biết ngành con chọn, một ngành mà chị chưa biết rõ tiềm năng. Với chị, theo đuổi nghệ thuật giống như "đuổi hình bắt bóng", sự nghiệp khó ổn định và thăng tiến.
Dù vậy, chị Mai không muốn những phán đoán chủ quan của mình sẽ dẫn đến những nhận định sai lầm. Và phụ huynh càng không muốn những nhận định ấy ảnh hưởng đến bước ngoặt quan trọng của con. Thay vì bất đồng với con, chị Mai dành thời gian tìm hiểu khách quan về ngành MTĐPT qua sách báo, internet và hỏi thêm từ bạn bè, người thân. Bắt nguồn từ sự tôn trọng với đam mê của con, chị Mai dần thấu hiểu: "Biết được con mình có đam mê về mỹ thuật và lĩnh vực mang tính sáng tạo; gia đình cũng dành nhiều thời gian để tìm cho cháu một môi trường học uy tín".
Bước quan trọng giúp Đạt có được sự đồng tình của ba mẹ chính là khi đưa ba mẹ đến thăm trung tâm Arena Multimedia. Tại đây, Đạt và ba mẹ đã gặp gỡ các cựu học viên đã ra trường, đi làm và thành công. Nhờ vậy, ba mẹ Đạt hiểu hơn về ngành học mà Đạt đam mê chọn lựa. Arena Multimedia đã hoàn toàn chinh phục được trái tim người mẹ của chị Mai, sau khi được nghe tư vấn và tham quan trực tiếp trung tâm. Chị Mai chia sẻ "Đây thật sự là môi trường đào tạo chuyên nghiệp, chất lượng, phù hợp với tính cách và điểm mạnh của Đạt".
Để con thành công, cha mẹ cần đồng hành, động viên và hỗ trợ
Cha mẹ là người bạn đồng hành cùng con, từ bước chọn ngành cho đến chặng đường học tập nhiều thử thách và khó khăn.
Khi mới bắt đầu chương trình học tại Arena Multimedia, Đạt nhận ra khả năng vẽ tay của mình là một lợi thế, nhưng Đạt phải học tập rất nhiều kiến thức khác. Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế với các tài liệu học tập bằng tiếng Anh đã khiến Đạt mất chút thời gian để thích nghi. Những ngày đầu tiên, Đạt đã rất lo lắng mình sẽ khó hoàn tất chương trình vì chưa tự tin về khả năng của chính mình.
Nhớ lại thời gian đó, Đạt không sao quên được sự động viên quý báu của gia đình. Điều đó đã khiến Đạt nhớ lại lí do vì sao ban đầu Đạt đã chọn theo đuổi ngành MTĐPT. Và nhờ đó, Đạt tìm thấy động lực để tiếp tục nỗ lực học tập. Nhờ có sự động viên của mẹ, Đạt dành nhiều thời gian hơn để ôn luyện kiến thức, đồng thời tích cực tham gia vào các lớp bổ trợ của trường để tự tin hơn với khả năng. Đạt nhanh chóng thích nghi tốt với chương trình học và còn cải thiện khả năng ngoại ngữ nữa. Hiện Đạt đã có thể vừa học vừa làm thiết kế Freelancer dù chỉ mới là sinh viên năm 2, và Đạt chia sẻ bạn ấy đã bắt đầu có thu nhập cho bản thân.
Không bậc cha mẹ nào muốn con mình chọn sai nghề, bởi quyết định sai đó sẽ tước đi cơ hội thành đạt và niềm hạnh phúc trong cuộc sống của con. Cách để cha mẹ cùng con chọn nghề đúng, chính là trao đổi và lắng nghe con, giúp con xác định được đam mê và theo đuổi với tất cả sự tự tin và nhiệt huyết.